Khuấy biển Đông, Trung Quốc “gậy ông đập lưng ông”

Theo dõi VGT trên

Có lẽ Trung Quốc cũng không ngờ bị mắc nghẹn và dính đòn “gậy ông đập lưng ông” bởi cuồng vọng bị đẩy quá đà, lộ rõ sự ảo tưởng về sức mạnh của mình, đồng thời thể hiện “chưa biết người”.

Khuấy biển Đông, Trung Quốc gậy ông đập lưng ông - Hình 1

Tàu hải cảnh của Trung Quốc bám sát, hú còi và lao thẳng vào tàu 4032 (bên phải) của Cảnh sát biển Việt Nam. (Ảnh do lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam chụp ngày 9-6)

Khi hùng hổ kéo giàn khoan được coi là “vũ khí chiến lược” hay “quốc thổ di động” vào vùng biển Việt Nam, Trung Quốc chắc chắn đã lường tính đến các tình huống và phản ứng có thể xảy đến từ Việt Nam, ASEAN, Mỹ cũng như thế giới.

Có lẽ Trung Quốc cũng không ngờ bị mắc nghẹn và dính đòn “gậy ông đập lưng ông” bởi cuồng vọng bị đẩy quá đà, lộ rõ sự ảo tưởng về sức mạnh của mình, đồng thời thể hiện “chưa biết người”.

Chưa rõ liệu Trung Quốc thu được gì từ hành vi gây hấn ngang ngược, song thực tế chỉ ra Trung Quốc đang rơi vào cảnh “ghét của nào trời trao của nấy”.

Thời gian qua, Trung Quốc ra sức rao giảng chủ thuyết “trỗi dậy hòa bình” và đã khá thành công với những cuộc “tấn công quyến rũ” bằng kinh tế, thương mại, đầu tư, sức mạnh mềm văn hóa và hàng hóa giá rẻ tràn ngập toàn cầu. Tuy nhiên, với những hành động hung hăng, rõ ràng Trung Quốc đang tự phá hỏng uy tín và hình ảnh nước này dày công xây dựng bấy lâu.

Nhật báo Pháp Les Echos mới đây đăng bài “Trung Quốc – cường quốc ngày càng hiếu chiến” của tác giả Gabriel Grésillon đánh giá, nếu như cách đây 5 năm, Trung Quốc còn được xem như một quốc gia hòa bình, thì giờ đây đã trở thành một kẻ gây hấn tiềm tàng trong khu vực.

Hành động này ẩn chứa một rủi ro nghiêm trọng là làm sụp đổ uy tín của quốc gia. Cây bút này kết luận: “Để gây dựng uy tín phải mất nhiều thời gian, nhưng tiếng xấu lại bám lấy rất nhanh. Đó chính xác là những gì Trung Quốc đang làm… Cường quốc thứ hai trên thế giới này không còn là một quốc gia hòa bình nữa, mà đã trở thành kẻ gây hấn tiềm tàng trong toàn khu vực”. Đáng chú ý, đây không còn là ý kiến mang tính đơn lẻ mà đã trở thành nhận định phổ quát trên toàn cầu.

Một thất bại khác, Trung Quốc rất sợ quốc tế hóa tranh chấp ở biển Đông và trước nay chỉ một mực khăng khăng dùng chiêu “đàm phán song phương” để bẻ từng chiếc đũa yếu ớt.

Nhưng nay không phải Việt Nam mà chính tham vọng siêu cường của Trung Quốc đã tự quốc tế hóa vấn đề biển Đông. Đơn giản biển Đông không thể là ao nhà của riêng nước nào và thái độ hung hãn của Trung Quốc đã đe dọa sự ổn định của khu vực, tự do hàng hải và lợi ích thương mại của hàng loạt cường quốc.

Nên Trung Quốc không chỉ vấp phải sự phản đối của Việt Nam, Philippines mà còn hứng chịu sự chỉ trích gay gắt của Mỹ, Nhật Bản, Úc, Ấn Độ…Không lạ nếu khu vực châu Á-Thái Bình Dương xuất hiện những cơ chế an ninh mới hoặc liên minh nào đó nhằm đối phó với các nguy cơ nổi lên.

Bên cạnh đó, khi vứt bỏ chiếc áo choàng “trỗi dậy hòa bình”, Trung Quốc lại vô tình thả một con sư tử thật sự ra khỏi rừng. Hệ quả của việc Trung Quốc cố thay đổi hiện trạng, thách thức Mỹ đã khiến Washington khuyến khích Nhật Bản gánh vác một vai trò lớn hơn trên vũ đài khu vực.

Video đang HOT

Nhật Bản đã ngay lập tực chớp lấy cơ hội này, đang tháo bỏ những cấm điều để trở thành một quốc gia bình thường được phép xuất khẩu vũ khí, có quyền phòng vệ tập thể, thực hiện chủ nghĩa “hòa bình chủ động” trên trận tuyến chung. Nhật Bản không nghi ngờ là một đối trọng kỵ giơ với Trung Quốc, hiển nhiên cũng rất khao khát tư cách “anh cả” khu vực.

Cuối cùng, cách hành xử bạo ngược của Trung Quốc đã khiến không ít quốc gia láng giềng giật mình tỉnh mộng, nghiền ngẫm kỹ thuyết “Thoát Á luận” của nhà tư tưởng Nhật Bản Fukuzawa Yukichi, từng mở lối khai phóng một nước Nhật phát triển huy hoàng thời Minh Trị.

Đây thực sự là cơ hội tốt để dũng cảm thanh lọc cơ thể, sửa chữa những khuyết tật hệ thống, phát huy cao nhất những giá trị dân tộc để có thể vượt thoát quỹ đạo lệ thuộc.

Theo NTD

Bài học giải quyết xung đột biển Đông

Phán quyết của tòa án quốc tế lâu nay đã đem lại những hiệu lực gì cho các vụ việc xung đột hàng hải có liên quan tới Trung Quốc? GĐ Viện Luật Mỹ - Châu Á thuộc ĐH New York (Mỹ) vừa có bài viết phân tích câu chuyện này.

Bài viết nói về sự trợ giúp của thể chế pháp lý quốc tế trong vấn đề giải quyết tranh chấp biển Đông, đăng tải trên Diplomat. Mời quý độc giả tham khảo.

Hiệu quả của việc kiện ra quốc tế

Cuối năm 2012, Bộ trưởng Ngoại giao của Nhật Bản là ông Koichiro Gemba, đã cho xuất bản một bài bình luận trên tờ International Herald Tribune thách thức Trung Quốc sát hạch các tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư bằng cách xúc tiến vụ kiện chống Nhật Bản tại Tòa án quốc tế.

Ông Gemba nhấn mạnh, Nhật Bản đã bày tỏ niềm tin lớn hơn vào luật pháp quốc tế so với Trung Quốc hay Mỹ, bằng cách chấp nhận quyền tài phán bắt buộc của Tòa án Quốc tế. Điều này cam kết Nhật Bản sẽ chấp nhận sự phân xử của Tòa án Quốc tế đối với bất kỳ khiếu nại nào chống lại họ, của một quốc gia khác cũng công nhận quyền tài phán bắt buộc của Tòa án Quốc tế.

Ông Gemba đặt ra câu hỏi, nếu Trung Quốc tự tin về luận cứ pháp lý của nước này về Senkaku/ Điếu Ngư, tại sao Trung Quốc không khởi kiện Nhật Bản lên Tòa án Quốc tế?

Tuyên bố của ông Gemba dường như hứa hẹn một bước tiến quan trọng hướng tới cái mà các bạn bè ngoại giao của tôi coi như những đề xuất "không thực tế" và "vô ích". Nhật Bản, tất nhiên trước đó từng tìm cách đưa Hàn Quốc tới Tòa Công lý quốc tế vì tranh chấp lâu nay của họ đối với những khối đá được gọi là Dokdo/Takeshima, nhưng Hàn Quốc là nước đang chiếm giữ lãnh thổ tranh chấp, tỏ ra không quan tâm và không có trách nhiệm pháp lý phải chấp nhận việc phân xử.

Điểm thú vị trong bài bình luận của ông Gemba là, Nhật Bản bất chấp thực tế là nước đang chiếm giữ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, đã đồng ý được đưa đến Tòa án Công lý Quốc tế.

Bài học giải quyết xung đột biển Đông - Hình 1

Tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trở thành điểm nóng trong quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc

Bài bình luận của ông cũng đã cung cấp tia hy vọng rằng các quốc gia quanh Trung Quốc có thể nhìn thấy tác dụng của việc đưa vấn đề ra tòa án pháp lý quốc tế.

Nhiều diễn tiến tích cực đã xuất hiện sau đó.

Vào tháng 1/2013, Philippines thông báo, họ đang bắt đầu nhờ trọng tài phân xử chống lại Trung Quốc theo hệ thống giải quyết tranh chấp của Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS) về vấn đề Biển Đông, liên quan đến việc diễn giải của UNCLOS.

Không giống như tuyên bố của ông Gemba, vốn nhiều nhất chỉ là một thách thức ngoại giao không chính thức, hành động của Philippines là một thách thức pháp lý chính thức đối với Trung Quốc. Nó hoài nghi sự diễn dịch của Trung Quốc về các quyền của Bắc Kinh theo UNCLOS, bao gồm cả mối quan hệ của UNCLOS với "đường 9 đoạn" khét tiếng mở rộng nhưng mơ hồ của Trung Quốc. Nhờ hành động táo bạo của Philippines, ý tưởng các nước láng giềng của Trung Quốc có thể bảo vệ mình bằng cách áp dụng luật pháp quốc tế trước một tòa án quốc tế không thiên vị đã trở thành hiện thực!

Tôi đã thất vọng, nhưng không ngạc nhiên, về sự khước từ của Trung Quốc đối với việc công nhận thách thức của sự phân xử theo UNCLOS. Các bị đơn trong các vụ phân xử UNCLOS trước đây đã xuất hiện trước tòa quốc tế trong một nỗ lực nhằm bác bỏ vụ kiện chống lại họ, kể cả bằng tuyên bố rằng tòa án thiếu thẩm quyền.

Trung Quốc, đáng buồn thay, đã quyết định là quan tòa trong vụ việc của họ và từ chối trả lời các khiếu kiện của Philippines.

May mắn là các quy định của UNCLOS đã dự đoán khả năng này và cho phép tiếp tục hoàn thành quá trình phân xử của trọng tài ngay cả trong trường hợp vắng mặt bị đơn. Nếu tòa án quyết định họ có thẩm quyền đối với bất kỳ vấn đề nào được đệ trình, Philippines đã chứng minh được vụ việc có liên quan đến các vấn đề như vậy, Trung Quốc sau đó sẽ phải quyết định xem liệu có nên tôn trọng phán quyết của tòa án hay chịu sự lên án của cộng đồng quốc tế.

Trong trường hợp tòa án công nhận đủ thẩm quyền, hứa hẹn làm rõ một số quy định quan trọng của UNCLOS ví dụ như các tuyên bố lịch sử, có thể được UNCLOS chấp nhận ở mức độ nào? Và những gì làm nên một cuộc sát hạch pháp lý đúng đắn theo Điều 121 của UNCLOS đối với việc phân biệt giữa một "hòn đảo", vốn mang đến một vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa, với "khối đá" vốn chỉ đơn thuần gắn với một vùng lãnh hải?

Câu trả lời cho những câu hỏi như vậy không chỉ tạo thuận lợi cho các cuộc đàm phán song phương giữa Trung Quốc và Philippines mà còn giúp nhiều quốc gia khác, ở châu Á và những nơi khác, đang đau đầu với vấn đề tương tự.

Sáng kiến của Philippines dấy lên hi vọng cho các nước đang gặp rắc rối với cách hành xử thô bạo của Trung Quốc, rằng sẽ có hành động pháp lý tương tự. Nhật Bản là một ứng viên rõ ràng.

Thay vì chỉ dựa vào nền tảng quốc phòng ấn tượng của nó, hiệp ước an ninh với Mỹ và khả năng viện nhờ đến các lệnh trừng phạt kinh tế cũng như những biện pháp khác để đẩy lùi các tuyên bố của Trung Quốc, chính phủ của ông Abe vẫn giữ lựa chọn thực hiện nước cờ của ông Gemba, không chỉ liên quan đến các rắc rối với Trung Quốc mà còn cả các vấn đề Trung-Nhật theo UNCLOS ở cả biển Hoa Đông và Biển Đông.

Mỹ sẽ tham gia công ước?

Điều thú vị là vào tháng 4/ 2013, tác giả bài viết đã được các chuyên gia của Bộ Ngoại giao Nhật Bản tiết lộ rằng, trái với những gì một số quan sát viên châu Á của Mỹ vẫn tin, tuyên bố của ông Gemba không chỉ là sáng kiến của riêng cá nhân ông. Nó không đơn thuần chỉ là cử chỉ quan hệ công chúng của một chính trị gia sắp mãn nhiệm.

Họ quả quyết đây là một đề xuất chính thức đã được xem xét cẩn thận, được các chuyên gia luật trong bộ của ông Gemba soạn thảo theo yêu cầu của ông. Điều này khiến đề nghị của ông Gemba có tầm quan trọng lớn hơn nhiều.

Gần đây, khi được hỏi về vị thế của bài bình luận của ông Gemba, một nhà ngoại giao cấp cao của Nhật Bản nhấn mạnh, Chính phủ Abe chưa bao giờ bác bỏ quan điểm của ông Gemba. Ông lập luận, điều này có nghĩa là, nó đóng vai trò như chính sách chính thức của chính phủ Nhật Bản. Tại một cuộc gặp công khai tiếp theo của Hội Nhật Bản tại New York, Cựu Ngoại trưởng Nhật Yoriko Kawaguchi đã trả lời một câu hỏi với giọng điệu tương tự.

Ngoài đề xuất Nhật và Trung Quốc có thể giải quyết vấn đề lãnh thổ trước Tòa án Công lý quốc tế, Nhật còn có một lựa chọn khác ở Hoa Đông liên quan đến Trung Quốc. Nước này có thể tìm kiếm một phán quyết của tòa án UNCLOS về nhiều câu hỏi quan trọng về luật biển, liên quan đến tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.

Chẳng hạn như theo Điều 121.3 của UNCLOS, các điểm trong tranh cãi nên được coi là "khối đá" chỉ hình thành một vùng lãnh hải phạm vi 12 hải lý hay là "quần đảo" tạo nên một vùng EEZ 200 hải lý dặm và thềm lục địa. Phán quyết đây chỉ đơn thuần là "khối đá" sẽ làm giảm đáng kể tầm quan trọng về kinh tế và thậm chí cả ý nghĩa chính trị của khu vực này đối với bên sở hữu chúng. Đây sẽ là một đóng góp được hoan nghênh đối với quá trình giải quyết.

Nhật Bản cũng có một lựa chọn ở Biển Đông ngoài lựa chọn ở Đông Á. Bất chấp thực tế Nhật Bản không giáp Biển Đông, nước này có một mối quan tâm lớn đến việc bảo vệ tự do hàng hải trong vùng nước này, vốn thiết yếu đối với hoạt động thương mại và an ninh của Nhật Bản, và việc tối đa hóa tiếp cận của Nhật đến các nguồn kinh tế trong khu vực.

Việc vẽ ra "đường chín đoạn" của TQ, bất kể phạm vi chính xác tới mức nào, cũng sẽ mở rộng đáng kể khu vực là vùng EEZ. Và Trung Quốc như được minh họa bằng các cuộc đụng độ với tàu và máy bay do thám Mỹ, đang tuyên bố quyền hạn rộng hơn đối với vùng EEZ của họ. Nhật Bản nên xem xét xúc tiến việc nhờ trọng tài phân xử theo UNCLOS đối với "đường chín đoạn" của Trung Quốc như Philippines đang làm.

Mỹ tất nhiên có lý do để phản đối "đường chín đoạn" vì nước này cũng quan tâm tới tự do hàng hải ở Biển Đông và việc tiếp cận các nguồn lực kinh tế trong khu vực. Không may, vì vẫn chưa tham gia ký kết UNCLOS, Mỹ bị loại trừ khỏi việc hưởng lợi từ hệ thống giải quyết tranh chấp UNCLOS, ngay cả khi Tổng thống Mỹ Obama gần đây đã nói với Tổng thống Philippines Aquino rằng Mỹ "ủng hộ quyết định của ông trong việc theo đuổi phân xử bằng trọng tài quốc tế liên quan đến những tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông".

Chắc chắn, Mỹ có thể bắt đầu kiện Trung Quốc về điều này trước Tòa Công lý quốc tế, nhưng Trung Quốc không bị bắt buộc chấp nhận phán quyết của tòa án này đối với bất kỳ vụ việc nào, và chính nước Mỹ cũng có hồ sơ không mấy hoàn hảo về việc tuân thủ quyết định của Tòa án Quốc tế.

UNCLOS, không giống như Tòa án Công lý Quốc tế, cung cấp một khả năng thực tế hơn nhưng vẫn còn thiếu chắc chắn về một phán quyết mang tính ràng buộc chống Trung Quốc, nước vẫn quyết tâm kháng cự sự phân xử của trọng tài thuộc bên thứ ba.

Những đụng độ lóe lên gần đây về nơi đặt giàn khoan dầu của Trung Quốc ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa sẽ cung cấp cho Mỹ đủ động lực chính trị trong nước để thúc đẩy Thượng viện "tư vấn và đồng thuận" giúp Mỹ tham gia UNCLOS.

Tác giả Jerome A. Cohen là Giáo sư, Giám đốc Viện Luật Mỹ - châu Á thuộc Trường Luật, Đại học New York (Mỹ) và ủy viên hỗ trợ cấp cao về châu Á tại tổ chức Hội đồng Quan hệ đối ngoại.

Kì 2: Khi Việt Nam kiện ra tòa án quốc tế

Theo Vietnamnet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cô gái trẻ xinh đẹp, cao 1,78m mất tích lúc nửa đêm
13:09:03 16/11/2024
Siêu bão Man-yi hướng vào Biển Đông, khả năng gặp 'bức tường' không khí lạnh
20:56:53 16/11/2024
Siêu bão Man-yi giật cấp 17 hướng vào Biển Đông và miền Trung nước ta
17:39:57 16/11/2024
Vụ đòi nợ gây ầm ĩ ở Hà Nội: Chủ nhà nhập viện, hàng xóm 'nhức đầu'
13:05:21 16/11/2024
Đàn cá heo mắc cạn ở cửa biển Cái Cùng, Bạc Liêu
17:40:30 16/11/2024
Vụ bé gái 7 tuổi tử vong tại bệnh viện: Bố của nạn nhân nói gì?
05:11:20 16/11/2024
Siêu bão Man-yi di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ 20 km/h
15:05:34 17/11/2024
Xử lý hơn 42.000 thanh thiếu niên chưa đủ tuổi điều khiển xe máy
13:38:46 16/11/2024

Tin đang nóng

Phi Thanh Vân yêu mãnh liệt ở tuổi 42, tiết lộ bạn trai là người miền Tây "quê quê mà hiền"
19:43:48 17/11/2024
Rộ bảng điểm Kỳ Duyên nghi suýt lọt top 12 Miss Universe
19:57:27 17/11/2024
Võ Thị Hồng Loan thay đổi thế nào sau 1 năm?
19:56:39 17/11/2024
Cháy nhất Chị đẹp đạp gió tập 4: Tóc Tiên làm thiên nga cực slay, Thiều Bảo Trâm bị réo gọi vì lý do không ngờ
18:43:35 17/11/2024
Doãn Hải My vượt 80km về quê Đoàn Văn Hậu chỉ để làm một việc, khoảnh khắc hé lộ mối quan hệ với gia đình chồng
20:55:37 17/11/2024
Cô gái ngoại quốc ngồi trước nhà nhặt 1 loại rau, nhìn vào 2 điểm dân mạng khẳng định: Dâu Việt Nam 100%
18:33:06 17/11/2024
Vì sao Kỳ Duyên lọt top 30 Miss Universe nhờ thực lực?
21:28:52 17/11/2024
Ông trùm Diddy làm loạn trong tù
21:15:59 17/11/2024

Tin mới nhất

Khả năng xuất hiện thêm 1 đợt mưa lớn diện rộng

16:36:43 17/11/2024
Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới từ Vĩ tuyến 14,0-19,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 118,0 độ Kinh Đông; trong 48 giờ tới từ Vĩ tuyến 15,0-21,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 113,5 độ Kinh Đông.

Người dân lo lắng vì sạt lở bờ sông Kiến Giang ngày càng nghiêm trọng

15:01:43 17/11/2024
Song một phần là do các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình đã cấp phép khai thác cát sỏi trên đoạn sông qua xã Trường Thủy trong nhiều năm qua.

TP Hồ Chí Minh tổ chức lễ tưởng niệm người tử vong do tai nạn giao thông

14:55:47 17/11/2024
Thông qua hoạt động này, ban tổ chức kêu gọi sự giúp đỡ, chia sẻ từ cộng đồng đối với những tổn thất, mất mát, khó khăn của các nạn nhân và gia đình nạn nhân do tai nạn giao thông gây ra.

Vụ đập thủy lợi Ia Ring bị thủng: 5 xã vùng hạ du thiệt hại gần 500 triệu đồng

14:51:36 17/11/2024
Về thiệt hại do xả lũ qua tràn thủy lợi Ia Ring, Ban chỉ huy PCTT và TKCN huyện Chư Sê xác định năm xã vùng hạ du, gồm Ia Tiêm, Dun, Ia Glai, Chư Pơng và Ia Pal bị thiệt hại hơn 490 triệu đồng.

Quảng Nam: Nhóm học sinh lớp 7 tắm sông, 1 em tử vong, 1 em mất tích

08:29:02 17/11/2024
Một nhóm học sinh lớp 7 ở Quảng Nam đi tắm sông thì không may 3 em học sinh bị đuối nước khiến 1 em tử vong, 1 em mất tích.

Phát hiện thi thể nam giới lõa thể dưới kênh nước ở TPHCM

20:01:12 16/11/2024
Ngày 16/11, Công an quận Bình Tân đang phối hợp cùng các phòng nghiệp vụ Công an TPHCM tìm tung tích và điều tra về cái chết của 1 người đàn ông được phát hiện trên địa bàn.

Xác định danh tính tài xế vượt ẩu trên cầu phao Phong Châu

19:59:00 16/11/2024
Ngày 16/11, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, Công an huyện Tam Nông vừa lập biên bản xử phạt ông H. về hành vi vượt xe trong những trường hợp không được vượt.

Liên tiếp 2 cơn bão 'lạ thường', bão Man-yi cấp 15 khả năng vào Biển Đông

13:19:25 16/11/2024
Bão Man-yi đã mạnh lên cấp 15, giật trên cấp 17, di chuyển rất nhanh, dự báo vào Biển Đông khoảng ngày 18/11. Bão Usagi đang đi dọc theo kinh tuyến 120, chưa ghi nhận thành bão số 9.

Thanh Hóa: Bệnh nhân tử vong bất thường tại Bệnh viện Đa khoa Trí Đức Thành

17:58:17 15/11/2024
Đến 12 giờ 27 phút ngày 14-11, bệnh nhi xuất hiện tình trạng tức ngực, khó thở. Mặc dù bệnh viện nhanh chóng xử lý cấp cứu, tuy nhiên bệnh nhi đã không qua khỏi.

Xe cứu thương bốc cháy dữ dội tại sảnh phòng cấp cứu bệnh viện

14:27:49 15/11/2024
Nhận được tin báo, lực lượng cảnh sát PCCC Công an tỉnh Nghệ An đã huy động 2 xe chữa cháy đến hiện trường dập lửa. Sau khoảng 10 phút, ngọn lửa được dập tắt.

Bão Usagi tiến đến gần biển Đông, giật cấp 13

14:23:52 15/11/2024
Hồi 10h ngày 18/11, bão di chuyển theo hướng Đông Bắc, tốc độ 5-10km/h và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới; Tọa độ 24,1N-123,7E, trên vùng biển phía Đông Đài Loan; Gió cấp 6, giật cấp 8.

Công an xác minh tin "người chết trong bể nước khu công nghiệp"

12:34:57 15/11/2024
Ngày 15/11, Công an xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, thông tin có người chết trong bể nước của công ty K. đóng tại Khu công nghiệp VSIP Quảng Ngãi, là bịa đặt.

Có thể bạn quan tâm

Lịch âm hôm nay 18/11/2024 - Ngày 18/11/2024 là ngày tốt hay xấu

Trắc nghiệm

00:05:11 18/11/2024
Xem lịch âm ngày 18/11/2024 (Thứ 2), lịch vạn niên ngày 18/11/2024. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ,...

Nữ thần thanh xuân bị yêu cầu giải nghệ vì 7 năm đóng 17 phim rác, nhan sắc trong veo nhưng diễn dở không chịu nổi

Hậu trường phim

23:43:42 17/11/2024
QQ đưa tin Thẩm Nguyệt đang có tác phẩm Thất Tiếu đóng cùng Lâm Nhất phát sóng. Phim là sự kết hợp của hai ngôi sao từng được tung hô là Nam/Nữ thần thanh xuân nhưng lại thất bại thảm hại.

Hương Giang trả lời khiến dân mạng bật cười khi được "xúi" đi thi Miss Universe

Sao việt

23:40:41 17/11/2024
Với vai trò nhà sản xuất Miss Universe Vietnam 2024, Hương Giang thể hiện sự nhẹ nhõm và bày tỏ tình cảm đối với những nỗ lực của Kỳ Duyên.

Phim Hàn kết thúc xuất sắc với rating chạm đỉnh, nam chính diễn hay đến mức netizen đòi trao ngay cúp Daesang

Phim châu á

23:28:51 17/11/2024
Doubt là dự án truyền hình hiếm hoi vẫn giữ được phong độ chắc chắc, khiến người xem chìm đắm vào trong từng diễn biến của cốt truyện.

Mỹ nam phim Việt giờ vàng hot rần rần vì quá đẹp trai, visual được ví với một huyền thoại màn ảnh

Phim việt

23:23:01 17/11/2024
Người xem rất tò mò về nhân tố mới này khi đây là màn ra mắt chính thức đầu tiên của Thừa Tuấn Anh trên sóng giờ vàng VTV.

Lý do Phương Thanh, Minh Tuyết bật khóc ở 'Chị đẹp đạp gió'

Tv show

23:16:11 17/11/2024
Công diễn 1 của Chị đẹp đạp gió , Phương Thanh chật vật, liều lĩnh khi cùng đàn em nhảy gợi cảm. Trong khi Ngọc Ánh, Minh Tuyết gây xúc động khi trải lòng về câu chuyện của bản thân.

Vai trò mới của Casemiro

Sao thể thao

23:14:41 17/11/2024
Manchester United đối mặt với cơn bão chấn thương nghiêm trọng ở hàng phòng ngự, buộc HLV Ruben Amorim phải tìm ra giải pháp tức thời để bảo đảm sự ổn định cho đội bóng.

Victoria Beckham kể lại cuộc tình với David Beckham hơn 25 năm trước

Sao âu mỹ

22:31:03 17/11/2024
Victoria Beckham (50 tuổi) đã chia sẻ câu chuyện đáng nhớ về buổi hẹn hò cách đây hơn 2 thập kỷ với chồng David Beckham (49 tuổi).

Sao Hàn 17/11: Song Joong Ki hạnh phúc hơn sau ly hôn, thư gửi Sulli gây sốt

Sao châu á

22:21:47 17/11/2024
Song Joong Ki được đánh giá là hạnh phúc hơn sau khi ly hôn Song Hye Kyo; bức thư Krystal gửi Sulli bỗng dưng gây sốt trở lại.

Sự trưởng thành của "boy phố Hà Nội" BigDaddy

Nhạc việt

22:04:11 17/11/2024
Và với album Nhân Trần, Hà Nội hiện lên thật dung dị qua những câu chuyện rất gần gũi, nhưng được kể theo phong cách của riêng BigDaddy.

Nhóm nhạc khiếm thính Hàn Quốc được truyền thông quốc tế ghi nhận

Nhạc quốc tế

21:59:02 17/11/2024
Hành trình đầy cảm hứng của Big Ocean, nhóm nhạc khiếm thính đầu tiên của Kpop, đã được khán giả và truyền thông quốc tế đánh giá cao.