Khủng bố bằng “bom bẩn” Ebola: Ác mộng toàn cầu? (Kỳ 1)
Nhiều người lo ngại bọn khủng bố sử dụng bom bẩn chứa virus Ebola để gây ra đại họa trên toàn cầu.
Trong bối cảnh đại dịch Ebola đang bùng phát ở châu Phi mà thế giới vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, ngày càng có nhiều người lo ngại rằng các tổ chức khủng bố có thể lợi dụng loại virus khủng khiếp này để chế tạo “bom bẩn” phục vụ cho âm mưu đen tối của chúng.
Một số người đã nghĩ đến viễn cảnh một ngày nào đó virus Ebola sẽ được sử dụng như một loại vũ khí sinh học trong tay những kẻ khủng bố, và loại vũ khí đáng sợ này sẽ gây ra thảm họa kinh hoàng trên toàn thế giới.
Kể từ khi đại dịch Ebola bắt đầu bùng phát ở Guinea vào tháng Ba năm nay, nó đã cướp đi sinh mạng của hơn 1000 người ở 4 quốc gia Tây Phi và lây nhiễm trên tổng cộng hơn 1.700 người, với tỉ lệ tử vong có thể lên tới 90%.
Đại dịch Ebola đã cướp đi sinh mạng của hơn 1.000 người ở Tây Phi
Sự lây lan khủng khiếp của đại dịch Ebola đã khiến Tổ chức Y tế Thế giới phải vào cuộc và tuyên bố Ebola là tình trạng khẩn cấp toàn cầu khi cho rằng đây là đợt bùng phát khủng khiếp nhất của loại virus được phát hiện trên người từ năm 1976 tới nay.
Theo Cơ quan Sinh học-Y tế Liên bang Nga (FMBA), nguy cơ virus Ebola được sử dụng để chế tạo vũ khí sinh học không phải là không có thật.
Trong một cuộc họp báo tổ chức gần đây ở Moscow, ông Vladimir Nikiforov, Cục trưởng Cục nghiên cứu Bệnh truyền nhiễm thuộc Viện Đào tạo nâng cao của FMBA khẳng định: “Nguy cơ đó là có thật”.
Hãng tin RIA-Novosti dẫn lời chuyên gia này nói: “Trong thực tế, loại virus này có thể được sử dụng ở dạng xịt và có thể gây ra rắc rối vô cùng lớn”.
Theo ông Nikiforov, mặc dù thế giới đã có Công ước Vũ khí Chất độc và Sinh học từ năm 1972, song việc theo dõi các âm mưu chế tạo vũ khí sinh học, đặc biệt là với các tổ chức khủng bố, là vô cùng khó khăn.
Vũ khí sinh học có thể được chế tạo ở những phòng thí nghiệm nhỏ (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Ông nói: “Vũ khí sinh học không hề giống như vũ khí hạt nhân. Để chế tạo được bom hạt nhân, người ta cần phải có mỏ urani, lò phản ứng hạt nhân và nhiều trang thiết bị khác. Trong khi đó, vũ khí sinh học có thể được chế tạo trong một phòng thí nghiệm nhỏ được ngụy trang dễ dàng”.
Trong bối cảnh các tổ chức khủng bố và Hồi giáo cực đoan xuất hiện ngày càng nhiều trên thế giới, ông Nikiforov thừa nhận rằng ông “không thể đảm bảo được rằng một số quốc gia không chuẩn bị những loại vũ khí sinh học như vậy”.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với tờ The Sun của Anh, chuyên gia nhân loại học Peter Walsh thuộc Đại học Cambridge cho rằng thế giới cần phải thực sự cảnh giác với mối đe dọa từ bom Ebola.
Ông Walsh cảnh báo rằng bọn khủng bố có thể “chế loại virus này thành dạng bột”, cho vào bom và kích nổ nó ở những thành phố đông dân cư, gây ra đại dịch Ebola trên toàn cầu và cướp đi sinh mạng của vô số nạn nhân.
Bom bẩn chứa Ebola có thể gây ra thảm họa nếu được sử dụng ở các thành phố đông đúc
Trong khi đó, hôm thứ Năm tuần trước, cựu quan chức y tế Nga Gennady Onischenko cho rằng không thể loại trừ khả năng có bàn tay can thiệp của con người trong đợt bùng phát dữ dội của đại dịch Ebola lần này tại Tây Phi.
Ông Onischenko nói: “Tôi rất lo ngại về mức độ lan tỏa và sự ghê gớm của tình hình đại dịch Ebola khi có quá nhiều người chết như vậy. Tôi không loại trừ khả năng có bàn tay can thiệp của con người ở đây. Liệu có gì đó do con người tạo ra trong trận dịch Ebola này hay không?”.
Theo Khampha
Dịch Ebola tồi tệ nhất trong lịch sử: Lây qua đường hô hấp
Hơn 1.700 người mắc virus Ebola trong đó gần 1000 người tử vong tại 4 quốc gia vùng Tây Phi. Theo Bộ Y tế, virus Ebola lây lan rất nhanh, 90% số người mắc virus này sẽ tử vong.
Trước tính chất nguy hiểm của dịch Ebola, phóng viên có cuộc trao đổi với PGS.TS. Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế.
Thưa ông, ông có thể cho biết tình hình dịch Ebola hiện nay như thế nào?
Thông tin mới nhất chúng tôi vừa nhận được, tính đến ngày 7/8, thế giới ghi nhận 1711 trường hợp nhiễm virus Ebola, trong đó có 932 trường hợp tử vong tại 4 nước vùng Tây Phi. Cụ thể Guinea (495 mắc/363 tử vong), Liberia (516 mắc/282 tử vong), Nigeria (9 mắc, 1 tử vong), và Sierra Leone (691 mắc, 286 tử vong). Đặc biệt, những nước này cũng ghi nhận gần 200 cán bộ y tế lây nhiễm virus Ebola.
Trong 2 ngày họp khẩn gần đây, Tổ chức Y tế thế giới đã cân nhắc công bố tình trạng y tế khẩn cấp trên toàn cầu. Tại Việt Nam, mặc dù chưa ghi nhận ca bệnh nào nhưng Bộ Y tế nhìn nhận, đây là bệnh dịch rất nguy hiểm. Bộ Y tế sẽ không chủ quan.
Dịch Ebola đang bùng phát ở châu Phi khiến gần 1000 người thiệt mạng
Tốc độ lây lan của virus Ebola như thế nào, thưa ông?
Trước kia virus Ebola chỉ tồn tại trong địa phương nhưng vừa qua WHO khẳng định, bệnh tồn tại những nơi biến động. Tôi đánh giá, bệnh lây mạnh, lây nhanh. Mặc dù lây tiếp xúc gần, dịch tiết qua máu nhưng các nước Tây Phi là những nước nghèo nhưng tập quán muốn chăm sóc người bệnh tại nhà, không đưa đến cơ sở khám chữa bệnh.
Tôi được biết, có những nơi ở châu Phi chính công an, cơ quan đôn đốc người dân mới đưa dến khám. Bệnh thực hiện phòng hộ không nghiêm ngặt. Hơn nữa, cơ sở y tế của những nước này nghèo nàn, không có điện nước, khó làm tốt công tác chăm sóc, phòng hộ, tránh lây nhiễm.
Thứ 3 là tập quán mai táng, không thực hiện các biện pháp phòng hộ là nguyên nhân dẫn đến lây truyền.
Như ông nói, tốc độ lây lan của virus Ebola rất nhanh, mạnh. Là người làm công tác y tế dự phòng ông có lo ngại virus này sẽ vào Việt Nam?
Mặc dù Việt Nam làm quyết liệt nhưng virus Ebola vẫn có nguy cơ vào Việt Nam.
Việt Nam có những người đi học tập, làm việc ở châu Phi. Tất nhiên, nếu không tiếp xúc với bệnh nhân sẽ không sao. Tuy nhiên, vô tình tiếp xúc với người bệnh sẽ dễ mắc.
Hiện nay, dịch bệnh là vấn đề quốc tế chứ không phải quốc gia nữa thông qua việc đi lại, diễn biến phức tạp nên dịch bệnh có nguy cơ vào Việt Nam.
Có thông tin, virus Ebola đã có mặt tại Philippin với 7 ca mắc. Thực hư điều này thế nào, thưa ông?
Bộ Y tế chưa nhận được thông tin Philippin đã có 7 người nhiễm virus Ebola.
Rút kinh nghiệm từ dịch sởi bùng phát tại Việt Nam, lần này Bộ Y tế đã làm gì để đối phó với dịch Ebola?
Việt Nam quyết liệt phòng tránh. Nếu có bệnh nhân nhiễm Ebola Việt Nam ứng phó kịp thời. Quan trọng nhất, Bộ Y tế giám sát ở cửa khẩu, cộng động. Nếu có bệnh nhân, Bộ Y tế sẽ cách li ngay lấy mẫu xét nghiệm. Phòng bệnh đối với cán bộ y tế tiếp xúc với bệnh nhân.
PGS.TS. Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, lo ngại dịch Ebola vào Việt Nam
Trường hợp nếu có người mắc virus Ebola, Bộ Y tế sẽ đưa bệnh nhân đến khu vực cách ly. Nếu để lây chéo, nhiễm khuẩn trong bệnh viện sẽ bùng phát ra cộng đồng, khó kiểm soát.
Bộ Y tế truyền thông để người dân phối hợp y tế. Bệnh nhân đi từ châu Phi về thấy có triệu chứng phải khai báo với y tế, áp dụng tờ khai. Tuy nhiên, thực hiện khai báo toàn bộ những người đi từ châu Phi sang Việt Nam cũng có có cái khó. Những người đi từ Châu Phi về không tập trung của 1 hãng hàng không bay mà đi nhiều hãng hàng không khác. Chúng tôi phải giao cho công an cửa khẩu làm thủ tục nhập cảnh hướng dẫn khai báo mới được nhập cảnh.
Kế hoạch ứng phó khi có dịch Ebola vào Việt Nam cụ thể như thế nào, thưa ông?
Tổ chức Y tế Thế giới họp khẩn trong 2 ngày cân nhắc việc công bố tình trạng y tế khẩn cấp trên toàn cầu. Bộ Y tế Việt Nam cũng ban hành kế hoạch ứng phó với dịch bệnh do virus Ebola với 3 tình huống ứng phó.
Cụ thể: Tình huống 1: Dịch Ebola chưa ghi nhận ca bệnh, mục tiêu là phát hiện sớm ca bệnh tại Việt Nam để xử lý triệt để, tránh lây lan cho cán bộ y tế và cộng đồng. Tình huống 2: Nếu Việt Nam xuất hiện các ca bệnh xâm nhập thì cần khoanh vùng xử lý triệt để ổ dịch, điều trị tích cực hạn chế nhất tử vong và lây lan ra cộng đồng. Tình huống 3: Dịch lây lan trong cộng đồng.
Chúng tôi sẽ phân tích tình huống thực tế, phù hợp để người dân tránh hoang mang.
Bộ Y tế đưa ra lịch 15/8 sẽ ban hành tờ khai y tế. Bộ dành thời gian cho các địa phương in ấn tờ khai, ở các cửa khẩu phối hợp công an hàng không, quốc phòng không ảnh hưởng đến công việc, đi lại của hành khách.
Tình hình dịch Ebola tại các nước Tây Phi đang rất căng thẳng. Vậy ông có lời khuyên nào giúp người dân tránh hoang mang?
Người dân nên bình bình tĩnh, không hoang mang, lo lắng quá mức. Để phòng bệnh cần chú ý thực hiện vệ sinh cá nhân, môi trường: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn; vệ sinh nhà cửa... Nếu có tiếp xúc với khách mới về từ nước có dịch thì nên cảnh giác. Khi có dấu hiệu ho, sốt, mệt mỏi.. thì nên đến cơ sở y tế kịp thời.
Nguồn lây truyền bệnh có thể từ động vật. Ổ chứa mầm bệnh chính là dơi ăn quả; ngoài ra còn có tinh tinh, khỉ đột, chuột, linh dương... Virus cũng có thể lây từ người sang người qua tiếp xúc, tiếp xúc trực viếp với da, niêm mạc bị tổn thương, dịch tiết cơ thể của người hoặc động vật nhiễm bệnh.
Theo Khampha
Dịch Ebola: WHO tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu WHO khuyến nghị các nước phải sẵn sàng các biện pháp giám sát các ca nhiễm Ebola, đặc biệt là tại sân bay. Ngày 8/8, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố rằng đại dịch Ebola đang hoành hành ở khu vực Tây Phi là một "tình trạng y tế khẩn cấp ở mức độ quốc tế". Các chuyên gia...