Khủng bố giảm phát
Cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu đã đạt được thành công ban đầu khi mà số vụ khủng bố trên thế giới lần đầu tiên giảm xuống mức thấp nhấp trong vòng 7 năm qua.
Biểu tình chống khủ bố tại Pakistan – nơi mà mạng lưới khủng bố Al Qaeda hoạt động mạnh
Báo cáo thường niên về kết quả cuộc chiến chống khủng bố do Bộ Ngoại giao Mỹ công bố ngày 3-7 cho thấy, năm 2011 là năm mà số vụ khủng bố trên thế giới giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2005. Đó được xem là năm khủng bố gây ra nhiều tổn thất trên thế giới với hơn 11.000 vụ khủng bố làm chết hơn 14.000 người.
Theo bản báo cáo này, trong năm 2011, trên toàn thế giới chỉ xảy ra 10.283 vụ tấn công khủng bố so với 11.641 vụ của năm 2010. Số nạn nhân bị thiệt mạng trong các vụ tấn công khủng bố năm 2011 là 12.533 người so với 13.193 người của năm 2010. Năm 2011 là năm thấp nhất về cả số vụ khủng bố và số người bị thiệt mạng do khủng bố kể từ năm 2005.
Năm 2011 còn được xem là “năm cột mốc” đánh dấu kết quả của cuộc chiến chống khủng bố kéo dài hơn một thập kỷ qua sau sự kiện khủng bố 11-9-2001, trong đó kết quả nổi bật nhất là việc lực lượng đặc nhiệm Mỹ tiêu diệt “trùm khủng bố số một thế giới” Bin Laden vào đêm 1-5. Cũng trong năm 2011, Mỹ còn lần lượt tiêu diệt hai thủ lĩnh chóp bu khác của nhóm khủng bố quốc tế Al Qaeda là Atiyah Abd al-Rahman và Anwar al-Awlaki, những kẻ cầm đầu chi nhánh Al Qaeda tại “điểm nóng khủng bố” Yemen.
Video đang HOT
Báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng, việc Bin Laden và những thủ lĩnh quan trọng của Al Qaeda bị tiêu diệt đã đẩy mạng lưới khủng bố lớn nhất và nguy hiểm nhất thế giới này vào tình trạng suy tàn tới mức khó phục hồi. Tuy nhiên, bản báo cáo cũng cảnh báo rằng Al Qaeda và các tay súng tiếp tục là nguy cơ vì chúng vẫn có thể thực hiện các cuộc tấn công khủng bố tại các khu vực và xuyên quốc gia, đe dọa nghiêm trọng và lâu dài an ninh của Mỹ.
Trong một đánh giá về hiểm họa khủng bố với thế giới, Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon cũng cho rằng, mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố hiện vẫn nghiêm trọng như thời gian xảy ra các cuộc tấn công nước Mỹ năm 2001. Người đứng đầu tổ chức LHQ nhấn mạnh, các cuộc tấn công khủng bố gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cho phát triển kinh tế, ổn định nhà nước và sự hài hòa của khu vực.
Al Qaeda có thể đang suy yếu song “khủng bố đơn độc” lại đang nổi lên như là một mối đe dọa không kém phần nguy hiểm so với mạng lưới khủng bố toàn cầu này. Nhìn nhận về vụ khủng bố kép ở Na Uy cách đây hơn 1 năm (ngày 22-7-2011) do “sát thủ đơn độc” Anders Behring Breivik gây ra làm 77 người thiệt mạng và hơn 150 người bị thương, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã phải thốt lên rằng “khủng bố đơn độc” là mối đe dọa lớn nhất với nước Mỹ.
Bên cạnh đó, các phần tử khủng bố khắp toàn cầu vẫn luôn rắp tâm thực hiện những vụ khủng bố kinh hoàng và đẫm máu như sự kiện khủng bố 11-9-2001 làm 3.000 người thiệt mạng bằng các loại vũ khí sinh học, hóa học… Khủng bố mạng cũng là một nguy cơ với những tổn thất khôn lường.
Bởi thế, dù đạt được kết quả ban đầu song không được nương tay trong cuộc chiến chống khủng bố. Đây là một cuộc chiến lâu dài, gian khó và đòi hỏi nỗ lực bền bỉ, không ngừng nghỉ của cả thế giới.
Theo ANTD
"Ngoại giao Trung Quốc chưa thoát khỏi cái bóng của Nga"
Báo chí Nga gần đây đưa tin, Trung Quốc cần tìm một chính sách ngoại giao mới để tự mình thoát ra khỏi "cái bóng của Nga". Tuy Trung Quốc đã có bước tiến vượt bậc về kinh tế, nhưng phương châm đường lối ngoại giao của nước này vẫn chưa có sự thay đổi đáng kể nào.
Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tại Bắc Kinh hồi đầu tháng 6
Trang điện tử People.com.cn của Trung Quốc đã trích dẫn bài báo trên tờ "Nga trong các vấn đề toàn cầu" số ra tháng 6 nói về việc Trung Quốc cần tìm một chính sách ngoại giao mới cho mình để thoát khỏi cái bóng của Nga.
Theo đó, mặc dù Trung Quốc đang từ một nước bình thường trong khu vực đã vượt lên trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, bước vào một thị trường mới, đồng thời có tầm ảnh hưởng mới cả về quân sự và chính trị trên thế giới. Nhưng kể từ sau khi Liên Xô cũ tan rã, phương châm chính sách ngoại giao của Trung Quốc vẫn chưa có sự thay đổi nào đáng kể. Quan điểm chính trị của Bắc Kinh vẫn bám sát vào nguyên tắc chiến lược của Đặng Tiểu Bình, đó là: bình tĩnh quan sát, giữ vững trận địa, bình tĩnh ứng phó, giấu mình chờ thời, quyết không đi đầu. Chính vì thế, đối với những vấn đề mang tính quốc tế, Bắc Kinh luôn tránh sự đối kháng hoặc tránh nhận vai trò lãnh đạo.
Tuy Trung Quốc được gọi là một nước lớn đang nổi lên, nhưng trên vũ đài quốc tế, thực tế thì Trung Quốc vẫn chỉ đóng vai phụ. Nói một cách chính xác hơn, Bắc Kinh còn phụ thuộc quá nhiều vào Mát-xcơ-va. Khi thảo luận về các vấn đề quốc tế, Nga vẫn là người đại diện lợi ích cho những nước không thuộc phương Tây. Đối với những vấn đề cấp bách, đa số Bắc Kinh đều trao đổi, bàn bạc với Mát-xcơ-va trước rồi mới có hành động cụ thể, Trung Quốc luôn ủng hộ những ý kiến của Nga.
Ví dụ, vấn đề Iran, trước sau Nga vẫn đóng vai trò quyết định. Mà trên thực tế, Iran lại là nhà cung cấp năng lượng quan trọng và là thị trường tiềm năng của Trung Quốc.
Khi thảo luận về vấn đề Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa, Mát-xcơ-va vẫn có tiếng nói quan trọng. Trên thực tế, sự uy hiếp của hệ thống này đối với Trung Quốc còn mạnh hơn đối với Nga.
Đối với sức mạnh hạt nhân, kỹ thuật hạt nhân, thì Nga rất mạnh, còn Trung Quốc vẫn còn yếu, kỹ thuật lại khá lạc hậu.
Tất nhiên, quan hệ về thương mại và quân sự giữa Nga và Trung Quốc vẫn phải tiếp tục duy trì, một nhân tố quan trọng là "lợi ích chính sách ngoại giao" của Nga đối với Trung Quốc. Một số nước thuộc Liên Xô cũ hy vọng có sự cạnh tranh chính trị giữa Bắc Kinh và Mát-xcơ-va, nhưng Bắc Kinh kiên quyết từ chối, và Mát-xcơ-va rất hoan nghênh động thái này của Trung Quốc.
Nhưng, nhiều sự việc trong những năm gần đây cho thấy, quan điểm ngoại giao của Trung Quốc đã không còn phù hợp, và cho thấy nhiều thiếu sót. Chính sách ngoại giao của Trung Quốc hiện nay còn nhiều thiếu sót, điều này được thể hiện rõ rệt tại vấn đề Lybia. Sự phụ thuộc vào hành động chính trị của Nga, cũng như khả năng hành động độc lập còn yếu đã khiến Trung Quốc mất đi cơ hội đem lại việc làm cho hàng ngàn lao động và tổn thất hàng chục tỉ đô la Mỹ.
Hai năm trở lại đây, bản thân Trung Quốc cũng đang bàn về chính sách ngoại giao trong giai đoạn tới đây của Trung Quốc.
Theo Infonet
Kiện vì bị cảnh sát bóp "của quý" Một nam giới ở Brooklyn, Mỹ đã kiện các nhân viên tại phòng cảnh sát New York vì đã bắt giữ ông này vô lý, đánh đập và "bóp" của quý của ông bằng dải rút. Theo đơn kiện thì Nathaniel Carter bị bắt giữ vào tháng 6/2011 vì uống rượu tại nơi công cộng, sau đó ông này bị đưa tới một...