Khuất tất sau lời khai báo mất ô tô tại khu chung cư
Không phải là một vụ trộm mà là chủ nhân thực sự của chiếc xe đến lấy xe đi nhưng ông Hiền khi trình báo với cơ quan Công an đã không trung thực, gây khó khăn cho công tác điều tra.
Ngày 30/4, Thượng tá Trịnh Văn Sâm – Đội trưởng Đội Cảnh sát ĐTTP về TTXH – Công an quận 9, TP Hồ Chí Minh cho biết đã thu hồi chiếc xe ôtô mà ông Phạm Văn Hiền (40 tuổi, ngụ tại chung cư Phố Đông, phường Phước Long B, quận 9) trình báo bị mất.
Bước đầu xác minh, đây không phải là một vụ trộm mà là chủ nhân thực sự của chiếc xe đến lấy xe đi nhưng ông Hiền khi trình báo với cơ quan Công an đã không trung thực, gây khó khăn cho công tác điều tra. Công an quận 9 đang làm rõ và có hướng xử lý.
Như thông tin đã đưa, ngày 28/4, ông Hiền (quê quán Quảng Nam, trú chung cư Phố Đông) đến Công an trình báo chiếc xe ôtô 4 chỗ hiệu Lia Rio BKS 51A-495.27 mà ông Hiền gửi tại bãi xe chung cư đêm 27/4 đã biến mất dù chìa khóa xe bảo vệ của chung cư vẫn giữ.
Trước trình báo của ông Hiền, Công an quận 9 đã tiến hành trích xuất hình ảnh camera tại bãi giữ xe chung cư để làm rõ.
Hình ảnh camera ghi nhận, một người phụ nữ đã điều khiển chiếc ôtô này đi. Từ những hình ảnh ghi nhận và lời khai của nhiều nhân chứng, Công an quận 9 đã mời một số người liên quan lên làm rõ. Công an quận 9 xác định người điều khiển xe ôtô mà ông Hiền khai báo bị mất là chị Lê Phương Kim Ngân (ngụ quận 3, người đứng tên sở hữu chiếc xe ô tô).
Theo lời khai của chị Ngân, chiếc xe ô tô trên do chị đứng tên và được chồng chị là anh Trần Anh Tuấn cho ông Phạm Văn Hiền thuê để đi lại hồi cuối tháng 3/2016. Do đến dịp lễ, gia đình chị Ngân muốn có phương tiện đi lại nên chủ động báo với ông Hiền lấy lại xe.
Ông Hiền muốn thuê chiếc xe trên 1 tháng nữa nhưng vợ chồng chị Ngân không đồng ý nên ông Hiền kêu chị Ngân đến chung cư Phố Đông lấy xe về. Chị Ngân đến bãi xe chung cư Phố Đông dùng chìa khóa dự phòng điều khiển xe ôtô về nhà.
Sau khi đọc báo và được Công an quận 9 mời lên làm việc, chị Ngân mới tá hỏa là ông Hiền tố mất trộm xe ôtô. Chị Ngân đã đem chiếc ôtô trên lên Công an quận 9 để làm rõ.
Công an quận 9 đang làm rõ nguyên nhân, động cơ gì mà ông Hiền lại trình báo mất xe và giấu nhẹm chuyện vợ chồng chị Ngân đòi xe lại.
Theo CAND
Theo_Người Đưa Tin
Toàn cảnh vụ cảnh sát bị tố nhổ nước bọt vào dân
Sự mâu thuẫn và thiếu giải pháp xử lý kịp thời khiến vụ cảnh sát bị tố nhổ nước bọt trở nên phức tạp. Khi đó, "lời xin lỗi" đã phát huy tác dụng, hóa giải mối bất hòa.
Rạng sáng 8/4, mạng xã hội lan truyền clip dài 3 phút quay cảnh cãi vã giữa chị Trần Tú Anh (24 tuổi) với một trung úy cảnh sát. Theo nội dung clip và chủ tài khoản Facebook, lúc 0h, anh Nguyễn Văn Bắc - cảnh sát khu vực Công an phường Trung Liệt (Đống Đa, Hà Nội) vào kiểm tra hành chính tại một khu chung cư.
Thấy viên sĩ quan đưa ra lý do kiểm tra thiếu thuyết phục, cô gái quê Vĩnh Phúc yêu cầu anh này giải thích và xuất trình giấy tờ yêu cầu khám nhà. "Anh phải nói lý do thì em mới mở. Anh không có quyền gì để vào nhà em" - Tú Anh nói qua cửa sắt.
Bị chất vấn, trung úy Bắc khẳng định mình không khám nhà mà kiểm tra tạm trú. "Tôi nghi vấn ở đây có đối tượng truy nã, đề nghị cô mở cửa" - viên sỹ quan ra lệnh.
Video đang HOT
'Mày bé cái mồm thôi'
Nghe vậy, cô gái thuê trọ tiếp tục phản ứng gay gắt, cho rằng cảnh sát khu vực làm phiền cuộc sống riêng tư. Khi Tú Anh dứt lời, viên trung úy quát lớn "Mày bé cái mồm thôi con kia".
Mặc cho Tú Anh lớn tiếng, viên trung úy không nói gì, đi loanh quanh ngoài hành lang rồi vào thang máy cùng một người mặc quần áo giống bảo vệ dân phố.
"Tôi đã hoàn thành thủ tục khai báo tạm trú, bản thân không vi phạm gì nhưng không hiểu sao anh Bắc liên tục yêu cầu kiểm tra hành chính nơi ở của mình" - Tú Anh bức xúc.
Trung úy Nguyễn Văn Bắc - người bị tố nhổ nước bọt vào người dân.
Sau ít giờ đăng tải, đoạn clip được hàng nghìn người bình luận, chia sẻ. Hầu hết cho rằng cử chỉ, lời nói của người đàn ông mặc sắc phục công an "không chấp nhận được".
Kết quả khảo sát trên mạng về nội dung: "Nếu bạn là chủ nhà trong clip này, bạn sẽ ứng xử thế nào?" Với 3 phương án đưa ra, có đến hơn 90% độc giả trả lời rằng trong hoàn cảnh tương tự, họ sẽ kiên quyết từ chối không cho cảnh sát khu vực có ứng xử không đúng mực vào nhà.
Điều tra như vụ án hình sự
Ngay khi nhận thông tin phản ánh từ báo chí và mạng xã hội, Công an quận Đống Đa đã tạm đình chỉ công tác đối với trung úy Bắc để làm rõ nội dung tố cáo.
Theo đại úy Phan Anh Tú - Đội trưởng Đội điều tra tổng hợp, cơ quan công an đã khám nghiệm hiện trường, thu hình ảnh camera trong tòa nhà, ghi lời khai những người liên quan giống như điều tra vụ án hình sự.
Hí họa miêu tả vụ việc.
"Chúng tôi không đồng tình với cách hành xử của đồng chí Bắc với người dân", ông Tú quả quyết. Còn thượng tá Cao Văn Lộc - Phó Công an quận Đống Đa nhận định trung úy Bắc ứng xử thiếu kinh nghiệm.
Ông Lộc dẫn lời chỉ huy công an phường nói rằng anh Bắc tiến hành kiểm tra khi nhận nguồn tin của người dân và bảo vệ tòa nhà báo căn hộ chị Tú Anh thuê tụ tập đông người, có biểu hiện sử dụng ma túy.
Theo ông Lộc trong trường hợp nghe được tin báo như trên, trung úy Bắc có thể tới kiểm tra hành chính nhưng tùy từng bối cảnh để áp dụng. Ông khẳng định nếu là trung úy Bắc sẽ giải quyết vụ việc theo cách khác, thay vì im lặng bỏ đi.
"Dù đêm, tôi vẫn sẽ gọi cửa mời cả bà con hàng xóm xung quanh tới chứng kiến cho mình việc này. Bản thân tôi lúc đó cũng phải nói rõ rằng mình không hề nhổ nước bọt vào người dân", ông Lộc ví dụ cách ứng xử.
Ông cho rằng trước sự việc đó mà cấp dưới chỉ biết im lặng bỏ "là dấu hiệu đáng ngờ".
Thượng tá Lộc nói nếu đúng có việc cấp dưới nhổ nước bọt vào dân thì hành vi đó không chấp nhận được.
Khi phóng viên tìm đến tòa nhà cô Tú Anh thuê trọ, bảo vệ nơi đây cho biết đêm 7/4 không hề gọi điện tới công an phường phản ánh về tình hình an ninh trật tự trong tòa nhà vì không thấy gì bất thường.
Nhân viên tòa nhà thấy anh Bắc cùng bảo vệ dân phố vào thang máy nhưng không tới hỏi vì thỉnh thoảng viên sỹ quan quen mặt vẫn đến kiểm tra tạm trú.
Ông Dân - Tổ trưởng tổ dân phố nơi chị Tú Anh thuê trọ nhận xét trước nay cô gái này và người bạn ở cùng phòng ứng xử với mọi người lịch sự. Ông Dân chưa từng nghe phản ánh của cư dân tòa ánh về hai cô gái này.
Kiểm tra đúng nhưng ứng xử sai
Trong lúc chờ đợi kết xác minh việc có hay không hành vi nhổ nước bọt, nhiều bạn đọc và các nhà nghiên cứu luật bất bình trước cách ứng xử, giao tiếp của trung úy Bắc với cô gái trẻ.
Độc giả Hoàng Công Lưu cho rằng chính cách giao tiếp, ứng xử thiếu văn hóa của trung úy Bắc, cùng việc trả lời các câu hỏi không rõ ràng khiến cô gái không tin tưởng.
Với 3 phương án đưa ra, hơn 90% độc giả củaZing.vn trả lời rằng trong hoàn cảnh tương tự của Tú Anh, họ sẽ kiên quyết từ chối không cho cảnh sát khu vực có ứng xử không đúng mực vào nhà. Hí họa minh họa vụ việc
"Người đó giả danh cảnh sát thì sao? Tại sao kiểm tra hành chính không có tổ trưởng dân phố theo cùng" - độc giả đặt câu hỏi.
Người này cho rằng mỗi chiến sĩ công an nên ứng xử thân thiện, gần gũi chứ không thể dùng những lời lẽ thiếu văn hóa khi thi hành nhiệm vụ.
Gửi phản hồi , nhiều người không hiểu tại sao trung úy Bắc báo cáo với cấp trên nhà dân có tội phạm mà không sử dụng biện pháp nghiệp vụ để bắt bằng được, chỉ đứng đôi co rồi bỏ đi.
Đánh giá về quy trình kiểm tra của cảnh sát khu vực, luật sư Vũ Tiến Vinh (Công ty Luật Bảo An, Hà Nội) cho rằng theo quy định, trung úy Bắc có quyền kiểm tra vào mọi thời điểm và xử lý vi phạm pháp luật về cư trú theo thẩm quyền.
Theo luật sư, khi nhận tin nghi vấn có tội phạm lẩn trốn thì tùy theo tính chất vụ việc mà cán bộ công an có thể kiểm tra cư trú theo trình tự thông thường, kết hợp với các biện pháp nghiệp vụ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Cán bộ công an cũng có thể tiến hành ngay các biện pháp nghiệp vụ để bắt người mà không cần phải tiến hành thủ tục kiểm tra cư trú.
"Mọi công dân có nghĩa vụ xuất trình CMND, sổ hộ khẩu gia đình và chấp hành các yêu cầu của cảnh sát khu vực và của người có thẩm quyền".
"Tuy nhiên, khi cho rằng việc kiểm tra cư trú không đúng quy định của pháp luật, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân thì thì người bị kiểm tra có quyền khiếu nại, tố cáo", luật sư Vinh phân tích.
"Liều thuốc" xin lỗi người dân
Ba ngày sau khi đoạn clip xuất hiện trên mạng, trung úy cảnh sát bị tố nhổ nước bọt đã công khai xin lỗi cô Trần Tú Anh. Buổi xin lỗi kéo dài 20 phút tại trụ sở Công an phường Trung Liệt, theo nguyện vọng của trung úy Bắc, có sự chứng kiến của Công an quận Đống Đa và đại diện Zing.vn.
Nói với Tú Anh, anh Bắc bày tỏ: "Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tôi đã có những cử chỉ, hành động chưa đúng. Bản thân tôi sẽ nghiêm khắc kiểm điểm. Tôi xin lỗi và mong chị chấp nhận".
Tú Anh nhận lời xin lỗi của trung úy Bắc.
Đáp lại lời xin lỗi từ trung úy cảnh sát, cô Tú Anh nói rằng những ngày qua bản thân chịu nhiều áp lực nên mong muốn khép lại sự việc.
"Qua việc này, tôi mong mỗi chiến sĩ công an sẽ rút kinh nghiệm sâu sắc để cư xử với người dân đúng mực. Thật tâm tôi mong anh Bắc phải chấn chỉnh lại hoàn toàn cách ứng xử", cô gái quệt nước mắt khi nói.
Còn đại diện Công an quận Đống Đa khẳng định quan điểm của đơn vị là xử lý nghiêm cán bộ vi phạm. "Chúng tôi không đồng tình với cách hành xử của đồng chí Bắc với người dân. Chúng tôi sẽ tiếp tục điều tra và thông báo kết quả đến chị Tú Anh trong thời gian sớm nhất".
Trong bài biết gửi đến bao, PGS. TS Nghệ thuật học Nguyễn Thị Minh Thái (Giảng viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết ở người nước ngoài có thói quen xin lỗi và cảm ơn. Tuy nhiên ở Việt Nam, câu cửa miệng xin lỗi và cảm ơn đều bị mất hút.
"Nếu bạn nói xin lỗi và cảm ơn thường xuyên có khi bạn lại nhận được những cái nhìn vô cùng ngạc nhiên, giống như bạn bị rơi từ Sao Hỏa xuống" - bà Thái chia sẻ.
Nhận lời xin lỗi, Tú Anh mong muốn khép lại sự việc đã xảy ra. Ảnh: Anh Tuấn.
Như việc Bộ trưởng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Cao Đức Phát xin lỗi dân khi không diễn giải đầy đủ câu nói của mình trước Quốc hội là điều đương nhiên, nhưng lại trở thành một sự kiện được truyền thông đăng tải rộng rãi với mật độ cao.
Theo PGS. TS Nguyễn Thị Minh Thái, khi cán bộ thi hành công vụ mắc lỗi với dân, giải pháp nhanh nhất, nhân văn và tử tế nhất là lập tức nói lời xin lỗi. Vì người Việt vốn là trọng tình nên nói xin lỗi ngay lập tức, rất có thể người bị xúc phạm sẽ cho qua, khiến câu chuyện giảm nhiệt.
Nhà báo Phạm Trung Tuyến, Phó giám đốc kênh VOV Giao thông Quốc gia, nhận định việc trung úy cảnh sát bắt tay xin lỗi cô gái tố anh ta là hình ảnh đẹp dẫu trước đó anh ta đã mắc lỗi.
Theo Zing News
Lại trình báo bị bắt cóc giữa đồng! Lần này không phải là trẻ em mà là nam sinh 17 tuổi với nhiều tình tiết ly kỳ nhưng công an khẳng định: không có chuyện bắt cóc. Ngày 30-3, ông Nguyễn Đăng Thủy, Trưởng Công an xã Đà Sơn (huyện Đô Lương, Nghệ An) cho biết: Sau khi đưa em N.Q.C (17 tuổi, trú xã Đà Sơn ra hiện trường để...