Khu vườn ở ngoại ô Bắc Kinh đắt giá của ‘Tình Nhi cách cách’
Vương Diễm gây chú ý khi thường xuyên đăng tải các video về cuộc sống nông thôn. Nữ diễn viên sở hữu trang trại rộng lớn, giá trị cao.
Ngày 14/8, trang 163 đưa tin nữ diễn viên Vương Diễm vốn nổi tiếng với cuộc sống giàu sang khi kết hôn với tỷ phú bất động sản Vương Chí Tài. Thời gian gần đây, cô giới thiệu trang trại ngoại ô rộng lớn trong các video làm nông.
Trong video, Vương Diễm chia sẻ mỗi khi không quay phim, cô tới đây để tận hưởng không khí trong lành. Nữ diễn viên trồng các loại rau củ quả tìm cảm giác vui vẻ khi thu hoạch và phục vụ cuộc sống.
Bên cạnh đó, khán giả còn chú ý tới diện tích trang trại rộng lớn, bao gồm hồ nước, sông, các khu nuôi trồng nhiều loại rau, hoa khác nhau. Khu vườn có kiến trúc cổ, thiết kế nhà ở đơn sơ nhưng toát lên vẻ giàu có.
“Không phải ai cũng sở hữu một bất động sản lớn như vậy, lại có vị trí ở ngay ngoại ô Bắc Kinh. Quy hoạch của trang trại gọn gàng, hoàn hảo như có bàn tay của nhiều người chăm sóc”, trang 163 bình luận.
Khu trang trại rộng lớn của Vương Diễm có giá trị đắt đỏ. Ảnh: 163
Vương Diễm vốn nổi tiếng là người có cuộc sống của quý phu nhân giàu có. Năm 2000, “Tình Nhi cách cách” kết hôn với ông trùm bất động sản lớn ở Bắc Kinh là Vương Chí Tài. Tài sản của ông ước tính hơn tỷ USD.
“Vương Diễm sống ở biệt thự mang tên Vương Phủ Tỉnh thế kỷ, có tầm nhìn thẳng về phía Tử Cấm Thành. Biệt thự này giống hoàng cung thu nhỏ. Toàn bộ kiến trúc trong biệt thự đều do những kiến trúc sư hàng đầu Trung Quốc thiết kế. Thường ngày, cô di chuyển bằng Rolls-Royce thay vì đi bộ mua đồ. Mẹ chồng Vương Diễm là hoàng tộc Thanh triều, quan hệ hai mẹ con rất tốt”, Baidu cho hay.
Tờ Tân Kinh báo nhận định Vương Diễm là quý bà giàu có bậc nhất Bắc Kinh khi trong tay cô đứng tên không dưới 10 bất động sản là nhà cao tầng và biệt thự. Người trong giới đến thăm nhà Vương Diễm từng phải thốt lên: “Cuộc sống đời thực của Vương Diễm giống hệt Tình Nhi cách cách ở Tử Cấm Thành trên phim”.
Vương Diễm cũng khẳng định cô đóng phim vì nhớ nghề. Nữ diễn viên không có nỗi lo về kinh tế.
Vương Diễm sống như nàng cách cách đời thực. Ảnh: 163
Vương Diễm cũng gia nhập đội ngũ các ngôi sao “bỏ phố về quê”. Cô đăng video đi làm công việc nhà nông. Tuy nhiên, khi xem video, nhiều khán giả đánh giá Vương Diễm có phần “diễn” vì thiếu chân thực, một số người chê cô làm nông nhưng lại sợ bẩn. Trong đó, nữ diễn viên mặc áo dài trùm hết ngón tay khi đi hái quả đậu. Khán giả cho rằng nữ diễn viên sợ bẩn móng tay.
Video đang HOT
Ngoài ra, cô còn đọc câu thoại có ý nghĩa triết lý nhân sinh mang ý nghĩa tích cực, nhưng không phù hợp với video dân dã về cuộc sống thôn quê. Do đó, người xem có cảm giác Vương Diễm đang đọc kịch bản.
Người đàn ông mua cả một ngôi làng ở Italy
Gần đây, Italy đã bán hàng trăm ngôi nhà với giá gần như cho. Với một người Scotland, mua nhà là chưa đủ, ông còn tậu cả một ngôi làng bỏ không.
Doanh nhân người Scotland - Cesidio Di Ciacca - vừa hoàn thành việc tái thiết Borgo I Ciacca, một ngôi làng nhỏ ngoại ô có lịch sử từ những năm 1500 và được đặt tên theo dòng họ ông.
Làng nằm ở vùng xa xôi, hẻo lánh của Ciociaria, giữa Rome và Naples, ở chân thị trấn Picinisco.
"Cuối thế kỷ 20, ông bà tôi - Cesidio và Marietta - rời làng để tìm kiếm tương lai tốt đẹp hơn. Họ di cư đến Scotland, để lại phía sau làng quê dần tàn lụi trong nửa thế kỷ. Ngôi làng bị bỏ hoang. Tôi bắt đầu tái thiết nó từ khoảng hơn 10 năm trước. Đó là một khối lượng công việc khổng lồ. Nhưng giờ, cuối cùng nó như đã sống dậy" - Di Ciacca nói với CNN.
Trước nỗi nhung nhớ miền đất quê hương của tổ tiên, và sau khi tích lũy tài chính với công việc luật sư và chuyên viên tư vấn, ông quyết định trở lại để thổi luồng sinh khí vào ngôi làng gia đình đã bỏ lại và góp phần thúc đẩy nền kinh tế địa phương.
Trước đó, làng gồm các nhà ở bằng đá đổ nát, kho thóc và kho chứa không cửa sổ với cửa nứt và cầu thang ọp ẹp. Giờ đây, Borgo I Ciacca có những ngôi nhà màu pastel chỉn chu, với đường đi dạng vòng nhìn ra các ngọn đồi xanh tươi.
Tại đây, bạn sẽ tìm thấy một canteen phục vụ rượu vang, phòng hội thảo, thư viện và hai phòng nghỉ để đón du khách muốn thư giãn, tránh khỏi cuộc sống đô thị xô bồ. Vườn nho của khu làng trồng giống nho Maturano, một loại vừa mới được gây giống lại.
Di Ciacca đã dành tâm huyết để hồi sinh ngôi làng quê hương của tổ tiên mình.
Di Ciacca sinh ra ở làng chài Cockenzie, ngoại ô Edinburgh, nhưng luôn cảm nhận được một tình yêu sâu sắc dành cho quê hương của mình.
"Gia đình tôi chưa từng để mất gốc gác của mình. Mỗi mùa hè hồi tôi còn nhỏ, bố mẹ sẽ đưa tôi về đây thăm họ hàng. Khi lớn lên, tôi về thăm thường xuyên hơn, cho đến khi quyết định hành trình tìm lại nguồn gốc, làm sống lại ngôi làng" - ông cho biết.
140 chủ sở hữu cũ
Bước đầu là lần theo 140 chủ sở hữu các khu đất của ngôi làng rộng 30 ha. Đó là một quá trình lâu dài và phức tạp, nhất là khi họ đã di cư khắp thế giới.
"Ngôi làng phân mảnh và bị chia ra theo những người thừa kế. Mỗi người thường chỉ sở hữu một góc của ngôi nhà, đồng cỏ, đất lâm nghiệp hay đất trang trại, thậm chí chỉ là một cây olive", Di Ciacca cho biết.
Theo luật Italy có từ thời Napoleon, quyền sở hữu tài sản không truyền cho người thừa kế lớn tuổi nhất, mà cho tất cả con cái. Sau nhiều thế hệ, tài sản có thể được chia nhỏ ra cho nhiều gia đình.
Cư dân cuối cùng của ngôi làng là một người bà họ xa của Di Ciacca. Bà đã qua đời vào năm 1969. Trong 50 năm kế tiếp, nơi này ngày càng trở nên xập xệ, với cây leo bò qua tường và cửa.
Tổ tiên của nam doanh nhân đã di cư từ ngôi làng ở Italy đến Scotland.
Cuộc sống xưa kia vẫn hiện hữu khắp nơi, qua những túi rượu vang và đinh đóng lên trần nhà - vốn được dùng để treo xúc xích. Khi đào đất để chuẩn bị cho việc tái thiết, họ tìm thấy những chiếc thìa, đồng xu cổ và tín vật tôn giáo.
Di Ciacca cho biết ông cần mua cả ngôi làng để bắt tay vào sửa chữa, do bức tranh ghép phức tạp về quyền sở hữu ở đây. Ông nói: "Tôi chỉ có phần của gia đình mình. Tôi phải mất nhiều năm để mua lại hết các phần, với giá theo giá trị trường chung cho mọi người, ngay cả khi phần của họ không đáng giá đến vậy".
Cục đăng ký nhà thờ và đất đai địa phương đã giúp xác định nhiều người chủ. Việc truy vết theo gene di truyền của Di Ciacca thành công vì cộng đồng ở khu vực này vẫn giữ mối quan hệ thân thiết với họ hàng và hàng xóm.
Ngôi làng bị bỏ hoang nhiều năm, với quyền sở hữu chia nhỏ cho nhiều gia đình con cháu.
"Người họ hàng gần biết một người họ hàng xa khác. Cứ thế, nó như một chuỗi mắt xích, chủ yếu nhờ truyền miệng và ký ức. Đồng thời, cộng đồng dân di cư ở Edinburgh, nơi nhiều người chuyển đến, cũng đã giúp tôi rất nhiều" - ông nói.
Di Ciaccia phải nỗ lực để thuyết phục nhiều họ hàng bán phần của mình. Dù không sử dụng đến, họ không muốn bán vì tình cảm. Không tiết lộ con số chính xác, nhưng ông cho biết đã dành một số tiền tương đối lớn để hồi sinh ngôi làng, chủ yếu là để tái thiết.
Tái sinh
Trước khi bị bỏ hoang, Borgo Di Ciacca là nơi sinh sống của một cộng đồng khoảng 60 người. Sáu gia đình xây dựng một khu dân cư cỡ 50 m2.
Di Ciacca đã tu sửa lại các căn nhà cũ, nâng cấp các lò nướng và lò sưởi ốp tường. Giờ đây, chúng được sử dụng để tổ chức tiệc pizza và cho các cuộc hội họp mùa hè. Các phòng cũng được trang trí với đồ đạc theo phong cách cổ điển.
Các căn nhà được tu sửa theo phong cách mới, trang trí nội thất cổ điển.
Borgo Di Ciacca cũng là nơi vinh danh truyền thống ẩm thực địa phương. Trong các sự kiện, những bữa tiệc được tổ chức tại đây, du khách sẽ có cơ hội thưởng thức món ăn đặc sắc như phô mai sữa cừu pecorino, mỡ lợn đen, phô mai sữa dê ricotta và các loại thịt nguội theo mùa.
"Ban đầu, đây là sở thích của tôi. Rồi tôi nhận ra có thể biến giấc mơ này trở thành một công việc kinh doanh bền vững. Khi con gái tôi, Sofia, bỏ việc về chăm vườn nho, tôi đã biến nơi này thành một trang trại, sản xuất mật ong, mứt, rượu vang và dầu olive, đồng thời tổ chức các hoạt động mang tính nhận thức sinh thái" - Di Ciacca cho biết.
Gia đình ông Di Ciacca giờ sống phần lớn thời gian tại ngôi làng của tổ tiên.
Ngôi làng 2.500 m2 giờ có trung tâm văn hóa nhỏ và phòng hội thảo phục vụ các hội nghị học thuật, nghiên cứu ẩm thực. Một canteen được dùng để tổ chức thử rượu vang và bếp dành cho lớp học nấu ăn. Cả khu có hệ thống sưởi dưới nền và kết nối Wi-Fi mạnh.
Từ mùa đầu thu hoạch năm 2017, rượu vang của làng đã thắng 3 giải bạc quốc tế, và giờ được xuất khẩu ra nước ngoài.
Các cuộc chạy marathon được tổ chức vào mùa xuân, khi người tham dự có thể chạy giữa các ruộng nho, thư giãn ở quảng trường nhỏ, nơi người dân từng tụ họp vào buổi tối, trò chuyện sau một ngày làm việc đồng áng.
Ẩm thực địa phương phục vụ du khách đến làng.
Di Ciaccia cho biết: "Tôi không thay đổi các phòng bên trong, giữ phong cách trang trí nguyên bản với tường đá và cửa gỗ dày. Màu sắc khác nhau của các căn nhà theo đúng nguyên gốc. Mỗi màu sắc thể hiện một quãng thời gian khác nhau".
Không gian khác lạ
Khung cảnh xung quanh ngôi làng điểm xuyết với các tu viện, nhà thờ và điểm hành hương. Ông Di Ciacca chia sẻ: "Đây là điểm được ưa thích suốt lịch sử, nhờ nguồn nước tinh khiết, không khí trong lành và những cánh đồng màu mỡ. Nhiều vị thánh đã ở đây, từ Thánh Thomas vùng Aquina đến Thánh Benedict. Nơi này thật sự màu nhiệm".
Thời Trung cổ, Ciociaria là nơi ở của những người chăn nuôi gia súc, các nhà hiền triết và những vị thánh. Ngày nay, đây là một trong những bí mật thú vị cho du khách khám phá ở Italy.
Ngôi làng nhỏ nằm giữa khung cảnh khoáng đạt.
Ngôi làng là nơi cha của Di Ciacca, Johnny, ra đời trước khi sang Scotland sinh sống. Giờ đây, ông muốn đảm bảo tương lai cho nó.
"Tôi muốn ngôi làng này là điểm đến cho những người Scotland gốc Italy, những người muốn trở về và tìm lại nguồn gốc, cũng như giúp đỡ quê hương bằng các hoạt động và cơ hội phát triển", ông nói.
Ông đã có kế hoạch mở học việc nông nghiệp - ẩm thực tại làng, dù bị chậm tiến độ do đại dịch, và hợp tác với các đại học ở châu Âu về giữ vững và theo đuổi các truyền thống ở vùng nông thôn.
Với người đã thuyết phục thành công 140 người để hoàn chỉnh một ngôi làng, điều này có lẽ không quá khó khăn.
Ngôi chùa nổi giữa sông trở thành điểm săn ảnh đắt giá của du khách thế giới Phúc Châu, thủ phủ và trung tâm giao thông của tỉnh Phúc Kiến, là một thành phố ven biển ở đông nam Trung Quốc. Với bề dày lịch sử hơn 2.000 năm, Phúc Châu từng là cửa ngõ của Con đường Tơ lụa và là một trong những thành phố ven biển đầu tiên được khai trương ở Trung Quốc. Sở hữu số...