Khủng bố IS trỗi dậy thế nào sau khi bị đánh bại ở Syria 5 năm trước?
Sau hai vụ khủng bố đẫm máu nhằm vào Nga mới đây và nhằm vào Iran hồi đầu năm, có thể thấy nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) đang trỗi dậy.
Dấu hiệu IS trỗi dậy
Sáng 21/3, quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ Ian McCary tham gia phiên hỏi đáp tại Viện Washington để kỷ niệm 5 năm tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) bị đánh bại ở Syria.
Ngày 23/3/2019, liên minh do Mỹ dẫn đầu cùng các đối tác đã đẩy nhóm IS ra khỏi Baghuz ở Syria. Tại Syria, IS từng coi Raqqa là thủ đô của Vương quốc Hồi giáo tự xưng và Baghuz là thành trì cuối cùng.
Ông McCary bình luận: “Đây đã và vẫn là một cột mốc quan trọng trong nỗ lực liên tục của chúng tôi nhằm đảm bảo IS không thể hồi sinh”.
Hình ảnh trích từ video cho thấy các tay súng đang di chuyển vào Crocus City Hall ngày 22/3/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Chỉ một ngày sau, các tay súng IS đã xông vào nhà hát Crocus City Hall đông đúc ở tỉnh Moskva (Nga), nã đạn vào khán giả và phóng hỏa nhà hát này.
Ít nhất 139 người đã thiệt mạng và 182 người bị thương trong vụ tấn công tồi tệ nhất mà Nga từng chứng kiến trong hai thập kỷ qua.
Chi nhánh ở Afghanistan của IS, còn được gọi là Nhà nước Hồi giáo ở tỉnh Khorasan ( ISIS-K), đã thừa nhận thực hiện vụ này. Thông tin tình báo của Mỹ khẳng định tuyên bố này là chính xác.
Trên các mạng xã hội của ISIS-K, những người ủng hộ nhóm khủng bố này đã ăn mừng vụ tấn công. Theo các chuyên gia chiến lược, đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy IS đã phục hồi sau một số thất bại ở Syria và Iraq. Vụ việc cũng cho thấy Afghanistan đã trở thành hang ổ quan trọng cho tham vọng ngày càng tăng của tổ chức này.
Bà Amira Jadoon tại Đại học Clemson (Mỹ) và là đồng tác giả của một cuốn sách về IS bình luận: “Nếu cuộc tấn công ở Nga được xác định rõ ràng là do ISIS-K thực hiện, thì điều đó cho thấy nhóm này quyết tâm điều chỉnh hành động theo các mục tiêu đã nêu – tức là tấn công các quốc gia đóng vai trò then chốt trong bối cảnh địa chính trị ở Trung Đông, Nam và Trung Á”.
Vụ tấn công vào nhà hát Crocus City Hall ở Nga diễn ra hai tháng sau vụ đánh bom tự sát ở Kerman (Iran), khiến trên 90 người thiệt mạng và gần 300 người bị thương. ISIS-K cũng đã thừa nhận thực hiện những cuộc tấn công đó.
Theo bà Jadoon, Nga và Iran từ lâu đã nằm trong tầm ngắm của IS, nhưng những vụ việc gần đây cho thấy nhóm này có mục đích chiến lược lớn hơn.
Video đang HOT
Bà bình luận: “Bằng các hành động thù địch nhằm vào các quốc gia như Iran và Nga, ISIS-K không chỉ đối đầu với các đối thủ mạnh trong khu vực mà còn nhấn mạnh tầm ảnh hưởng chính trị và tầm hoạt động trên trường toàn cầu”.
Tuy nhiên, các nhà phân tích nói rằng ISIS-K chỉ thực hiện được mục tiêu này nếu xây dựng thành công căn cứ an toàn ở Afghanistan và thực sự củng cố hiện diện ở đây, ngay cả sau khi kẻ thù không đội trời chung là Taliban nắm quyền kiểm soát Afghanistan vào tháng 8/2021.
Ở thời mà ảnh hưởng mạnh nhất, IS kiểm soát khoảng 1/3 lãnh thổ Syria và 40% lãnh thổ Iraq.
Đối mặt với áp lực quân sự từ một loạt các đối thủ trong khu vực như liên minh do Mỹ dẫn đầu, Nga, Iran cũng như chính phủ Syria và Iraq, IS đã mất 95% vùng đất đó vào cuối năm 2017. Mất Baghuz vào tháng 3/2019 đã khiến nhóm này không còn kiểm soát thị trấn, thành phố hoặc khu vực nào ở Iraq và Syria.
Trong khi đó, chi nhánh ISIS-K đang tiếp tục củng cố sức mạnh. Vào tháng 5/2020, nhóm này tấn công khu hộ sinh ở Kabul khiến 24 người thiệt mạng, gồm cả phụ nữ và trẻ sơ sinh. Sáu tháng sau, các tay súng ISIS-K đã tấn công Đại học Kabul, giết chết ít nhất 22 sinh viên và giáo viên.
Sau đó, khi Taliban quay trở lại nắm quyền ở Afghanistan, ISIS-K đã gây ra các vụ đánh bom tàn khốc tại sân bay Kabul khiến ít nhất 175 thường dân và 13 binh sĩ Mỹ thiệt mạng. Khi đó, Taliban trở lại nắm quyền tại Afghanistan và quân đội Mỹ đang rút về nước.
Khói bốc lên gần hiện trường vụ nổ ở sân bay Kabul, nơi đang diễn ra hoạt động sơ tán gấp rút công dân các nước khỏi Afghanistan, ngày 26/8/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Ông Kabir Taneja, thành viên tại Quỹ Nghiên cứu Quan sát viên (Ấn Độ), nhận định: “Kể từ đó, ISIS-K ở Afghanistan đã phát triển sức mạnh đáng kể”.
Các cuộc tấn công của nhóm này cũng xảy ra ở Pakistan – nơi nhóm này đã đánh bom một đám đông vào tháng 7/2023, giết chết hơn 50 người.
Theo ông Michael Kugelman, Giám đốc Viện Nam Á tại Trung tâm Wilson, việc Taliban giành lại quyền lực ở Afghanistan đã giúp ích cho ISIS-K: “ISIS-K có thể là đối thủ của Taliban, nhưng ISIS-K được hưởng lợi khi Taliban trở lại và khi Mỹ rút quân. Taliban đã thực hiện các cuộc vượt ngục và các tay súng ISIS-K đã nhân cơ hội thoát ra. Quân đội Afghanistan sụp đổ đã tạo cơ hội cho ISIS-K có được nhiều vũ khí. Việc Taliban thiếu lực lượng không quân đã tạo cơ hội cho nhóm này củng cố vị trí”.
Ông Kugelman nói thêm: “Không còn các cuộc không kích của NATO, không còn chiến thuật hiệu quả nhất để đối phó với mối đe dọa ISIS-K, nên nhóm này có thêm không gian hoạt động, đặc biệt là vì Taliban không có sức mạnh không quân. Trên thực tế, ISIS-K đã được hưởng lợi từ môi trường thuận lợi ở Afghanistan, khuyến khích chúng mở rộng mục tiêu vượt xa các khu vực thành trì”.
Tham vọng mới
Theo chuyên gia Taneja, không chỉ chi nhánh IS ở Afghanistan mới tăng cường ảnh hưởng mà chính IS cũng vậy. Ông nói: “IS ở các khu vực hoạt động ban đầu của chúng là Syria và Iraq cũng tăng sức mạnh. IS ngày nay tồn tại dưới một hình thức mà chúng có sức mạnh về mặt ý thức hệ ngay cả khi về mặt chính trị, chiến thuật hoặc chiến lược không còn mạnh nữa. Làm thế nào để đối phó với điều này là một câu hỏi lớn vào thời điểm mà xáo trộn địa chính trị toàn cầu đã khiến hoạt động chống khủng bố bị gác lại”.
Đối với ISIS-K, các cuộc tấn công ở Nga và Iran là rất quan trọng để nhóm này nâng cao danh tiếng và duy trì đội ngũ thành viên đa dạng về mặt chiến lược.
Theo bà Jadoon, có nhiều lý do khiến các tay súng gia nhập IS, từ tâm lý thù hận một số quốc gia cho tới thù ghét Taliban. Bà kết luận: “Về bản chất, việc thực hiện các cuộc tấn công quốc tế vượt ra ngoài biên giới Pakistan và Afghanistan là một chiến thuật có chủ ý trong chiến lược toàn cầu hóa chiến dịch của ISIS-K”.
Ngày 24/3, các chuyên gia khác cũng bày tỏ lo ngại rằng vụ khủng bố ở Moskva và Iran có thể tạo đà cho ISIS-K tăng cường nỗ lực tấn công ở châu Âu.
Thế vận hội Paris diễn ra vào mùa hè này là một sự kiện lớn khiến nhiều quan chức chống khủng bố lo lắng. Ông Edmund Fitton-Brown, cố vấn cấp cao thuộc Dự án chống chủ nghĩa cực đoan, cho biết: “Tôi lo lắng cho Thế vận hội Paris. Đó sẽ là mục tiêu khủng bố cấp cao”.
Tại Pháp, ngày 25/3, Thủ tướng Gabriel Attal cho biết nước này sẽ tăng số lượng binh sĩ cho “Chiến dịch Sentinelle” – đơn vị phụ trách giải quyết các mối đe dọa khủng bố. Sẽ có thêm 4.000 binh sĩ chuẩn bị sẵn sàng tham gia Sentinelle, ngoài 3.000 nhân viên đã được điều động hiện nay. Lực lượng này sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh tại những khu vực như nhà ga, địa điểm tôn giáo, nhà hát trên cả nước. Cuối tuần qua, Pháp cũng nâng mức cảnh báo khủng bố lên cấp độ cao nhất sau vụ tấn công khủng bố ở Nga.
Hé lộ nhiều thông tin từ lời khai của các nghi phạm tấn công tại Moskva
Lực lượng an ninh Nga đã bắt giữ tổng cộng 11 nghi phạm sau vụ tấn công khủng bố tối 22/3 tại nhà hát Crocus City Hall ở thủ đô Moskva.
Bước đầu, các nghi phạm đã khai một phần động cơ và thông tin khác liên quan đến vụ xả súng đẫm máu.
Hình ảnh trích từ video cho thấy các tay súng đang di chuyển vào trong Crocus City Hall ở Krasnogorsk, ngoại ô Moskva, Nga ngày 22/3. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB), những kẻ bị bắt giữ bao gồm 4 nghi phạm trực tiếp gây ra vụ thảm sát khiến 133 người người thiệt mạng và hơn 150 người bị thương.
FSB đánh giá cuộc tấn công đã được lên kế hoạch và bố trí kỹ lưỡng để tối đa hóa thương vong. Cuộc điều tra về vụ việc vẫn đang được tiến hành.
FSB cho biết 4 nghi phạm chính bị bắt giữ ngày 23/3 tại Vùng Bryansk của Nga, giáp biên giới Ukraine. Hãng 78.ru đưa tin nghi phạm di chuyển trên chiếc ô tô Renault Symbol/Clio màu trắng mà chúng dùng để chạy trốn khỏi hiện trường. Sau một cuộc rượt đuổi bởi cảnh sát Nga, các nghi phạm đã bỏ xe. Một trong số chúng bị bắt ngay tại chỗ trong khi ba kẻ còn lại tìm cách trốn trong rừng, dẫn đến cuộc truy lùng quy mô lớn.
Sau đó, một số video ghi lại cảnh giam giữ và thẩm vấn nghi phạm đã xuất hiện trên mạng. Hai trong số các video do tổng biên tập kênh RT Margarita Simonyan đăng tải, một video khác do nhà báo Aleksandr Kots công bố. Kênh Mash Telegram đưa tin một nghi phạm đã bị thương trong cuộc đối đầu với cảnh sát Nga và phải nhập viện.
Các quan chức Nga chưa bình luận về thông tin truyền thông đưa về một trong những nghi phạm phải nhập viện. Ngày 23/3, FSB tuyên bố có tổng cộng 11 người đã bị giam giữ, trong đó có 4 kẻ bị cáo buộc trực tiếp tấn công. Theo truyền thông Nga, 7 vụ bắt giữ còn lại diễn ra ở Moskva và khu vực Moskva.
Danh tính
Nga chưa công bố bất kỳ dữ liệu nào về tên hoặc quốc tịch của 11 nghi phạm. Bộ Nội vụ Nga chỉ xác nhận rằng không có nghi phạm quốc tịch Nga. Người phát ngôn Bộ Nội vụ Irina Volk nêu rõ: "Cục di cư của Bộ Nội vụ cùng với các đồng nghiệp FSB của chúng tôi đang nghiên cứu cẩn thận lý do lưu trú và thời gian lưu trú trên lãnh thổ Nga đối với từng nghi phạm".
Đoạn video thẩm vấn những kẻ tình nghi là thủ phạm cho thấy một trong số chúng nói tiếng Nga không chuẩn và một trường hợp khác trao đổi với cảnh sát thông qua người phiên dịch. Một trong những nghi phạm khai rằng hắn đã đến Thổ Nhĩ Kỳ và mới đến Nga vào đầu tháng 3.
Vũ khí
Thành viên Ủy ban điều tra LB Nga thu thập chứng cứ sau vụ tấn công nhằm vào Crocus City Hall ở Moskva, Nga tối 23/3. Ảnh: AA/TTXVN
Các video Ủy ban Điều tra Nga quay tại hiện trường cho thấy những kẻ tấn công dường như được trang súng trường tấn công, có khả năng là súng AK, và gần chục băng đạn vẫn chứa đầy đạn. Hãng Lenta của Nga cũng đưa tin một khẩu súng săn Saiga cũng đã được tìm thấy tại hiện trường. Theo truyền thông Nga, một khẩu súng ngắn Makarov và một băng đạn nữa cũng được phát hiện trong xe của các nghi phạm khi chúng bị bắt ở vùng Bryansk.
Một trong những nghi phạm đã khai khi thẩm vấn rằng những người phụ trách không quen biết và chỉ liên hệ qua Telegram đã chuẩn bị cho chúng một kho vũ khí. Chiếc xe mà nghi phạm sử dụng trong vụ tấn công cũng được cho là đã mua từ một trong những người thân của nghi phạm ngay trước khi xảy ra vụ khủng bố.
Lực lượng cứu hộ nỗ lực dập lửa tại hiện trường vụ nổ súng tối 22/3. Ảnh: THX/TTXVN
Một trong những nghi phạm khai rằng hắn phạm tội "vì tiền". Hãng TASS đưa tin nghi phạm thú nhận được hứa nhận 500.000 ruble (5.418 USD) và một nửa số tiền này đã được chuyển vào thẻ ghi nợ của hắn trước vụ tấn công.
Nghi phạm còn khai đã "nghe bài giảng của một nhà thuyết giáo" trên Telegram một thời gian trước khi bị những kẻ chủ mưu của vụ tấn công tiếp cận vào khoảng một tháng trước.
Khi bị hỏi thêm về hành vi tại nhà hát Crocus City Hall tối 22/3, nghi phạm nói hắn "bắn hạ người" và được giao nhiệm vụ giết người.
Một số phương tiện truyền thông phương Tây đưa tin rằng Nhóm Nhà nước Hồi giáo-Khorasan (ISIS-K) nhận trách nhiệm về vụ tấn công. Nhóm này còn công bố bức ảnh của 4 nghi phạm tạo dáng trên phông nền là lá cờ IS. Bức ảnh được một số phương tiện truyền thông chia sẻ cho thấy bốn người đàn ông đội mũ và che mặt.
Trước đó, ISIS-K nhận thực hiện vụ xả súng và đăng tuyên bố trên tài khoản Telegram: "Các chiến binh Nhà nước Hồi giáo đã tấn công một cuộc tụ tập lớn của những người theo đạo Cơ đốc ở thành phố Krasnogorsk ở ngoại ô thủ đô Moskva của Nga, giết chết và làm bị thương hàng trăm người, đồng thời gây ra tàn phá lớn cho nơi này trước khi rút lui về căn cứ an toàn".
Moskva chưa bình luận về tuyên bố của ISIS-K.
IS đẩy mạnh tuyển thành viên ở Trung Á trong 12 tháng qua Thông tin tình báo trong một báo cáo gần đây của Liên hợp quốc (LHQ) nhận định Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng trong 12 tháng gần đây đã tăng cường tuyển dụng tay súng từ các quốc gia Trung Á. Saidakrami Murodalii Rachabalizoda, nghi phạm vụ tấn công Crocus City Hall ở ngoại ô Moskva (Nga), tại phiên xét...