Khủng bố IS khoe súng “khủng”
Trong các bức ảnh mới nhất được đăng tải trên các mạng xã hội đã cho thấy một tay súng của khủng bố IS tự xưng Nhà nước Hồi giáo đang sử dung khẩu súng trường bắn tỉa dài 3m có thể bắn đạn với kích thước gấp ba lần tiêu chuẩn bình thường.
Khẩu súng tự chế của khủng bố IS
Khẩu súng trường khổng lồ được đặt trên giá đỡ ba chân và tay súng khủng bố đang sử dụng nó để nhắm bắn các mục tiêu từ một của sổ. Theo xác nhận ban đầu, loại vũ khí này có thể bắn đạn 23 ly, lớn hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn về súng trường của các nước.
Hiện tại, nhiều cuộc tranh luận đã diễn ra nhằm xác định hiệu lực của khẩu súng, chuyên gia vũ khí David Dyson nhận định: “Các vấn đề xung quanh việc xác định hiệu quả của khẩu súng là ưu tiên trước tiên, mặc dù chúng ta không biết chắc về kích cỡ của nó. Và còn một điều quan trọng hơn nữa là chúng tôi vẫn chưa biết khẩu súng được chế tạo như thế nào?”.
“Hiệu quả của một loại vũ khí phụ thuộc vào đạn chúng sử dụng. Với kích cỡ đạn 23 ly nó có thể bắn xuyên áo chống đạn và gây cháy, có hiệu quả chống lại con người và các phương tiện chiến tranh như xe bọc thép”, ông nói thêm.
Video đang HOT
Các hình ảnh được đưa ra sau cuộc tuần hành biểu dương lực lượng của một nhóm phiến quân Hồi giáo tại một ngôi làng ở khu vực phía Nam tỉnh Idlib, Syria. Hàng chục xe tải với nhiều súng phòng không và các loại vũ khí hạng nặng đã được nhìn thấy, gây quan ngại cho giới chức Syria.
Trước đó, một thông tin khác tại Pakistan cũng từng gây hoang mang dư luận khi có tin đồn về việc khủng bố IS đang cố gắng vươn “vòi” đến quốc gia Nam Á này. Theo đó, phiến quân đã cho phát nhiều tờ rơi tuyên truyền cho sự trổi dậy của mình tại Pakistan.
Tuy nhiên, các nhà chức trách Pakistan phủ nhận sự hiện diện của các chiến binh thánh chiến tại đây. Rahimullah Yousafzai, một cựu chiến binh và là chuyên gia tại Peshawar cho rằng phiến quân sẽ không thay đổi khu vực chiến lược của họ trong khu vực.
“IS đã tìm thấy mảnh đất màu mỡ ở Syria và Iraq, nên họ sẽ không chiến đấu để phải thất bại ở Pakistan hay Nam Á. Đồng thời, họ cũng không có mục tiêu nào để thực hiện ở khu vực này cả”, ông nói.
Theo Một Thế Giới
Giữ chặt sân nhà
Một khi trở thành thành viên đầy đủ của Hiệp hội Nam Á, Trung Quốc có thể cản trở các dự án có lợi cho Ấn Độ, như hợp tác thăm dò dầu khí với Việt Nam trên biển Đông.
Thất vọng là đánh giá chung về Hội nghị Thượng đỉnh Hiệp hội Nam Á về hợp tác khu vực (SAARC) lần thứ 18 vừa kết thúc hôm 27-11 tại Kathmandu - Nepal. Trong 3 thỏa thuận xương sống - về đường bộ, đường sắt và năng lượng - rút cuộc 8 nước Nam Á chỉ ký được hiệp ước xây dựng một lưới điện chung.
Cũng không có đột phá nào về thúc đẩy hợp tác kinh tế dù đây được xác định là chủ đề chính của hội nghị. Mục tiêu lập một cộng đồng kinh tế chung trong 15 năm tới càng xa vời khi Ngân hàng Thế giới chê Nam Á là một trong các khu vực ít hội nhập nhất.
Theo Bloomberg, giao dịch giữa 8 nước thành viên SAARC tăng từ dưới 140 triệu USD năm 2008 lên 878 triệu USD năm 2012 nhưng vẫn chiếm chưa tới 5% tổng giá trị thương mại toàn khu vực, quá thấp so với con số 25% của Hiệp hội Các nước Đông Nam Á (ASEAN).
Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif (đứng) đi ngang sau lưng Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (giữa) hôm 26-11. Căng thẳng giữa 2 nước được cho là khiến hội nghị không thành công Ảnh: REUTERS
Kết quả nghèo nàn này càng chất thêm khó khăn lên quyết tâm tăng cường vị thế trên sân nhà của Ấn Độ. Để đối phó với ảnh hưởng kinh tế ngày càng lan rộng của Trung Quốc, Ân Đô đã công bố một loạt đầu tư về hạ tầng, y tế, giáo dục, viễn thông... tại hội nghị lần này. Trong bài phát biểu của mình, Thủ tướng Narendra Modi còn mời gọi láng giềng hưởng ứng các cơ hội kinh tế của Ấn Độ và tránh nhắc đến các tồn tại nhạy cảm có thể khiến họ phật ý.
Tuy nhiên, Pakistan và hầu hết các nước nhỏ ở Nam Á đều ủng hộ nâng cấp Trung Quốc từ vai trò quan sát viên hiện nay lên thành viên đầy đủ hoặc đối tác chiến lược của SAARC. Làm như vậy, theo đài Al Jazeera, họ vừa muốn thu hút các nguồn lợi kinh tế từ Trung Quốc vừa "đối trọng" được với Ấn Độ, nền kinh tế lớn nhất khu vực.
Bắc Kinh cũng không che giấu tham vọng bởi có chỗ đứng vững chắc ở Nam Á giúp nước này đạt cùng lúc 3 mục tiêu: ổn định tình hình Tân Cương, Tây Tạng; hưởng lợi từ thị trường đầy tiềm năng với 1,6 tỉ dân; tiếp cận các lợi ích thương mại lẫn hàng hải trên Ấn Độ Dương. Tại hội nghị ở Kathmandu, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân hứa tăng giao dịch thương mại lên 150 tỉ USD và đầu tư 30 tỉ USD để phát triển hạ tầng Nam Á trong 5 năm tới.
Bất chấp áp lực của các nước láng giềng, New Delhi quyết ngăn chặn Bắc Kinh "thăng cấp". Al Jazeera lý giải nỗi lo lắng của Ấn Độ rằng một khi trở thành thành viên đầy đủ, Bắc Kinh sẽ có quyền phủ quyết các vấn đề của SAARC và lợi dụng nó để cản trở các dự án có lợi cho Ấn Độ. Ví dụ, Trung Quốc có thể ngáng chân các dự án của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Nhật Bản đổ vào bang Arunachal Pradesh, nơi có tranh chấp lãnh thổ giữa Ấn Độ và Trung Quốc.
Việc Ấn Độ hợp tác thăm dò dầu khí với Việt Nam trên biển Đông cũng có thể bị làm khó dễ. Còn với kịch bản trở thành đối tác chiến lược, Ấn Độ lo ngại Trung Quốc lũng đoạn sự đoàn kết của SAARC như đã làm với ASEAN.
Lợi thế to lớn của Trung Quốc nằm ở túi tiền rủng rỉnh. Bà Tanvi Madan, chuyên gia phân tích thuộc Viện Brookings (Mỹ), cho rằng các nước nhỏ trong SAARC bắt tay Trung Quôc là đương nhiên. "Ân Đô có phản đối cũng vô ích, thậm chí có thể nói là phản tác dụng. Ân Đô cần đưa ra một phương án thay thế khả thi, tức là chứng tỏ rằng họ muốn cùng các nước SAARC song hành trên con đường dẫn đến thịnh vượng" - bà Madan nói.
Tương tự, một chuyên gia Ấn Độ là ông Sreeram Chaulia, hiệu trưởng Trường Quan hệ quốc tế Jindal ở Delhi, bình luận: "Muốn giữ Nam Á trong tầm ảnh hưởng, Ấn Độ cần hợp tác kinh tế và kết nối tốt hơn. Chúng ta đang đóng vai người bảo hộ và điều đó không tốt".
Theo NTD
Ấn Độ ngăn Trung Quốc tăng ảnh hưởng ở Nam Á Ấn Độ từ chối lời đề nghị của một số quốc gia thành viên Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á (SAARC) về việc cho phép Trung Quốc và một số nước quan sát viên khác có vai trò lớn hơn trong hiệp hội. Động thái này diễn ra giữa lúc Bắc Kinh và một số đồng minh gia tăng áp lực...