Khúc ca cho đời
Chất giọng giao tiếp thì tôi chẳng đến nỗi nào, nhưng cứ cất lời hát là chỉ thấy xủng xoảng, câu này va vào chân câu kia, díu lại. Không thấy ngân nga vang, rền, nền, nảy.
Cứ như cuộc đời những đứa con gái đôi mươi bị quăng vào dòng xoáy vô vàn gấp gáp này, lúc nào cũng đôn đáo. Tôi cũng chẳng cao sang muốn con đường mình là thơ, được trải hoa hồng, tôi chỉ cần thẳng thôi, đường đất cũng được. Song đường tôi đi luôn gập ghềnh và với con nhà không có điều kiện, bố mẹ không hiểu về công việc phố xá thì còn khúc khuỷu hơn. Ước mơ thì nhiều trời cho không được mấy.
Công việc buộc tôi phải gặp đủ thứ người và thường phải tiếp khách cùng các anh chị đồng nghiệp ở quán karaoke. Hoàng bảo tôi nên tập hát. Anh không thể hát cho em nghe mãi. Những lúc anh say, em là người xoa dịu sự ngột ngạt của căn phòng. Tôi đi tiếp khách cùng Hoàng nhiều hơn. Thi thoảng tôi rủ Ngân, là bạn học cùng đến.
“Trận” đầu say bí tỉ, bến đáp thứ hai bao giờ cũng là một quán hát xập xình. Nghe hát mãi rồi cũng quen nhưng tôi chỉ có thể hát được “ Bài không tên số 2″. Giọng đậm đà buồn. Có lẽ tôi hát được là tôi thấy mình trong đó. Chiều về không buông nắng, cho mây âm thầm/ Một mình trong chiều vắng, nhớ đôi môi mềm/ Ngày nào ân cần trao thân…
Tôi hát đi hát lại. Có lúc đi vệ sinh, tắm giặt cũng tuôn ra. Giai điệu lần lượt tháo cũi sổ lồng ào ạt. Hát như gào thét. Như đồng cảm. Như thể ca khúc viết cho riêng mình. Như thể nó đi vào lòng nhiều đứa con gái mới bước vào đời và phải lựa chọn. Lần nào đi với Hoàng tôi cũng hát bài này. Hoàng khen tôi nhập tâm và bài tủ của tôi cũng đậm đà xúc động. Song anh buông: “Nhưng day dứt quá!”.
Tôi mới gặp Hoàng chừng ba tháng. Sự lãng tử và nhiệt tình của Hoàng khiến tôi rung động. Trước đây khi còn là sinh viên, tôi đến một cơ quan truyền thông xin thực tập. Gã đàn ông tên Thuấn được giao phụ trách hướng dẫn đã muốn chiếm đoạt tôi ngay khi tôi đặt chân đến nơi đó ba ngày.
Hôm đó gã dẫn tôi đi nhậu và chuốc say. Tôi đã vùng dậy và phải đến ba hôm sau mới dám quay lại cơ quan đó. Nói chuyện với những người con gái đang làm việc ở đây tôi được biết rằng có những điều người con gái muốn thuận lợi phải đánh đổi bằng nhân phẩm. Đó là sự trao đổi trắng trợn được tráng men bằng thứ na ná tình yêu. Cũng có thể là phải gá đời đứa con gái non nớt vào một mối tình mà mình không biết kết quả để được bảo vệ, che chở tạm thời.
Tôi nhắm mắt đưa chân. Những cuộc say bí tỉ. Những cuộc đáp ứng nhớp nháp cuồng loạn sau khi bầy đàn ăn nhậu túy lúy. Đêm về âm ỉ kể chuyện với màn đêm bằng nước mắt. Khóc đã đời. Rồi sáng sau khô nước mắt, tôi lại rồ dại với công việc có tên và nhiều thứ không tên, lại thấy sự phởn phơ vẽ trên khuôn mặt những đứa mới đến phỏng vấn.
Miễn tôi được gá một chân ở đó để Thuấn bảo vệ. Nghe đâu Thuấn đã có vợ con và gã vẫn liên tục “thả thính” nhiều đối tượng. Uống hổ lốn nhiều, tôi bị xuất huyết dạ dày, rát họng. Tôi nói với Thuấn cầu mong sự thông cảm. Nào ngờ Thuấn bảo em chữa đi. Vẫn phải cố. Không uống rượu không có quan hệ, chẳng hút được quảng cáo. Lòng tôi trơ khấc, nguội lạnh.
Không thể chịu nổi, tôi bật khỏi nơi này cùng rất nhiều nước mắt. Thuấn cũng chẳng thèm nói với tôi một lời. Anh có một gương mặt cạn tình sau khi được bóc tấm vải phủ màu toan tính. Thật ra tôi có nhiều lựa chọn. Tôi có quyền vì tôi trẻ và đẹp. Tôi có quyền ném Thuấn ra khỏi đời mình. Nhưng sự kiêu hãnh ấy chẳng chóng thì chầy cũng phải mềm nhũn trước nhiều khó khăn của cuộc mưu sinh và bồi đắp cho ước vọng.
Bởi tôi và Ngân từ quê ra. Những đứa mới đến phỏng vấn cũng từ quê ra. Tất thảy học hành và gồng mình hy vọng. Đời con gái khoác trên mình tấm áo con nhà nông dân và không còn đường quay về làm ruộng hay là công nhân. Phải kiếm việc ngoài thành phố. Mà gia đình không mua vé đó. Tấm vé đó tôi phải tự tìm kiếm. Công việc hay tình yêu, đôi khi phải tìm kiếm, thậm chí phải giằng lấy. Tôi hằng mong mình trưởng thành hơn. Nhưng quá trình trưởng thành nào cũng đau đớn thế này sao?
Video đang HOT
Trong khi khóc lóc thì tôi lên facebook rồi gặp Hoàng. Hoàng lãng tử. Hoàng là sự khác biệt một trời một vực với người tôi yêu trước đây. Một mối tình tôi đã trao thân, nhạt nhẽo nhưng chẳng hiểu sao lúc đó tôi đã hy vọng đến thế. Cũng có thể đó là sự non nớt của một đứa con gái mới lớn. Tình ấy cũng chóng qua.
Hoàng đến với tôi tinh tế, nhẹ nhàng và có sự quan tâm cần thiết. Có lúc anh vồ vập. Ở bên Hoàng tôi thấy an tâm và bình yên. Mỗi lần làm đề tài môi trường, đô thị, Hoàng lại kéo tôi theo và tôi học được nhiều từ anh. Ở anh có cái nhiệt huyết, sự lăn xả. Dù trong cuộc nhậu có lúc anh cho thấy mình khá bất cần.
Cái sự bất cần thành ra là lực hấp dẫn những đứa con gái như tôi. Tôi tiến bộ từng ngày trong cách tiếp cận đề tài, thắt nút, mở nút khi viết. Cái Ngân nhìn thấy Hoàng cũng thốt lên, anh đẹp trai và tử tế. Đời này chỉ cần gặp được người tử tế là đã mãn nguyện.
Hoàng làm việc ở một tờ báo lớn và năng động. Khi tôi ra trường thì anh kéo tôi về làm. Trước đây đi cùng anh viết bài, tôi cũng đã được đăng, quen phong cách bên đó và một số người biết bút danh tôi. Tôi nhập cuộc khá thuận lợi. Anh cũng chưa hứa hẹn gì cụ thể về công việc. Anh bảo cho tôi một môi trường và tôi cần từng ngày khẳng định mình.
Ngân ra trường, tạm chọn việc bán hàng qua mạng. Ba tháng sau, trong một cuộc ăn uống tôi rủ Ngân đi và ở đó quen Dũng, cùng cơ quan mới của tôi. Dũng thích Ngân từ hôm đấy và có ý kéo nó quay trở lại làm báo. Ngân là đứa viết tốt và có tư duy khái quát cao. Nó viết bài đầu tiên đã khiến Dũng ưng. Cũng từ khoảng thời gian đó cả Hoàng và Dũng đều khen tôi tiến bộ. Dù nhiều bài tôi gửi Hoàng xem trước khi nộp cho tòa soạn.
Tôi và Ngân có nhiều chuyến công tác phối hợp đi với nhau. Đó cũng là dịp cả hai giúp đỡ nhau. Tuy nhiên, Ngân chỉ là cộng tác ở tờ báo nơi tôi đang làm. Dũng trích một phần lương của mình hỗ trợ Ngân và nó đồng ý. Bù lại, Ngân có tài ăn nói, thi thoảng kiếm được những hợp đồng đủ để Dũng mát lòng mát dạ tự tin khi đến cơ quan.
Mẹ gọi điện lên hỏi thăm. Tôi nói là con sống rất ổn. Mẹ bảo bố trí thời gian về thăm quê. Hoàng biết điều này. Anh đề nghị hai đứa đi công tác và tiện đường anh đưa tôi về nhà. Bố mẹ khen Hoàng hào phóng, dễ mến. Tốt tính nữa. Tôi và anh nhìn nhau cười. Xưa nay bố mẹ tôi ít đánh giá về người khác, nhưng nhìn mặt các cụ tôi biết họ rất cảm tình với Hoàng.
Chuyến đi làm bài và thăm nhà thật vui. Hôm sau ở thành phố, Hoàng đưa tôi lên tòa nhà cao nhất để ngắm thành phố. Hà Nội tuy nhiều lúc ngột ngạt nhưng vẫn có những khoảng trữ tình rất thân thương. Tôi hát một đoạn “Bài không tên số 2″. Hoàng cười: Em mê bài này đến thế ư?!
Đời người con gái, qua khổ đau rồi đến lúc trải qua sự thăng hoa của cảm xúc, đó chẳng phải niềm sung sướng hãnh diện lắm sao. Hoàng rất thích nói về những chuyến đi, những đề tài đầy chất đời, sức gợi. Trong chuyện chăn gối, anh cũng biết cách gây cười và để tôi thưởng thức trọn vẹn cảm xúc. Anh đưa tôi vào lâu đài lộng lẫy thiêng liêng của hiến dâng.
Khi ở xa nhau, trong tin nhắn anh thường hôn tôi năm cái. Hỏi vì sao. Anh giải thích: “Một cái lên trán để mong em tư duy tốt đề tài. Một cái vào tai mong em luôn nghe thấy những điều ấm áp. Một cái vào miệng để em hay cười. Một cái lên ngực cho em mãi trẻ trung, xinh đẹp. Còn một vào… để em được tận hưởng trọn vẹn cảm xúc thăng hoa của tình yêu”.
Tôi thích điều dí dỏm ấy. Dù có lúc thấy sến sẩm, nhưng rõ ràng cách anh nói tinh tế, cuốn hút. Anh khiến tôi muốn nghe và lúc nào cũng muốn nghe anh nói. Ở bên anh tôi tràn trề niềm vui. Mỗi lúc ở riêng bên nhau là xoắn quyện trong ái ân. Anh cũng thực hành năm cái hôn đó, như một thứ nghi thức của tình yêu.
Tôi luôn muốn được đón nhận. Tôi thích luyện giọng để có thể hát những bài đôi với Hoàng. Đôi khi tình yêu khiến mỗi người phải thay đổi theo cách tích cực. Tôi không phải thuộc loại người thích tô màu hồng cho tình yêu, nhưng thấy mình sống có cảm xúc, không hờ hững với đời như bọt bể. Càng muốn mình có điều kiện để làm việc mình thích, là dấn thân cho mỗi hành trình.
Giông tố trút xuống. Tôi nhận về nỗi đớn đau giày vò. Hoàng là người đàn ông đã có vợ. Hoàng không nói và cả cơ quan không ai nói điều đó. Như thể anh là trai tân. Trai chưa vợ, còn tôi gái chưa chồng thì có gì phải lăn tăn.
Nhưng tôi đã sụp đổ khi biết Hoàng còn có tới hai đứa con. Đàn ông ai cũng tham lam vậy sao? Anh đã vây bao tôi bằng sự bảng lảng lịch lãm của một kẻ phong lưu, hào phóng và sẵn sàng che chở. Anh đã thắp cho tôi những hy vọng và chỉ cho tôi cách phải lớn lên. Thế rồi cũng chính anh đẩy tôi xuống bùn lầy. Hoàng ơi sao nỡ làm em tan nát?
Tôi và Ngân đi nhậu. Hai đứa. Nhấm nháp cái cay đắng. Rồi sau đó xô vào quán hát. “Tìm trong tháng ngày buồn/ Đôi mắt nào khô đường tim chơ vơ/ Đếm cho nhau lời nói/ Trên đời nào yêu người…”.
Sau đêm đó về, chưa kịp tẩy trang, tẩy uế, tôi nằm bẹp. Ngân mua cháo cho tôi. Nó sợ tôi không gượng dậy nổi sau cú sốc này.
- Mày với ông Hoàng phải gặp nhau, nói rõ mọi chuyện. Không thì coi như một cơn gió thoảng.
Nói thì dễ lắm. Chuyện tình cảm, ai mà giải thích tường tận. Có lúc như con thiêu thân.
Tôi không gọi. Hoàng chủ động. Nói là xin lỗi. Tôi ừ hữ. Đầu đau không ngóc được lên. Hoàng chạy đến, bảo muốn nói chuyện. Tôi gạt đi. Chẳng còn gì để nói với kẻ phụ bạc.
Ánh mắt Hoàng chùng xuống, dài dại, đờ đẫn hối lỗi.
- Anh xin lỗi em. Nhưng thực ra anh…
- Thực ra anh rất tầm thường đúng không?
Miệng Hoàng méo xệch.
Thực tình tôi chẳng muốn nhìn thấy mặt Hoàng. Ranh giới giữa người tốt, kẻ xấu hóa ra chỉ mong manh bằng hy vọng của một đứa con gái yếu đuối. Tôi đuổi Hoàng về. Hoàng nài nỉ: “Thôi nào em. Để anh từ từ nói đã”.
Tôi không muốn nghe dù Hoàng ngồi lại, nói khá nhiều. Nói chán một mình, anh tự về. Tôi không biết mình làm vậy có đúng không, nhưng nỗi đau đang ghì tôi xuống. Vào đời bằng quá nhiều vết thương, tôi còn có thể làm gì? Tôi đã làm gì? Đời đứa con gái đâu chỉ biết xoạc hai cái chân ra. Tôi hằng muốn tô vẽ lên đời mình những phấn hương đắt tiền, nhưng giờ nhận ra bộ mặt thật của người khác, giờ trái tim rỉ máu, làm sao còn có thể ngóc đầu lên nhìn đời.
Sau mỗi lúc ngã lòng, những đứa con gái thường hướng về gia đình, muốn về để được mẹ an ủi. Tôi thèm được nguôi ngoai đau đớn sau khi Hoàng đã nhấn đầu tôi xuống hố đen. Đành rằng Hoàng đã cho tôi những ngày tháng tuyệt diệu, nhưng chẳng là gì với vết thương anh vừa gây ra. Hoàng nhắn nhiều, gọi nhiều, tôi không bắt máy. Tôi tắt. Tôi muốn loại hình bóng ấy ra khỏi hồn mình. Tôi không muốn gặp người có một vẻ lãng tử tẩm độc dược. Anh là viên đạn bọc đường.
Vùng quê không cho tôi một chốn nương nhờ về công việc. Dù rằng mẹ vẫn bảo, thất bại con hãy về làm vườn với bố mẹ. Tôi có thể lấy một anh chàng ở làng, rồi sinh con đẻ cái, chấp nhận làm vợ, làm mẹ. Nhưng tôi còn nặng nợ với phố. Sự nhộn nhịp đến chóng mặt và thực dụng đến quắt người ở phố vẫn có sức hút, chờ đợi tôi, cuốn tôi vào đó.
Tôi ra phố để tìm một công việc khác, tìm kiếm một lẽ sống khác, ngoài Hoàng ra. Xét đến cùng, mỗi chúng ta đều không thể chỉ hát có một bài. Mỗi người đều có cách riêng để bắt đầu lại, phải không những khúc ca?
Ngột ngạt vì người chồng "bẩn tính"
Nói về cuộc hôn nhân ngột ngạt kéo dài hơn chục năm của mình, chị ngán ngẩm cho biết: "Anh ta vô cùng sạch sẽ, nhà cửa lúc nào cũng sạch như lau như ly. Chỉ có điều tính cách lại không "sạch" như con người. Anh ta rất bẩn tính".
Chị nói chồng mình sạch sẽ đến mức khó chịu. Anh dành rất nhiều thời gian để lau chùi và dọn dẹp hàng ngày. Anh cũng đòi hỏi vợ con phải sạch sẽ như thế. Chỉ cần vợ để bẩn một chút ở đâu là anh ta gầm rít, chửi bới. Có những hôm anh đi công tác, vậy mà vẫn "soi" nhà cửa, vợ con qua camera. Chị nhớ có lần bổ quả dưa hấu, con dao chưa kịp rửa để trên kệ bếp, ngay lập tức, chị bị anh gọi điện "tổng sỉ vả" một trận.
Là người ưa sạch sẽ như vậy nhưng tính anh lại vô cùng "bẩn", chị không ngần ngại nhận xét về chồng như vậy. Ghét bố mẹ vợ nên anh cấm vợ đưa các con về thăm ông bà ngoại. Mới đây, khi anh đi công tác 3 tuần, chị tranh thủ đưa 2 con về chơi với ông bà sau một thời gian dài bị "cấm vận". Vậy mà soi camera ở nhà không thấy vợ con, anh hùng hổ gọi điện thoại để truy xét. Anh làm ầm ĩ như thể "Trời sập" đến nơi. Chị nói, ngay cả Tết, dù cách nhà ông bà ngoại vài cây số nhưng anh cũng không cho vợ con về chúc Tết. Đến thăm bố mẹ đẻ, chị toàn phải đến "trộm". Chị cảm thấy vô cùng khổ tâm vì điều đó. Chị không dám vùng lên bởi trước người chồng xấu tính của mình, phần thiệt vẫn luôn là chị.
Ảnh minh họa
Dù anh cũng là người có "vai vế" ở công ty nhưng tuyệt nhiên không bao giờ đưa tiền cho vợ. Quan điểm của anh là tiền chồng dành làm "việc lớn", tiền vợ chi tiêu hàng ngày. Thế nên, thu nhập của chị dành hết cho gia đình, chị gần như không có tích lũy. Trong khi đó, "việc lớn" của anh là mua xe máy, ti vi, tủ lạnh trong nhà. Thế nhưng, thỉnh thoảng anh vẫn yêu cầu vợ bù vào. Anh luôn tính toán và lúc nào cũng sợ mình thiệt. Đưa cho vợ thêm vài trăm nghìn, anh cũng nhớ và nhắc suốt mấy tháng. Biết tính chồng nên chị rất sằng phẳng với anh. Nhờ anh mua thứ gì, chị cũng trả tiền đầy đủ.
Ở với người chồng như vậy hơn chục năm, chị cảm thấy vô cùng ngột ngạt. Chị luôn cố gắng nhẫn nhịn, chịu đựng để cho "yên cửa, yên nhà". Gọi là "yên" nghĩa là không đưa nhau ra tòa chứ trong nhà chị chẳng lúc nào yên, lúc nào cũng nghe thấy tiếng anh chửi vợ, đánh con. Nhiều người khuyên chị ly hôn, thế nhưng với người đàn ông nhỏ nhen, không đàng hoàng như anh, chị biết chắc việc chia tay sẽ không dễ dàng.
Cứ đến bữa cơm chồng lại đặt 500 nghìn vào mâm để "dằn mặt", cô vợ im lặng tới ngày thứ 3 thì phản kháng dữ dội khiến anh không dám "thái độ" "Không chỉ dừng lại ở đó, sau hôm ấy cứ mỗi lần tới bữa chồng em lại đặt tờ 500 nghìn xuống mâm cơm bảo để nhắc cho em nhớ...", người vợ kể. Phụ nữ không sợ lấy chồng nghèo, chỉ sợ lấy phải chồng gia trưởng vô tâm không hiểu suy nghĩ, nỗi lòng của vợ. Bởi như vậy họ sẽ luôn...