Khủng bố ở Yemen: Hệ lụy từ lợi ích quốc gia của Mỹ
Sau khi hơn 90 binh sĩ Yemen thiệt mạng vì một vụ đánh bom đúng lúc diễn ra buổi lễ tổng duyệt cho đợt diễu binh chính ở nước này, buổi lễ chính thức đã diễn ra an toàn. Đó là câu trả lời mà tổng thống Abd Rabbu Mansour Hadi muốn gửi gắm đến những kẻ khủng bố.
Các binh sĩ Yemen bị thương trong vụ đánh bom khủng bố được đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Cả nhóm Al Qaeda ở bán đảo Ả rập (AQAP), một chi nhánh khu vực của nhóm Al Qaeda và một tổ chức địa phương có tên Ansar al-Sharia đều lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ tấn công ngày hôm qua.
Hãng tin Reuters trích lời ông Hadi nói: “Cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố sẽ tiếp tục cho đến khi nó bị nhổ bật gốc và xóa sổ hoàn toàn bằng bất cứ giá nào”.
Video đang HOT
“Chúng tôi vô cùng tiếc thương các đồng chí đã từ trần nhưng al Qaeda sẽ không thể dọa nạt được chúng tôi. Chúng tôi sẽ nghênh tiếp và đánh bại chúng”, binh sĩ Khaled al-Ansi hạ quyết tâm.
Cuộc diễu binh là để chào mừng ngày quốc khánh hay cụ thể hơn là ngày thống nhất giữa Nam và Bắc Yemen từ năm 1990. Các đường phố ở thủ đô Sanaa hầu hết đều vắng vẻ trừ một số những người tham gia diễu hành và cảnh sát. Tình trạng này sở dĩ một phần là vì ngày nghỉ và một phần cũng là vì nỗi lo sợ các vụ tấn công tương tự sẽ xảy ra.
Hãng tin AP đưa tin, một binh sĩ Yemen tham gia trong buổi tổng duyệt đã tiến hành cuộc đánh bom bằng cách giấu thuốc nổ trong trang phục của mình. Vụ nổ đã khiến hơn 90 người thiệt mạng và hơn 200 người khác bị thương.
Mỹ đã đề nghị hỗ trợ ông Hadi điều tra vụ đánh bom. Washington đã tăng cường hỗ trợ cho chính phủ Yemen do lo ngại nước này là một địa điểm béo bở cho phiến quân nhắm mục tiêu vào Mỹ. Nước này cũng đã khẩn trương triển khai chiến dịch máy bay không người lái chuyên nhắm vào quân du kích ở Yemen.
Tờ al-Monitor bình luận, trong khi các cuộc tấn công sử dụng máy bay không người lái có thể sẽ mang lại hiệu quả và là việc tất yếu phải xảy ra, sự sai lầm của chính phủ Yemen và cộng đồng quốc tế trong việc tìm ra nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bất ổn ở nước này như sự bất mãn về cách điều hành của chính phủ, về phát triển kinh tế và tình trạng thiếu thốn lương thực cùng các dịch vụ đã ảnh hưởng đến tình hình an ninh và thúc đẩy sự phát triển các nhóm khủng bố như AQAP.
Với hiện trạng như trên, nếu không có một biện pháp thấu đáo, Mỹ sẽ tiếp tục tách rời khỏi dân chúng nước này và tạo nên một đất nước ngày càng bất ổn và chia rẽ, để rồi trở thành thù địch với những lợi ích quốc gia của Mỹ.
Tờ báo này nói rằng, ở một góc độ riêng biệt, loại bỏ mối đe dọa từ chủ nghĩa khủng bố ở Yemen đặc biệt quan trọng đối với các lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ nhiều hơn là thúc đẩy thể chế và kinh tế Yemen. Nhưng ở Yemen, tất cả những vấn đề này lại liên quan chặt chẽ đến nhau. Mỹ cần tiếp tục nỗ lực loại trừ đe dọa từ chủ nghĩa khủng bố nhưng phải điều chỉnh để phù hợp với hoàn cảnh dựa trên sự hiểu biết và giải quyết các căn nguyên của bất ổn và gốc rễ của xung đột và bất mãn.
Một bộ phận dân chúng Yemen gia nhập AQAP là vì họ không còn lòng tin ở chính quyền hiện nay và bất mãn với các đợt tấn công bằng máy bay không người lái của Mỹ, tờ này viết.
Theo AP, vụ tấn công của AQAP ngày hôm qua là hành động trả đũa hoạt động được Mỹ hỗ trợ càn quét nhóm này ở khu vực miền Nam Yemen. Trong một thông cáo đưa ra ngày hôm qua, AQAP nói “Cuộc chiến chính của chúng tôi là chống lại Mỹ nên đừng cản đường chúng tôi hay trở thành công cụ hoặc chiến binh nghe lệnh chỉ huy từ John Brennan (cố vấn chống chủ nghĩa khủng bố của chính quyền Tổng thống Obama) và Đại sứ Mỹ ở Sanaa”.
Tờ LA Times đưa tin rằng AQAP cũng tuyên bố: “Các quan chức Yemen đã bị biến thành lính đánh thuê, chuyên thực thi những chính sách của Mỹ và phương Tây. Chúng tôi sẽ trả thù. Những gì xảy ra ở Sana mới chỉ là bắt đầu.”
Đáp lại những gì mà AQAP đưa ra, lãnh đạo các nước đã kịch liệt lên án hành động đánh bom liều chết của tổ chức này. Liên hợp quốc đã kịch liệt phản đối và gọi đó là một hành động “kinh tởm”. Đích thân Tổng thư ký Liên hợp quốc, Ban Ki-moon đã ra một thông cáo lên án bạo lực ở Yemen và kêu gọi các phe phái ở nước này tôn trọng thỏa thuận chuyển giao chính trị ở nước này. Hãng tin BBC đưa tin, Mỹ gọi hành động này là “hèn nhát” còn vị tân tổng thống của Pháp Francois Hollande thì liệt vụ đánh bom vào loại “man rợ”.
Trong tuần này, dự kiến cuộc họp giữa một số nước là bạn của Yemen ở vùng Vịnh Ba Tư và Châu Âu cùng Mỹ sẽ diễn ra ở thủ đô Riyadh, Ảrập Xêút. Nhóm này sẽ bàn bạc về vấn đề tiếp tục hỗ trợ quá trình chuyển giao chính trị ở Yemen cùng các vấn đề về an ninh và nhân đạo.
Theo Infonet
Iran chỉ trích Google Maps về tên gọi "Vịnh Ba Tư"
Ngày 5/5, Iran đa chi trich Google vi đê vung biển phân chia nươc nay vơi ban đao Arập ở tình trạng vô danh trên dich vu ban đô trưc tuyên, noi răng viêc nay lam tôn hai uy tin cua công ty.
Bản đồ vùng biển tranh chấp trên Google Map (Nguồn: BBC News)
"Nhưng thông tin bia đăt dôi tra cua Google se không co bât ky kêt cuc nao ngoai viêc khiên ngươi dung cua ho mât long tin vao công ty" - Thư trương Bô Văn hoa va Hương dân Hôi giao, Bahman Dorri, cho hang thông tân IRNA biêt.Iran khăng đinh vung biển co tên "Vinh Ba Tư" (Persian Gulf), trong khi cac quốc gia lân cận khác khăng đinh đây la "Vinh Arập" (Arabian Gulf), hoăc đơn gian la "vung Vinh" (the Gulf).
Nhưng ngươi Iran noi răng chưng cư lich sư cho thây vung nươc trên luôn liên quan tơi tư "Ba Tư" va no thuôc vê môt phân lanh thô cua nươc nay.
"Cac ke thu không thê che giâu sư thưc va chưng cư vê vinh Ba Tư. Cac tai liêu ơ LHQ va UNESCO cho thây tên cua vung nươc nay luôn la "Vinh Ba Tư" tư rât lâu" - Dorri noi - "Nô lưc mang cua cac ke thu quôc tê va đông minh cua chung trong khôi Arập nhăm gơ bo cai tên Vinh Ba Tư se mang tơi kêt qua la cai tên nay chi thêm bên vưng hơn".
Tehran đa thương xuyên chi trich cac nươc va tô chưc không sư dung cai tên "Vinh Ba Tư". Hôi năm 2010, Iran canh cao cac hang hang không sư dung cum tư "Vinh Arập" se bi câm đi vao không phân nươc nay.
Tranh cai vê cung môt chu đê đa dân tơi viêc huy bo cac sư kiên hể thao do Liên đoan thê thao đoan kêt Hôi giao tô chưc hôi đâu năm 2010, sau khi Iran sư dung cum tư "Vinh Ba Tư" trên cac huy chương dung trong nhưng sư kiên ma nươc nay muôn đăng cai tô chưc.
Ngoai tên goi, Iran va cac nươc lang giêng ơ Nam Arập con đang tranh chấp 3 hon đao ơ vung Vinh./.
Theo TTXVN
Mỹ sẽ "thổi bay" Iran bằng tên lửa Tomahawk Mỹ đã điều khoảng 80 máy bay chiến đấu trên các tàu sân bay và hơn 400 tên lửa hành trình Tomahawk đến vịnh Ba Tư. Gần đây Mỹ đã điều hai tàu sân bay và một tàu SSGN (tàu ngầm trang bị tên lửa hành trình đầu đạn hạt nhân) đến vịnh Ba Tư, trước khi nối lại vòng đàm phán với...