Khúc biến tấu quen thuộc từ bánh bao
Há cảo, sủi cảo, xíu mại, màn thầu là những món bắt nguồn từ bánh bao, rất phổ biến và đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Trung Hoa.
Bánh bao là món ăn thường được người Trung Quốc dùng trong bữa sáng, làm từ bột mì, có nhân và hấp chín. Với nhiều cách biến tấu, món ăn bình dân này đã chiếm được cảm tình của nhiều thực khách trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Sủi cảo
Sủi cảo là thành phần không thể thiếu trong món vằn thắn. Ảnh: Travel CNN
Sủi cảo là món ăn truyền thống rất được ưa chuộng ở Trung Quốc, đặc biệt là ngày tết. Nhân sủi cảo có loại có thịt, có loại chỉ có rau nhưng thường là thịt và rau trộn lẫn, và được gói theo hình bán nguyệt. Bát sủi cảo truyền thống của người Hoa được thưởng thức đơn giản với sủi cảo, cải ngọt cắt khúc và nước luộc được nêm gia vị vừa ăn.
Ở Việt Nam, sủi cảo thường thấy trong bát mì vằn thắn. Do đó, ở Hà Nội, bạn có thể tìm đến các cửa hàng mì vằn thắn trên phố Trần Hưng Đạo, Tô Hiệu, Đinh Liệt… hoặc quán vỉa hè ở Hàng Điếu, Hàng Bồ để thưởng thức. Nếu gọi sủi cảo ăn riêng, các chủ hàng cũng rất sẵn lòng. Ở TP HCM, trên đường Hà Tôn Quyền, có rất nhiều quán sủi cảo lâu năm nằm san sát nhau.
Hoành thánh
Hoành thánh là món ăn khá quen thuộc với người Việt. Ảnh: Travel CNN
Hoành thánh có nhân làm từ thịt, hải sản và rau băm nhỏ, gói lại bằng vỏ bột mì rồi đem hấp chín. Hoành thánh có thể ăn riêng kèm với nước sốt gia vị hoặc được dùng trong món mì vằn thắn, súp vằn thắn. Không chỉ là món ăn truyền thống ở Trung Quốc, hoành thành là món rất nổi tiếng ở Hội An. Ở đây, hoành thánh được chế biến với nhiều hình thức như hoành thánh chiên, hoành thánh nước, hoành thánh mì…
Còn ở Hà Nội, các tiệm mì vằn thắn cũng là nơi thưởng thức hoành thánh tuyệt vời, chủ yếu được chiên vàng nên rất thơm và giòn. Ở TP HCM, hoành thánh rất sẵn trên bất kỳ con đường, ngõ hẻm nào, từ Mạc Thị Bưởi, Tôn Thất Đạm, Hải Thượng Lãn Ông… đến Võ Văn Tần, Bà Huyện Thanh Quan.
Xíu mại
Món này có nguồn gốc từ vùng Nội Mông. Ảnh: gourmandistan.com
Xíu mại là một trong những món ăn điểm tâm của người Trung Quốc với nguyên liệu chính gồm thịt lợn, bột năng, nước sốt cà chua, dầu ăn, tỏi, bột nêm, tiêu, đường, cà chua. Ở Việt Nam món xíu mại được chế biến trông giống thịt viên, dùng với cơm hoặc kẹp vào bánh mì. Đây là món ăn dễ làm, dễ tiêu hoá, hợp cho cả người già và trẻ em.
Ở Hà Nội, bánh mì xíu mại bán ở rất nhiều các quán cóc ven đường, gần khu sinh viên và trường học. Ở TP HCM, chợ Lớn là nơi bạn có thể tìm được những viên xíu mại thơm ngon, hấp dẫn. Hay quầy xíu mại ở góc ngã tư Cô Giang – Đề Thám, quận 1 cũng rất nổi tiếng.
Màn thầu
Màn thầu có hình dáng rất giống với bánh bao. Ảnh: giadinh.net
Màn thầu là sự kết hợp của rất nhiều nguyên liệu và gia vị. Để làm được nhân bánh, người ta băm nhỏ khoai tây, thêm thịt gà, bò, rau mùi, gừng và tỏi. Màn thầu có thể được nặn hình tròn hoặc lưỡi liềm. Thông thường chúng được hấp hoặc chiên, ăn kèm với sốt tương ớt và nước dùng.
Ở Việt Nam, màn thầu được biết đến với cái tên bánh bao chay. Bánh không có nhân mà chỉ đơn giản làm bằng bột và được hấp chín. Món ăn dân dã, bình dân này bạn có thể bắt gặp ở bất cứ đâu trên đường phố và các con ngõ hẻm ở Hà Nội và TP HCM.
Há cảo
Video đang HOT
Há cảo sau khi cuốn được chiên giòn trong dầu vàng ươm, giòn tan, ăn rất ngon miệng. Ảnh: incomfish.com
Há cảo là món ăn có nguồn gốc bắt nguồn từ Triều Châu, Trung Quốc và thường được dùng vào các bữa ăn sáng hoặc là món điểm tâm. Vỏ há cảo được làm từ hỗn hợp bột mì, bột há cảo và bột năng, nhân bánh đa dạng bao gồm thịt, tôm, các loại rau, củ quả…, có thể hấp hoặc chiên. Tuy là món ăn có nguồn gốc từ người Hoa, nhưng nguyên liệu và cách làm lại khá gần gũi với người Việt Nam.
Cũng như sủi cảo, há cảo thường có mặt ở hầu hết quán mì vằn thắn. Ở Hà Nội, quán mì trên đường Nguyễn Biểu hay quán vỉa hè ở Hàng Bồ là những địa chỉ không thể bỏ qua. Ở TP HCM, chợ Lớn vẫn là thiên đường cho món ăn đậm chất Trung Hoa này.
Bánh bao chiên
Bánh bao chiên ấm lòng ngày đông. Ảnh: Hạt Tiêu
Bánh bao chiên là món ăn sáng phổ biến nhất ở Thượng Hải kể từ đầu những năm 1900. Bánh có một lớp vỏ mềm mại, bên trong có nhân thịt viên và nước dùng nóng hổi, thơm lừng. Ở Việt Nam, bánh bao chiên hấp dẫn người ăn bởi vị giòn thơm, béo ngậy mà không ngán bởi bánh được ăn kèm với nước mắm chua ngọt và dưa góp làm cho hương vị của nó thêm phần thơm ngon.
Nếu ở Hà Nội, bạn có thể đến quán nhỏ trên đường Nguyễn Trường Tộ, Bạch Mai, Hàng Đẫy để thưởng thức bánh bao chiên 5.000 một cái. Còn ở TP HCM, bạn có thể đến ngã 4 Trần Hưng Đạo – Nguyễn Tri Phương.
Theo Tapchiamthuc
Mổ xẻ 3 mẹo rã đông thịt quen thuộc cho bạn lựa chọn
Tùy theo lượng thời gian mà bạn chọn cho mình cách rã đông tốt nhất nhé!
Bước 1:
- Ước tính thời gian để lấy thịt ra khỏi ngăn đá.
Thông thường, cứ mỗi 900g thịt sẽ cần thêm 24 tiếng nữa. Đối với thịt đã được phân ra thành lượng nhỏ hơn, thời gian rã đông sẽ ngắn hơn, và nhiệt độ của tủ đông cũng ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình rã đông của thịt được bảo quản.
Bước 2:
- Cho thịt vào một chiếc đĩa, dùng nylon thực phẩm bọc lên, hoặc bọc thịt trong bao nylon rồi gói chặt lại.
Bước này có tác dụng tránh thịt rỉ nước, làm bẩn tủ lạnh. Bạn không nhất thiết phải bọc kín thịt lại, chỉ cần đựng thịt trong đĩa hoặc bọc là được.
Bước 3:
- Cho thịt vào ngăn mát tủ lạnh, để ở sâu phía trong.
Bước 4:
- Xem độ mềm của thịt: dùng tay nhấn vào miếng thịt qua lớp bọc. Nếu muốn kiểm tra kỹ hơn, bạn bẻ miếng thịt ra làm đôi rồi nhấn vào giữa, miếng thịt nếu đã được rã đông hết sẽ mềm đều, nếu không vẫn sẽ còn độ cứng.
- Dùng thịt trong khoảng 1-2 ngày sau khi rã đông.
Ưu điểm của cách rã đông bằng tủ lạnh:
- Ngăn ngừa được vi khuẩn xâm nhập vào thịt.
- Thịt đã được rã đông vẫn có thể tiếp tục giữ lạnh trong ngăn mát tủ lạnh từ 24 đến 48 giờ nữa.
- Khi cần, bạn vẫn có thể làm đông thịt sau 24 đến 48 giờ rã đông.
Nhược điểm:
- Tốn nhiều thời gian.
Bước 1:
- Ước tính thời gian lấy thịt ra khỏi ngăn đá. Đối với cách rã đông này, bạn sẽ cần khoảng 1 tiếng để rã đông 450g thịt.
- Cho thịt vào một túi nylon thực phẩm có khóa kéo rồi đóng túi lại thật kín.
Bước 2:
- Cho túi vào chậu nước lạnh, để sao cho phần thịt hoàn toàn ngập dưới nước. Để riêng chậu nước ra cho đến khi thịt rã đông hết.
Bạn chú ý không dùng nước nóng hoặc ấm, nước nóng ấm sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn xâm nhập vào thịt.
Bước 3:
- Thay nước mỗi 30 phút. Việc thay nước sẽ ngăn chặn việc nước trong chậu tích tụ vi khuẩn.
Bước 4:
- Kiểm tra thịt rã đông bằng cách bẻ miếng thịt, hoặc mở miệng bao nylon rồi ấn vào chính giữa miếng thịt để kiểm tra độ cứng mềm.
Ưu điểm của cách rã đông bằng nước lạnh:
- Tốn ít thời gian hơn.
Lưu ý:
- Dùng ngay trong 2 tiếng.
- Không được làm đông lại thịt sau khi đã rã đông bằng cách này.
Bước 1:
- Cho thịt vào một chiếc đĩa có thể quay lò vi sóng được. Nếu không lấy được thịt ra khỏi bao đựng, bạn có thể gói chặt bao thịt lại, xả dưới nước lạnh cho đến khi thịt bắt đầu mềm và rời ra.
Bước 2:
- Cho thịt vào lò vi sóng. Với 450g thịt, bạn cần quay trong 3 phút với chế độ rã đông có sẵn hoặc chọn mức nhiệt thấp nhất. Chế độ này sẽ giúp thịt vừa rã đông nhưng không bị chín.
Bước 3:
- Dùng thìa ấn vào miếng thịt để kiểm tra độ rã đông.'
Ưu điểm của cách rã đông bằng lò vi sóng:
- Tốn rất ít thời gian, không cần chuẩn bị nhiều.
Lưu ý:
- Dùng thịt ngay sau 2 giờ rã đông.
- Tương tự như rã đông bằng nước, không làm đông lại thịt sau khi đã rã đông.
Theo Eva
[Chế biến] - Trứng chiên lạp xưởng Việc kết hợp lạp xưởng vào món trứng chiên quen thuộc không chỉ làm cho món ăn trở nên đẹp mắt mà còn thơm ngon và lạ miệng. Nguyên liệu: - 3 quả trứng gà, 1 cây lạp xưởng thái lát chiên sơ qua, 1 củ hành tây. - 1 thìa cà phê nước mắm, 1/2 thìa cà phê đường, 1 thìa cà...