Khu vườn 300m2 ngập sắc hoa của vợ chồng thạc sĩ Việt ở Đức
Vườn rộng 300m2 được chị Dung gieo trồng đa dạng các loại hoa, đủ cho 4 mùa rực rỡ.
Đều sinh ra và lớn lên tại Hà Nội nhưng đến khi đi du học ở trời Tây, chị Dung (tên thường gọi: Hanni Dee) và chồng mới quen biết và nên duyên. Cả hai cùng tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế tại một ngôi trường đại học hàng đầu nước Đức.
Trước đây, gia đình chị Dung yêu thích và thường xuyên đi du lịch. Đến khi chuyển về miền Nam nước Đức, vợ chồng chị mua một căn nhà có sẵn mảnh vườn nhỏ. Duyên làm vườn đến, cả gia đình cùng nhau chăm sóc không gian xanh này.
Vườn hoa của cặp vợ chồng thạc sĩ Việt hiện có khoảng 100 gốc, được chăm sóc cẩn thận mỗi ngày.
Khu vườn rộng 300m2 được chị gieo trồng đa dạng các loại hoa, đủ cho 4 mùa để “khu vườn không bao giờ buồn”. Mùa xuân đến, chị trồng hoa anh đào, mộc lan, bạch tử đằng, tử đinh hương, hoa mẫu đơn và rất nhiều tulip.
Các loại hoa nhiều màu sắc khiến khu vườn lúc nào cũng rực rỡ.
Đến mùa hè, khu vườn rực rỡ sắc hoa hồng. Sang thu, cây cối trong vườn đều ngả sắc vàng. Chị Dung trồng thêm cây phong gốc Canada và Nhật Bản để không gian thêm phần lãng mạn. Đến khi vào đông, chỉ còn rặng thông xanh bao quanh vườn ở lại, những bông tuyết phủ trắng lấp lánh rất đáng yêu.
Chị Dung yêu thích công việc chăm cây, chăm hoa, coi đó là thú vui của bản thân.
Vì yêu thích hoa hồng, chị trồng nhiều trong vườn nhà. Từ hồng leo Aloha, hồng vàng Sunsprite, hồng Botticelli, hồng của David Austin… đều khoe sắc rực rỡ. Sắc hoa tô điểm giúp vợ chồng chị Dung được nạp thêm năng lượng sau những giờ làm việc căng thẳng. Nơi đây là không gian thiên nhiên tuyệt vời giúp hai con của chị biết yêu thương, vun đắp cho những cây xanh kể từ khi chúng chỉ là những hạt mầm mới nhú.
Vườn hoa là không gian để các con chị thỏa sức nô đùa.
Chị Dung chăm hoa như chăm con. Vào mùa hè, chị cho hoa “uống” nhiều nước. Đến mùa đông lạnh, chị ra vườn “đắp chăn” cho rễ cây bằng rơm rạ, lá cây khô cùng tấm phủ chuyên dụng nhằm tránh tuyết. Hoa hồng vốn khó chăm nên chị Dung chú trọng ngay từ khâu chọn giống.
Cây phong Nhật rực rỡ mùa thu
Hoa nở vào khoảng tháng 6 nhưng từ tháng 3, 4 khi tiết trời ấm lên, chị đã bắt đầu bón phân để cây có sức ra hoa. Sau khi hoa nở đợt một, chị cắt hoa tàn, tiếp tục bón phân để hoa có sức nở tiếp đợt mới vào tháng 8. “Dù chọn các giống cây khỏe nhưng chăm hồng không tránh khỏi những lúc cây bị bệnh. Những lúc ấy, mình cũng buồn và thương cây lắm”, chị chia sẻ.
Video đang HOT
Đến mùa hè, khu vườn rực rỡ sắc hoa hồng.
Để “cứu” cây, chị Dung cắt hết lá bệnh rồi đợi cây tự chống chọi. Sau đó, chị sử dụng các dung dịch tự chế từ những nguyên liệu có sẵn trong nhà bếp như nước rửa bát, baking soda hay dầu neem để diệt bọ trĩ. Khi hoa nở liên tục, chị sẽ cắt vào nhà cắm khắp nơi ở. Nếu hoa rụng cánh, chị thả vào bồn để các con tắm.
Ngoài hoa hồng, trong vườn chị trồng rất nhiều loại hoa khác, đa dạng theo mùa.
Bên cạnh điều kiện thời tiết thuận lợi, chị Dung cũng gặp một vài khó khăn trong khoảng thời gian đầu làm vườn. Với chị, khó khăn nhất có lẽ nằm ở việc duy trì sự kiên nhẫn. Chị nói: “Khi trồng cây, mình không thể muốn nhanh là nhanh được. Mình phải kiên trì chờ đợi từ khi cây chỉ là bộ rễ, mầm lá, nụ rồi đến hoa. Hay có lúc cây bệnh, mình phải trồng lại từ đầu… Những điều đó dần dần giúp mình học được tính kiên nhẫn. Mọi khó khăn ấy đã tôi luyện cho mình có được đức tính tốt”.
Ngoài quây quần trên bàn ăn hay ngả lưng bên sofa xem phim, khu vườn chính là nơi giúp gia đình chị Dung gắn kết tình thân. Trong những ngày dịch bệnh, mọi người cùng nhau chăm sóc, nâng niu từng cây trồng. Bố mẹ sẽ cắt cây tỉa cành, hoặc trồng thêm giống mới. Các bé hào hứng phụ giúp bằng việc đẩy máy cắt cỏ hoặc tưới vườn. Tất cả các chi tiết ấy tạo nên một bức tranh “lãng mạn” như truyện cổ tích.
Hoa được chị hái và trang trí phòng ốc vô cùng xinh đẹp, lộng lẫy.
Với riêng chị Dung, làm vườn như một sở thích chứ không phải là công việc gò bó. Sau mỗi giờ làm việc, chị duy trì thói quen ra vườn ngắm hoa, đồng thời phát hiện kịp thời sâu bệnh nhằm đối phó.
“Chỉ khoảng 30 phút hoặc 1 tiếng thôi nhưng nó đã trở thành một thói quen khó bỏ của mình”, chị Dung bộc bạch.
Góc nhỏ trong vườn là không gian thư giãn, nghỉ ngơi yêu thích của cả nhà.
"10 kỹ năng chống shock" khi vào học bậc Đại học và Thạc sĩ tại Mỹ, bất ngờ nhất là chuyện giáo dục giới tính
Trang bị cho mình những kỹ năng chống "sốc" có thể bắt đầu việc học tập và nghiên cứu của bạn thật hiệu quả.
Một trong những khó khăn của du học sinh khi mới chân ướt chân ráo đến vùng đất mới chính là phải học cách thích nghi, cách sống trong một môi trường hoàn toàn mới, con người mới, cách ứng xử mới, nền văn hóa mới... Trang bị cho mình những kỹ năng chống "sốc" có thể bắt đầu việc học tập và nghiên cứu của bạn thật hiệu quả.
Chị Hoàng Thu Trang, một thạc sĩ Việt tại Mỹ gợi ý những kỹ năng quan trọng cần thiết cho du học sinh khi vào học bậc Đại học và Thạc sĩ Mỹ.
Hoàng Thu Trang có 7 năm kinh nghiệm kết nối thương mại đầu tư quốc tế và khởi nghiệp tại Việt Nam, 4 năm quản lý trong chuỗi cung ứng tại Mỹ và Trung Quốc. Trang từng giành học bổng thạc sĩ ngành chuỗi cung ứng tại Mỹ và hiện bảo vệ luận án tiến sĩ cùng ngành tại Đại học Tennessee (Knoxville), bang Tennessee.
Ngoài công việc nghiên cứu ở đại học, nữ thạc sĩ ngoài 30 tuổi đang chuẩn bị ứng cử cho vị trí giáo sư dự khuyết tại các trường nghiên cứu hàng đầu thế giới. Bận rộn nhưng Trang vẫn hỗ trợ một số ứng viên tiềm năng tìm kiếm học bổng và viết luận để xin hỗ trợ tài chính tại Mỹ.
Chị Thu Trang, thạc sĩ Việt tại Mỹ.
1. ĐỌC STUDENT BOOK (NỘI QUY TRƯỜNG)
Trong 3 tuần hướng dẫn sinh viên, thường các trường sẽ phát cho mỗi sinh viên một quyển Student Book hay nội quy của trường. Rất nhiều sinh viên Việt Nam có thói quen bỏ qua không đọc, một phần vì tiếng Anh nghèo nàn, phần khác vì ở nước ta, nội quy cũng không có mấy phần quan trọng.
Tuy nhiên, những quyển nội quy này thường có nội dung bao gồm cả trách nhiệm và quyền hạn của sinh viên. Các bạn nên đọc thật kỹ phần tính toán điểm số (grade calculation) và quyền được miễn các môn học (drop and add classes) để trong trường hợp khẩn cấp có thể trình báo lên Đơn vị phụ trách cụ thể trong trường để tránh tình trạng rơi vào thế bị động trong quá trình học tập.
Các bạn lúc apply hẳn cũng đã biết qua một số thang điểm của Mỹ (A, B, C, D, F), nhưng một số trường tính điểm theo cả điểm trừ (A-) và điểm (B ), nên cần lưu ý. Thông thường thang điểm sẽ là: Trên 93%: A, đổi sang hệ số 4 là 4.00/ 4.00/ Trên 90% dưới 93%: A-, đổi sang là 3.66/ 4.00/ Trên 88% dưới 90%: B , đổi sang là 3.33/ 4.00/ Trên 83% dưới 88%: B, đổi sang là 3.00/4.00/ Trên 80% dưới 83%: B-, đổi sang là 2.85/ 4.00. Đương nhiên là không ai thích điểm dưới B-.
Mỗi môn thường có 3 tín chỉ (credit), bạn nhân điểm đã đổi hệ số 4 lên chia cho tổng số các tín chỉ thì sẽ ra điểm trung bình. Nên có bản excel quản lý điểm riêng để tránh mình bị dưới điểm học bổng. Nhìn với cách quy đổi như trên, các bạn nên cố gắng A từ đầu vì điểm A sẽ khiến điểm trung bình lên rất cao trong khi chỉ cần B thôi là điểm của các bạn sẽ bị kéo xuống tương đối thảm hại. Nếu A ngay từ đầu thì đoạn sau các bạn sẽ có thời gian thư thả hơn để chẳng may điểm có tụt thì cũng không sợ lắm.
2. ĐĂNG KÝ MÔN
Về mặt kỹ thuật, thông thường các bạn sẽ được hướng dẫn về việc đăng nhập vào website của trường rồi đăng ký qua hệ thống ngay ở kỳ đầu tiên. Tuy nhiên, các kỳ sau đó thì các bạn nên chủ động email hẹn gặp academic advisor (cố vấn học tập) để xếp lịch một cách hợp lý cho bản thân nhé. Lưu ý là kỳ đầu tiên thì không nên đăng ký 2 môn nặng tiếng Anh cùng một lúc. Ví dụ: English literature (Văn học Anh) và Journalism (Báo chí).
3. ĐỌC SYLLABUS HAY CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY TỪNG MÔN
Ở Việt Nam, giáo viên thường hay có những đầu điểm cố định nên học sinh/ sinh viên thường ít khi phải đọc cái này. Thường thì mọi người chỉ đến lớp rồi bảo gì làm nấy là ngon ơ. Tuy nhiên, ở Mỹ mọi chuyện không như vậy.
Syllabus hay khung chương trình thường được gửi đến sinh viên khoảng 1 đến 3 tuần trước khi lớp học bắt đầu. Tùy theo giáo viên mà khung chương trình có thể dài ngắn hoặc có độ kỹ khác nhau. Nó đóng vai trò như một hợp đồng giữa giảng viên và sinh viên. Cả hai bên có quyền và trách nhiệm bám sát theo khung chương trình này. Sinh viên đã đăng ký vào lớp học và không hủy môn sau buổi học đầu tiên (thường buổi này để giới thiệu khung chương trình và giảng demo) thì mặc nhiên được coi là đồng ý với khung chương trình do giáo viên đề ra. Nếu giáo viên làm sai so với khung chương trình, sinh viên hoàn toàn có thể kiện lên trường.
Bước 1: Sau khi nhận khung chương trình (Syllabus) qua email. Thứ đầu tiên cần tìm là Tài liệu học tập (teaching materials/ textbook/ online cases). Sở dĩ giảng viên gửi khung chương trình sớm là để các bạn mua sách hoặc mua các tài liệu học tập online sớm. Thông thường nếu đặt sách qua Amazon thì phải 10 ngày làm việc sách mới tới tay nên mình khuyến khích các bạn đăng ký Amazon Prime ngay sau khi sang để cần đồ gì là có luôn đồ đó (thời gian vận chuyển chỉ khoảng 1 đến 2 ngày).
Bước 2: Tìm contact của giáo viên, lưu số lại trong trường hợp cần gì thì alo luôn.
Bước 3: Tìm ngày thi (exam date). Thường thì khi đăng ký môn, lịch học của các môn sẽ không trùng nhau nhưng lịch thi thì không chắc. Vì vậy tốt nhất các bạn nên kiểm tra lịch thi xem nếu có bị trùng nhau thì liên hệ giảng viên sớm để bố trí lịch thi riêng. Đừng đợi đến sát tuần thi mới làm, nhiều khi ảnh hưởng.
Bước 4: Đọc cơ cấu điểm. Thường thì mỗi giáo viên có cơ cấu điểm khác nhau về điểm tham gia bài giảng, điểm bài kiểm tra nhỏ (quiz) trên lớp, điểm bài tập nhóm, điểm thi. Việc nhìn thấy cơ cấu điểm rõ ràng, có thể giúp bạn tập trung vào những phần quan trọng hơn, đạt điểm số cao hơn mà không tốn quá nhiều sức. Ví dụ, bài quiz trên lớp chiếm khoảng 20%, bài tập nhóm chiếm 25% thì thay vì tập trung để bài nào cũng đạt 93/100 (điểm A) thì hãy tập trung cho bài tập nhóm đạt càng cao càng tốt, bài quiz điểm dưới 90/100 cũng được cho nó đỡ mệt. Miễn sau điểm tổng của bạn trên 93 là được rồi.
Bước 5: Đọc daily assignment (bài tập theo từng buổi). Các giảng viên thường sẽ cho vào khung chương trình chủ đề của từng buổi học, những bài cần chuẩn bị theo ngày tháng năm rõ ràng. Bạn nào thực sự muốn làm tốt mọi thứ thì nên dành thời gian để làm một cái thời gian biểu chi tiết theo cả 15 tuần học. Như thế bạn sẽ nhìn thấy khối lượng công việc của mỗi tuần và bố trí thời gian sinh hoạt, đi chơi hợp lý.
Bước 6: Lên lớp nhớ cập nhật syllabus liên tục vì giảng viên có thể có một số thay đổi nhỏ.
Trang bị cho mình những kỹ năng chống "sốc" có thể bắt đầu việc học tập và nghiên cứu của bạn thật hiệu quả. (Ảnh minh họa)
4. NGỒI BÀN ĐẦU VÀ NÓI TO LÊN
Lý do là sinh viên Mỹ to gấp mình 3, 4 lần. Thêm một việc nữa là giọng của dân Việt Nam thường là "đi nhẹ nói khẽ cười duyên" nhưng ở đây như thế được cho là "lí nha lí nhí" chả ai nghe thấy gì. Thế nên cứ nói thật to vào, sai ngữ pháp lung tung cũng được. Nói nhiều lần sau người ta sẽ hiểu.
Ban đầu, mình nói cũng chẳng ai hiểu gì. Sau đấy, mình phát hiện có một số bạn Mỹ rất kiên trì ngồi cố gắng hỏi lại xem có phải ý mày là thế này, ý mày là thế kia không. Lâu dần ai cũng hiểu. Cộng thêm khả năng ngôn ngữ của mình cũng tốt lên nên càng ngày càng giống Mỹ rồi.
5. LÀM VIỆC TRƯỚC (WORK AHEAD OR HACK AHEAD)
Mình có thói quen sau khi đọc khung chương trình và có sách, sẽ dồn hết lực vào 4, 5 tuần đầu tiên để đọc và làm hết bài tập và sau đấy thì đến lớp chỉ để ôn lại và chơi dài cẳng cho đến lúc thi. Đến bây giờ một số bạn undergrad vẫn tưởng mình chơi suốt ngày mà điểm vẫn cao: "No, thank you. I am not that big of a genius". Thực ra sẽ rất khó để dồn việc 5 tuần nhưng các bạn dành khoảng vài tuần đầu tiên để làm việc trước khoảng 2 đến 3 tuần. Như thế nếu chẳng may các tuần sau đó các bạn có việc các bạn sẽ không bị cuống.
6. NÓI NGƯỢC (BE A JOKER IN CLASS)
Nhìn chung, kỹ năng này nói rằng các bạn ở lớp nói gì thì mình nói ngược lại bằng một câu càng ngớ ngẩn càng tốt. Ví dụ: Chúng nó đang mải mê nói rằng: Nhu cầu cắt tóc của các bạn nữ rất chi là đàn hồi (elastic), giảm giá một cái là thấy hàng loạt đi làm đầu ngay. Mình thủng thẳng phang một câu: "Tao chả cần biết giá thế nào miễn thằng cắt tóc nó đẹp trai là được". Cả lớp bò ra cười. Cách này không những gây sự chú ý của giáo viên mà còn nhận được sự ủng hộ từ các bạn bản xứ. Đơn giản là chúng nó thấy: "Đôi khi con này cũng hài hước ra phết". Dần dà tụi nó sẽ thích đi chơi với mình hơn.
7. NGHĨ NGƯỢC (THE REAL CRITICAL THINKING)
Lúc ở nhà, em gái mình hay hỏi: "Làm sao để nghĩ ra ý tưởng cho bài viết TOEFL". Câu mình hay nói với nó nhất chính là: "Nếu bài TOEFL cho em hai lựa chọn A và B. Em ủng hộ A thì làm ơn nghĩ xem lý do gì sẽ khiến em chọn B cho chị".
Thực ra câu chuyện rất đơn giản, nếu một vấn đề chúng ta cho rằng đúng, chúng ta thường sẽ có rất nhiều ý tưởng để bảo vệ vấn đề đó. Nhưng chúng ta hoàn toàn không ý thức được rằng những người ủng hộ ý tưởng còn lại cũng có nhiều ý tưởng để bảo vệ ý kiến của họ. Kết quả đến lúc họ đưa ra lập trường, đánh vào điểm yếu của chúng ta, chúng ta cứng họng và chết luôn tại chỗ. Đặc biệt, khi các bạn nói bằng ngôn ngữ thứ hai (tiếng Anh), chúng ta đâu có đủ từ để mà tay bo với bản địa.
Nên cách tốt nhất là "nghĩ ngược," nếu muốn A thì chúng ta nghĩ theo B. Khi nghĩ đến B, chúng ta sẽ biết những người ở phe đối lập sẽ nói gì và tấn công chúng ta bằng những phương tiện gì. Việc này có 3 tác dụng, một là giúp bản thân chúng ta hiểu rõ vấn đề về phương án mà chúng ta ủng hộ hơn. Hai là chúng ta sẽ có phương án đỡ đòn tốt hơn. Ba là khi ta thực sự "nghĩ ngược" ta sẽ thông cảm với đối phương hơn và đối phương sẽ cảm nhận được điều đó. Như vậy đến khi ta tranh luận thắng, đối phương sẽ tâm phục khẩu phục.
8. KHÔNG CÓ AI GHÉT MÌNH THÌ CŨNG SẼ CHẲNG CÓ AI THÍCH MÌNH
Nhớ một điều, các bạn Mỹ nghĩ gì không quan trọng. Đôi khi chúng ta quá cẩn thận lời nói, không thể hiện quan điểm (đa phần là do từ bé được dạy như thế) khiến cho các bạn ấy thấy chúng ta mờ nhạt, không có chính kiến. Tốt nhất là cứ nghĩ gì nói nấy. Có những bạn sẽ không đồng ý với chúng ta nhưng có những bạn sẽ thích ý kiến đó. Vì vậy nên mặc kệ các bạn kia nghĩ gì, khi mình thể hiện quan điểm, những bạn có ý kiến tương đồng mình sẽ nhìn thấy và dần dần trở thành bạn. Còn nếu bạn không thích thể hiện quan điểm, tùy thôi, không ai yêu cũng chẳng ai ghét bạn. Một mình bạn cứ sống thế giới của riêng bạn là được.
9. GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
A và B sống chung phòng trong ký túc. Một ngày nọ A đi tắm, đang quấn khăn quanh người để về phòng mặc đồ thì thấy cửa phòng không mở được. Sau này, A mới biết hóa ra B dẫn bạn trai về nên quyết định nhốt A luôn ở ngoài, khiến cho A chỉ có thể dở khóc dở cười diễn thời trang khăn tắm với các bạn cùng ký túc. Nhìn chung là sốc, sốc không chịu được.
Thế nhưng có một con bé ngồi nghe chuyện của A chẳng mảy may xúc động tí nào. Bé thở dài, cách đây rất nhiều năm rồi bé chung phòng, chia giường tầng với một bạn khác. Buổi tối đang nằm thì thấy giường rung. Bé lờ mờ hiểu ra câu chuyện, lặng lẽ bò khỏi giường chạy ra phòng khách.
Quan hệ tình cảm ở phương Tây khác rất nhiều so với việc cầm tay cũng đỏ mặt ở Việt Nam, phải tập thích nghi với điều đó. Nếu A là người Mỹ, có người nhà trong khu vực, phụ huynh có thể đến "ý kiến, ý cò" với trường để chuyển phòng hoặc cảnh cáo bạn B. Chỉ mỗi tội A là người Việt, làm gì có bố có mẹ ở đây để mà kiến với nghị. Cho nên phụ huynh nào đã cho con đi Mỹ, ở ký túc thì cũng nên chuẩn bị sẵn sàng để giáo dục giới tính cho con (đặc biệt là con gái).
10. TỰ HÀO VÌ NHỮNG CÂU CHUYỆN RẤT CON NGƯỜI
Năm lớp 7, có một bạn trong lớp mình "đến tháng" bị "dây", rồi các bạn nam trong lớp cười chê. Lúc phổ thông sang bên này, cũng có lần bị đột xuất mà không biết làm thế nào, nói với mấy bạn xung quanh thì cứ "ngày đó của tháng" làm chúng nó không hiểu gì. Tự dưng có một bạn giai hỏi: "Mày đang bị chứ gì?" (You have period right?) thế là mình đỏ hết cả mặt. Kết quả giai đó kéo mình qua một cô bạn thân của nó mượn đồ dùng phụ nữ. Sau đấy mình có hỏi, mày không thấy nó khá là đáng xấu hổ à. Nó bảo mình rằng chẳng có gì mà xấu hổ. Thực ra chúng mày rất thiệt thòi vì tháng nào cũng có nên những ngày đó bọn tao cũng nên biết điều hơn thôi.
Có những chuyện nếu phụ huynh ở Việt Nam giáo dục rằng con gái có cái đó không hẳn là xấu hổ và dặn con trai mình đừng có cười hô hố lúc nhìn thấy các bạn gái khó xử, thì người Mỹ cũng sẽ đánh giá ta bằng một con mắt khác.
Chuyện 'trở về' của phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam Trong số ứng viên đạt chuẩn chức danh phó giáo sư năm 2021, TS. Lê Văn Lịch (sinh năm 1988), giảng viên Viện Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội là người trẻ nhất. Anh là cựu sinh viên ngành Cơ-Điện tử của trường, tốt nghiệp thạc sĩ tại đây, sau đó làm nghiên cứu sinh tại...