Khủng bố bằng xe tải ngày quốc khánh Pháp, 80 người chết
Tài xế lái xe với tốc độ hơn 60km/giờ lao vào đám đông vừa xem xong màn trình diễn pháo hoa đúng ngày lập quốc ở Pháp, khiến 80 người chết và hơn 50 người bị thương, trong đó có nhiều trẻ em.
Tiếp tục cập nhật…
Một số điểm chính trong vụ tấn công bằng xe ở thành phố Nice – Một xe tải kích thước lớn lao vào đám đông đang xem pháo hoa ngày Quốc khánh Pháp đêm 14.7 – Gần 80 chết và hàng trăm người khác bị thương. – “Xe tải chở đầy vũ khí và lựu đạn”, phó thị trưởng thành phố Nice, Christian Estrosi, trả lời truyền hình Pháp. – Lái xe được xác nhận là người gốc Tunisia, 31 tuổi, chưa rõ hành động một mình hay có đồng phạm. – Có thông tin IS đã nhận trách nhiệm và “ăn mừng”, nhưng chưa được xác nhận.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đề nghị Pháp “mọi biện pháp hỗ trợ cần thiết để điều tra vụ khủng bố và mang những kẻ chịu trách nhiệm ra ánh sáng”.
Tổng thống Hollande tuyên bố vụ tấn công ở thành phố Nice là một vụ khủng bố.
Tổng thống Hollande tuyên bố vụ tấn công ở Nice là một vụ khủng bố. Ông cũng cho biết Pháp sẽ tiếp tục kéo dài tình trạng khẩn cấp thêm 3 tháng, không kết thúc vào ngày 26.7 như dự định. Tình trạng khẩn cấp ở Pháp được ban bố kể từ khi xảy ra vụ tấn công khủng bố đẫm máu ở Paris, khiến 130 người thiệt mạng.
Kẻ lái chiếc xe được xác định là người gốc Tunisia, 31 tuổi, đã bị cảnh sát bắn chết. Người phát ngôn Bộ Nội vụ Pháp Pierre-Henry Brandet cho biết đang điều tra xem hung thủ có đồng phạm hay không.
Theo một nhân chứng trả lời trên NBC, trên đường phố có nhiều em nhỏ nằm trên mặt đất, và nhiều trẻ em khác chạy tán loạn khi chiếc xe tải lao vào đám đông. Nhiều gia đình cho con em đi xem pháo hoa ngày quốc khánh.
Phó thị trưởng thành phố Nice, ông Christian Estrosi xác nhận trên Twitter con số người chết trong vụ khủng bố đẫm máu tăng lên đến 77 người. Ngay sau đó, nhiều tờ báo cho biết con số đã tăng lên đến 80. Ông Estrosi gọi vụ tấn công là “thảm kịch tồi tệ nhất trong lịch sử của Nice”.
Trước đó vài phút, Reuters thông báo số người chết là 75. Tổng thống Pháp Francois Hollande yêu cầu họp khẩn Hội đồng An ninh sau vụ khủng bố.
Sau khi vụ việc xảy ra, Tổng thống Mỹ Obama chia sẻ: “Tôi lên án một cách mạnh mẽ nhất về cuộc tấn công nhiều khả năng là vụ khủng bố kinh hoàng ở Nice, Pháp”.
Video đang HOT
Ít nhất 73 người chết và hơn 150 người khác bị thương khi họ bị một chiếc xe tải cán qua dòng người người đúng ngày Quốc khánh Pháp 14.7 ở thành phố Nice. Tài xế xe tải đã lao xe với tốc độ chóng mặt vào đoàn người dài hơn 1,6km trong vụ việc được cho là hành động khủng bố.
Nhân chứng có mặt cho biết vụ đấu súng diễn ra sau khi tên tài xế đâm vào đám đông. Cảnh sát đã tiêu diệt nghi phạm. Theo một nguồn tin chưa xác minh của truyền thông Pháp, IS lên tiếng nhận trách nhiệm vụ tấn công. Chính quyền Pháp cho biết kẻ tình nghi thứ hai đang chạy trốn.
Khi khám xe tải, cảnh sát tìm thấy bên trong nhiều súng và lựu đạn. Kẻ tấn công đã lái chiếc xe với tốc độ 65km/giờ rồi lao vào hàng trăm người đang đi bộ trên đường trong dịp kỉ niệm trọng đại. Tại Nice thời điểm đó vừa kết thúc màn bắn pháo hoa hoành tráng nhân dịp 227 năm ngày lập quốc.
Cảnh sát chống khủng bố được điều động tới hiện trường, cư dân thành phố Nice được yêu cầu ở trong nhà, khóa trái cửa vì lí do an ninh. Tiếng súng bắn liên hồi trên phố khi những kẻ tấn công nhằm vào khách sạn, quán café ở thành phố miền nam nước Pháp.
Một nhân chứng tên Antoine nói: “Chúng tôi ở bãi biển Neptune và màn pháo hoa vừa kết thúc. Sau đó một xe tải màu trắng xuất hiện và lao đi với tốc độ khoảng 60-70km/giờ”.
Sau khi đâm vào người đi bộ, tài xế nhảy ra khỏi xe và đấu súng với cảnh sát. Quan chức Pháp cho biết tên này đã bị bắn chết ngay tại hiện trường. Nhân chứng Wassim Bouhlel nói rằng anh nhìn thấy xe tải đâm vào dòng người và nhìn thấy nghi phạm nã đạn vào người dân. “Xác người chết ở khắp nơi”, Bouhlel nói.
Pháp là một trong những mục tiêu khủng bố thường xuyên ở châu Âu. Tháng 11.2015, vụ tấn công đẫm máu ở thủ đô Paris đã làm 130 người chết. Những kẻ khủng bố gồm 9 tên tấn công bằng súng ở nhiều địa điểm khác nhau và cho nổ tung những khối bom mang theo người.
Tháng 1.2015, một vụ xả súng dã man xảy ra ở trụ sở của tạp chí trào phúng Charlie Hebdo ở Paris, Pháp khiến 12 người thiệt mạng.
KHUYẾN CÁO CỦA ĐẠI SỨ QUÁN VIỆT NAM TẠI PHÁP Sau các vụ khủng bố đánh bom tại Paris ngày 7.1.2015 và ngày 13.11.2015, làm nhiều người thương vong, Pháp đã ban hành tình trạng khẩn cấp có hiệu lực đến ngày 26.7.2016 và tăng cường thêm nhiều biện pháp an ninh. Trong thời gian vừa qua, Chính phủ Pháp đã phát hiện và kịp thời phá vỡ được một số âm mưu khủng bố, tuy nhiên Chính phủ Pháp vẫn cho rằng nguy cơ khủng bố chưa bao giờ cao như hiện nay. Trong tình hình đó, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp khuyến nghị công dân Việt Nam đang học tập, làm việc và sinh sống tại Pháp hạn chế đi lại và đến những nơi đông người, cho đến khi tình hình an ninh tại Pháp khả quan hơn.
Theo Danviet
Những kèn cựa khiến cảnh sát Pháp để lọt khủng bố
Một ủy ban điều tra vừa công bố bản báo cáo đặc biệt chỉ ra những sai sót của lực lượng an ninh Pháp dẫn tới hệ quả là họ không thể ngăn chặn các cuộc tấn công khủng bố ở Paris.
Cảnh sát Pháp hỗ trợ một nạn nhân ngoài nhà hát Bataclan sau vụ xả súng chết người. Ảnh: Reuters
Chuỗi các cuộc tấn công do những phần tử Hồi giáo cực đoan thực hiện hồi năm ngoái ở Paris, khiến 147 người thiệt mạng, đã không thể bị chặn đứng bởi những thất bại về tình báo ở Pháp cũng như một số quốc gia khác. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh cùng tình trạng hoạt động chồng chéo giữa các đơn vị, lực lượng chống khủng bố càng khiến tình hình trở nên rối ren hơn, AP hôm 5/7 dẫn kết luận của chủ tịch ủy ban điều tra vụ khủng bố tại thủ đô của Pháp.
Một ví dụ điển hình là trường hợp Salah Abdeslam, nghi phạm duy nhất sống sót sau cuộc tấn công thảm sát ở Paris hồi năm ngoái, lẽ ra không thể trốn sang Bỉ và ẩn náu ở đây khi mà y đã nằm trong tầm giám sát của lực lượng an ninh địa phương từ lâu. Trong khi đó, kẻ chủ mưu Abdelhamid Abaaoud lại có thể đi qua biên giới các nước châu Âu một cách dễ dàng, dù đã nằm trong danh sách những thành phần bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa cực đoan, ông Georges Fenech, chủ tịch ủy ban điều tra, lấy dẫn chứng.
Trước đó, cơ quan tình báo Pháp cũng nắm thông tin về hai anh em gây ra vụ thảm sát tại tạp chí Charlie Hebdo và kẻ bắt cóc, sát hại con tin ở cửa hàng tạp hóa Hyper-Kosher, Paris, hồi tháng một năm ngoái nhưng cũng không thể ngăn chặn.
"Hoạt động tình báo của Pháp đã thất bại", ông Fenech phát biểu tại một cuộc họp báo sau 6 tháng điều tra. "Tất cả những kẻ khủng bố tại nhà hát Bataclan, tạp chí Charlie Hebdo hay cửa hàng Hyper Kosher... đều từng nằm trong tầm theo dõi của ta. Nếu không vì những thất bại đó, chúng ta đã có thể ngăn chặn cuộc tấn công ở nhà hát Bataclan", ông nhấn mạnh.
Nghi phạm chủ mưu vụ khủng bố Paris Abdelhamid Abaaoud. Ảnh: AP
Ủy ban điều tra đã lần theo dấu vết hoạt động của từng kẻ cực đoan khi thực hiện nhiệm vụ nhằm phân tích ưu khuyết điểm của các biện pháp chống chủ nghĩa cực đoan mà Pháp đang áp dụng và đi đến kết luận rằng Pháp cũng như các quốc gia châu Âu khác, đặc biệt là Bỉ, vẫn còn rất yếu kém về nghiệp vụ tình báo.
Ủy ban đưa ra 40 khuyến nghị, trong đó đáng chú ý nhất là đề xuất thành lập lực lượng chống khủng bố quốc gia, tương tự cơ quan do Mỹ thành lập sau vụ khủng bố 11/9.
Một số đề xuất quan trọng khác bao gồm vạch ra phương án xử lý hiệu quả hơn đối với các nạn nhân khủng bố, kiên quyết không giảm án cho những kẻ bị kết tội liên quan đến mạng lưới khủng bố, thành lập những đơn vị đặc biệt trực thuộc lực lượng cảnh sát châu Âu Europol với nhiệm vụ phát hiện những phần tử cực đoan tiềm tàng ở các quốc gia thành viên.
Ủy ban cũng khuyến nghị tăng cường an ninh biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria bởi hiện tại, rất nhiều thanh niên Pháp và châu Âu sử dụng Thổ Nhĩ Kỳ như một trạm trung chuyển để tới các khu vực do Nhà nước Hồi giáo (IS) kiểm soát ở Syria. Các nhà điều tra đồng thời kiến nghị triển khai thêm nhân viên Europol tới điểm nóng Hy Lạp để quản lý hiệu quả hơn dòng người di cư.
Ủy ban đã thăm Trung tâm Phòng chống Khủng bố Quốc gia của Mỹ và "nhận thấy cần phải thành lập một trung tâm tương tự tại châu Âu", ông Fenech cho hay. "Trung tâm chống Khủng bố Mỹ có 1.200 đặc vụ. Trong khi đó, đơn vị điều phối do tổng thống Pháp điều hành chỉ có 8 nhân viên".
Bên cạnh đó, các nhà điều tra nhận thấy hoạt động tình báo không phải là thất bại duy nhất. Tình trạng cạnh tranh nội bộ và các quy định không thống nhất cũng gây cản trở, khiến các đơn vị cảnh sát và quân đội khó phối hợp hành động tại hiện trường.
Khi phát động chiến dịch đột kích vào nhà hát Bataclan để tiêu diệt những kẻ khủng bố, giải cứu con tin, cảnh sát ban đầu đề nghị quân đội cho họ mượn những khẩu súng trường Fanas. Tuy nhiên lực lượng quân đội có mặt tại hiện trường, với quy định không được phép rời bỏ vũ khí, đã từ chối lời đề nghị từ lực lượng cảnh sát.
Nhiều tiếng nói chỉ trích đã xuất hiện sau khi bản báo cáo được công bố, nhất là từ Stephane Gicquel, người đại diện cho các nạn nhân trong vụ thảm sát ở nhà hát Bataclan.
"Chúng tôi không biết người ta sẽ áp dụng những khuyến nghị này như thế nào, ai sẽ là người ra quyết định và vào thời điểm nào", Stephane nói. Ông cũng lo ngại các giải pháp đó chỉ là những "ước muốn xa vời, trong khi thực tế, đến thời điểm này, người ta phải đưa ra được những kế hoạch hành động hết sức rõ ràng".
Trần Việt
Theo VNE
Thủ tướng Pháp thừa nhận khủng bố sẽ còn tiếp diễn Pháp sẽ làm tất cả để ngăn chặn khủng bố, nhưng các cuộc tấn công khủng bố sẽ còn tiếp diễn, Reuters dẫn lời Thủ tướng Pháp Manuel Valls hôm 15.6. Thủ tướng Pháp Manuel Valls cảnh báo nguy cơ khủng bố sẽ còn tiếp diễn. REUTERS Phát biểu của ông Manuel Valls đưa ra sau vụ một người đàn ông quốc tịch...