“Khủng bố” bằng chất bẩn có thể bị phạt tù
Trong vòng chưa đầy nửa tháng, gia đình bà Nguyễn Thị Thảo (trú tại số 40 phố Lý Thường Kiệt, phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm) liên tiếp 2 lần bị kẻ xấu “ dằn mặt” bằng mắm tôm trộn với dầu nhớt. Có thể thấy, kiểu “khủng bố” tinh thần dạng này xảy ra trên địa bàn thành phố trong thời gian qua không phải là chuyện hiếm. Tuy nhiên, để xử lý được lại không hề dễ…
Hiện trường vụ việc kẻ xấu “dằn mặt” gia đình bà Thảo bằng mắm tôm
trộn dầu nhớt vào sáng 24-1
Khóc dở vì “đòn bẩn”
Video đang HOT
Sáng 24-1, căn nhà số 40 phố Lý Thường Kiệt của gia đình bà Nguyễn Thị Thảo lại bị kẻ xấu đổ mắm tôm vào khiến mọi hoạt động của văn phòng công ty ngừng hoạt động. Theo bà Thảo thì đây là lần thứ hai gia đình bị “khủng bố” bằng “bom” bẩn. Có mặt tại hiện trường, theo quan sát của phóng viên thì toàn bộ cửa ra vào của ngôi nhà bà Thảo nhoe nhoét mắm tôm pha với dầu nhớt và ốc thối, khiến cho ai đứng gần cũng không thể chịu nổi. Bà Thảo cho biết, sáng sớm khi nhân viên đến mở cửa văn phòng của công ty thì đã thấy tình trạng này. Ngay sau đó, bà Thảo đã gọi điện báo CAP Hàng Bài đến lập biên bản hiện trường xảy ra vụ việc để phục vụ công tác điều tra xử lý.
Trước đó, 23h ngày 11-1, nhà bà cũng bị kẻ xấu “khủng bố” bằng hai ruột phích chứa đầy mắm tôm. Camera giám sát của gia đình ghi lại thì “tác giả” vụ việc là hai nam thanh niên trẻ gây ra. Khi hai thanh niên này đi xe máy đến trước nhà số 40 phố Lý Thường Kiệt đã dừng lại và ném 2 ruột phích vào cả cửa trước và cửa bên nhà bà. Những mảnh thủy tinh của ruột phích vỡ tung tóe, mắm tôm bám đầy hai cánh cửa. “Trong hai thanh niên kia có một người định đánh con gái tôi vào ngày hôm trước, khi tôi góp ý với một nhân viên trông giữ xe lại mở hàng nước cạnh đó. Một thanh niên còn nói vọng qua cửa nhà tôi “cẩn thận không tao giết cả nhà” – bà Thảo nói, đồng thời khẳng định vụ việc có liên quan đến việc gia đình bà khiếu nại lên chính quyền về sự lộn xộn của bãi xe trên vỉa hè số 40 Lý Thường Kiệt.
Trong một trường hợp khác, cách đây không lâu, gia đình chị Nguyễn Thị H sống tại khu tập thể C3 Thành Công (phường Láng Hạ, quận Đống Đa) cũng bị một phen hú vía khi nhận được thông tin từ hàng xóm cho biết, cửa nhà chị bị một nhóm đối tượng “tóc xanh, tóc đỏ” đến đổ keo vào ổ khóa, đồng thời ném mắm tôm trộn dầu nhớt vào cửa nhà vì trước đó giữa chị và một nhân viên bảo vệ xảy ra mâu thuẫn.
Chưa có điều luật rõ ràng
Thông tin về vụ việc gia đình bà Nguyễn Thị Thảo bị kẻ xấu dùng “bom” bẩn dằn mặt, Trung tá Nguyễn Văn Oanh – Phó trưởng CAP Hàng Bài cho biết, hiện CAP cũng đã lập hồ sơ để điều tra truy xét. Cũng theo Trung tá Oanh, đa số các vụ việc dùng “bom” bẩn để giải quyết mâu thuẫn hoặc “khủng bố” tinh thần khi cơ quan điều tra vào cuộc điều tra, xử lý gặp rất nhiều khó khăn. Các đối tượng này thường thực hiện hành vi phạm tội vào đêm khuya, trời mưa hay những lúc vắng người. Ngoài ra, trừ những vụ việc được bị hại trình báo đến cơ quan điều tra thì còn có rất nhiều vụ bị hại lại không dám trình báo vì sợ bị trả thù nên gây hoang mang dư luận. Do vậy, ngoài sự cố gắng nỗ lực điều tra làm rõ vụ án của lực lượng công an thì cần phải có sự hợp tác của người dân trong việc đấu tranh, phát hiện, tố giác tội phạm.
Cùng quan điểm trên, luật sư Trịnh Anh Dũng – Trưởng VPLS Trịnh (thuộc Đoàn LSTP Hà Nội) cho biết, thời gian qua rất nhiều vụ việc mà báo chí phản ánh về hành vi dùng “bom” bẩn như ném mắm tôm trộn với thủy tinh, ốc thối vào nhà hay mang vòng hoa đến đặt trước cửa… chỉ vì mâu thuẫn cá nhân làm mất an ninh trật tự công cộng. Tuy nhiên, rất ít vụ được cơ quan chức năng triệt phá vì không có chứng cứ và các điều luật quy định về hành vi này vẫn chưa thực sự chặt chẽ nên khó xử lý.
Hiện nay, việc xử lý thường chuyển sang truy tố về tội danh làm nhục người khác theo Điều 121 – BLHS (có khung hình phạt từ 3 tháng đến 5 năm tù) hay tội đe dọa giết người theo quy định tại Điều 103 – BLHS (có khung hình phạt thấp nhất là cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù đến 7 năm). Còn chủ yếu những vụ “khủng bố” tinh thần hay dùng “bom” bẩn bị cơ quan chức năng điều tra làm rõ khi các đối tượng này cùng một lúc thực hiện hành vi phạm tội khác như cưỡng đoạt tài sản theo quy định tại Điều 135 – BLHS (có khung hình phạt tù từ 1 năm đến 20 năm), hoặc cướp tài sản theo quy định tại Điều 133 – BLHS (có khung hình phạt từ 3 năm đến tử hình và bị phạt tiền đến 100 triệu đồng, tịch thu một phần tài sản, phạt quản chế hoặc cấm đi khỏi nơi cư trú đến 5 năm).
Theo ANTD
Công bố bản gốc Hiệp định Paris
Hôm qua 23-1, Ban Tổ chức cấp Nhà nước đã khai mạc triển lãm ảnh và tư liệu hiện vật "Kỷ niệm 40 năm ngày Ký kết Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam" tại Nhà Triển lãm 29 Hàng Bài, Hà Nội.
Bản gốc Hiệp định Paris được trưng bày tại triển lãm
Tới dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước, nguyên Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cùng nhiều nhân chứng lịch sử. Cuộc triển lãm là một trong chuỗi các sự kiện đầy ý nghĩa kỷ niệm 40 năm ngày ký kết Hiệp định Paris về Việt Nam.
Những hiện vật quý, tư liệu lịch sử được trưng bày, triển lãm tái hiện sinh động toàn cảnh cuộc đàm phán và ký kết Hiệp định Paris. Đó là cuộc đấu tranh kiên cường, bền bỉ, mưu trí, khôn khéo và đầy bản lĩnh của những nhà ngoại giao cách mạng Việt Nam trên bàn đàm phán, sự kết hợp tài tình giữa 3 mặt trận quân sự - chính trị - ngoại giao, sự ủng hộ của những người tiến bộ, yêu chuộng hòa bình và công lý đối với nhân dân Việt Nam trong lúc khó khăn cũng như những giây phút xúc động hân hoan trong niềm vui chiến thắng.
Đặc biệt, ấn tượng những hiện vật lần đầu tiên ra mắt như bản gốc Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam, con dấu và biển tên của đoàn Chính phủ lâm thời miền Nam Việt Nam, chiếc xoong nhôm dùng để quấy xi niêm phong bản Hiệp định...
Có những hiện vật rất đặc biệt như Cuốn sổ tập hợp 10 nghìn chữ ký của nhân dân Cuba phản đối chiến tranh và ủng hộ nhân dân Việt Nam. Được tận mắt xem các tư liệu gốc và các bức ảnh chụp, nhà nhiếp ảnh Quang Phùng rất xúc động. Ông chia sẻ: "Là một nhà nhiếp ảnh, tôi đã đóng góp một phần nhỏ bé vào chiến thắng của Việt Nam tại Hội nghị Paris. Những bức ảnh tôi chụp về cuộc ném bom rải thảm B52 của Mỹ vào các khu vực dân sinh như Khâm Thiên, Bạch Mai đã được các tờ báo lớn của quốc tế đăng tải. Và các tờ báo ấy được đặt trên bàn đàm phán như minh chứng cho tội ác của quân đội Mỹ tại miền Bắc Việt Nam và kêu gọi sự tham gia của cộng đồng quốc tế chống chiến tranh tại Việt Nam. Khi xem các bức ảnh tại cuộc triển lãm, tôi thấy mình như sống lại thời khắc lịch sử đã qua và mãi mãi không thể nào quên về mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam với việc ký kết Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình tại đất nước ta".
Trong bài phát biểu tại buổi lễ khai mạc triển lãm, bà Nguyễn Phương Nga, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam đã một lần nữa khẳng định lại ý nghĩa to lớn và những bài học lịch sử mãi mãi còn nguyên giá trị của đàm phán và ký kết Hiệp định Paris. "Hiệp định Paris là văn bản pháp lý quốc tế toàn diện và đầy đủ nhất công nhận các quyền cơ bản của dân tộc Việt Nam, theo đó, Hoa Kỳ buộc phải cam kết "tôn trọng độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc Việt Nam".
40 năm đã trôi qua, nhiều thế hệ người Việt Nam đã sinh ra và lớn lên trong hòa bình sau ngày Hiệp định Paris được ký kết, vì thế, cuộc triển lãm được trưng bày nhằm nhắc nhở các thế hệ ngày nay hãy sống sao cho xứng đáng với sự hy sinh của cha ông, noi gương, phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc và trí tuệ Việt Nam. Đó cũng là ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Hiệp định Paris trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.
Theo ANTD
Vì sao GĐ "xin" cho sát thủ cuồng dâm? Vợ chồng anh Hiền đau đớn tại phiên tòa sơ thẩm. "Là người sống với nhau cần phải có cái tình và sự nhân văn, nghĩ vậy nên gia đình chúng tôi thống nhất xin giảm án cho Đặng Trần Hoài", đó là tâm sự của bố của 2 cháu bé 4 tuổi bị giết và cháu bé 8 tuổi bị hiếp. Để...