Khủng bố đánh bom đại sứ quán Trung Quốc ở Kyrgyzstan
Chiếc xe đã phát nổ bên trong đại sứ quán gây ra nhiều thương vong.
Khói bốc lên sau vụ đánh bom đại sứ quán TQ ở Kyrgyzstan (Ảnh: Twitter)
Một kẻ tình nghi đánh bom tự sát đã lái xe bom đâm vào cổng đại sứ quán Trung Quốc ở thủ đô Bishek của Kyrgyzstan ngày 30.8, tự kết liễu đời mình và khiến 3 người khác bị thương, các quan chức cho biết.
Một phát ngôn viên Bộ Nội vụ Kyrgyzstan cho biết chiếc xe đã phát nổ bên trong đại sứ quán. Ông dẫn lời Phó Thủ tướng Janysh Razakov, gọi vụ nổ là “một hành động khủng bố”.
Cảnh sát đã phong tỏa tòa nhà và các khu vực lân cận. Dịch vụ an ninh quốc GKNB cho biết họ đang cùng cảnh sát điều tra vụ việc, xảy ra vào khoảng 10h sáng (giờ địa phương).
Nhân viên đại sứ quán đã được sơ tán
Các nhà chức trách ở Kyrgyzstan, từng là một quốc gia cộng hòa Xô viết với 6 triệu dân, chủ yếu là người Hồi giáo, thường xuyên bắt giữ các chiến binh bị tình nghi là có liên quan đến tổ chức Nhà Nước Hồi giáo tự xưng IS, thường được tuyển mộ từ khu vực Trung Á.
Một nhóm chiến binh chống Trung Quốc đã tạo thành nhóm dân tộc Uighur cũng đang hoạt động trong khu vực. Trong năm 2014, cảnh sát biên phòng Kyrgyzstan đã bắn chết 11 người thuộc nhóm này, được cho vượt biên Trung Quốc-Kyrgyzstan trái phép.
Video đang HOT
Cộng hòa Kyrgyzstan nằm ở khu vực Trung Á, giáp biên giới với Trung Quốc ở phía đông nam.
Trung Quốc nằm ở phía đông nam của Kyrgyzstan (Ảnh: BBC)
Theo Trà My – Reuters (Dân Việt)
Cuộc sống đầy bom đạn và máu trong mắt trẻ thơ Syria
Những loạt súng, những vụ đánh bom và cảnh chết chóc là hình ảnh về cuộc chiến tranh ở Syria được tái hiện qua tranh vẽ của trẻ em nơi đây.
Những bức tranh hé lộ cảnh tượng khốc liệt mà những đứa trẻ phải chứng kiến mỗi ngày khi các thành phố Syria bị đánh bom và phe nổi dậy giao chiến với quân đội.
Chúng là tác phẩm của các trẻ em đã may mắn thoát khỏi Syria và đang được chăm sóc tại một trung tâm phục hồi chức năng ở thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, do tổ chức từ thiện Muntada Aid sáng lập.
"Những hình ảnh này kể cho chúng ta về một hiện thực, rằng cuộc chiến vẫn còn tiếp diễn trong tâm trí của những đứa trẻ", nhà tâm lý học lâm sàng, giáo sư Tugba Ozturk, nói.
Hana, 10 tuổi, vẽ bộ xương của một xác chết mà em từng nhìn thấy ở Syria.
"Khi nào nhắm mắt lại em cũng nhìn thấy gương mặt của người đàn ông đó. Em nhìn thấy ông ta trên tường nhà mình. Ông ta luôn đi theo em. Em rất sợ hãi", Hana hồi tưởng về những cơn ác mộng.
Amine, 7 tuổi, thức dậy giữa đêm, la hét và không thể đi ngủ lại. Trong tranh, em vẽ về khoảnh khắc trường học của chị gái bị các binh sĩ tấn công.
Ahmed, 10 tuổi, cũng bị trầm cảm nặng khi được đưa tới trung tâm. Cậu bé mất mẹ và anh trai trong một vụ pháo kích ở Syria. Ahmed vẽ một đứa trẻ bị bao quanh bởi những quả bom đang được thả xuống. "Cậu bé này rất buồn nhưng em không muốn nói về cậu ấy", Ahmed nói.
Bức tranh thoạt nhìn có vẻ tươi sáng là tác phẩm của cô bé Rima, 10 tuổi. "Không ai chơi với cô bé này ở trường cả, họ gọi cô bé là 'đồ ăn xin', bảo cô bé 'về nhà đi' ", Rima nói. "Cô giáo quát mắng, không ai nói chuyện với cô bé cả, cô bé không có bạn và rất buồn".
Elin, 8 tuổi, vẽ một người đang bị bắn: "Đó là lần đầu tiên trong đời em nhìn thấy một xác chết nằm trên mặt đất".
Cô bé bỏ trốn sang Thổ Nhĩ Kỳ cùng mẹ và hai anh em ruột. Cha của em vẫn ở Syria và họ không biết ông còn sống hay đã chết.
Muhammed, 8 tuổi, vẽ lại hành trình vượt biển nguy hiểm đưa em đến Thổ Nhĩ Kỳ cùng mẹ và em gái hai tuổi sau khi cha mất trong chiến tranh.
"Những người đàn ông đó đang định thả bom còn người này đang bơm thuyền", cậu bé giải thích bức tranh.
Rebecca Spence, nhân viên của Muntada Aid, cho rằng cuộc chiến có thể khiến cả một thế hệ trẻ em phải chịu đựng những vấn đề lâu dài về sức khỏe tâm thần. Tuy nhiên, các em bé tại trung tâm này đã có nhiều dấu hiệu tích cực.
Một số em vẽ hình ảnh người nhện hoặc các siêu anh hùng đang giải cứu thành phố. Điều đó cho thấy các em đã bắt đầu nuôi hy vọng trở lại.
Anh Ngọc
Ảnh: Mirror
Theo VNE
Thổ Nhĩ Kỳ trả đũa bằng cách pháo kích IS lẫn... người Kurd "Chúng tôi hoàn toàn không biết thủ phạm vụ tấn công. Các thông tin về thủ phạm và tên tổ chức đều không chính xác". Phát biểu này của Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim lại trái ngược với thông báo của Tổng thống Erdogan. Trước đó, Tổng thống Erdogan đã khẳng định hung thủ đánh bom tự sát trong đám cưới...