Khu vực hoàn thổ thành đại công trường khai thác đất
Được cấp giấy phép hoàn thổ, cải tạo, phục hồi môi trường, nhưng Công ty TNHH Vũ Kỳ ở Nghệ An lại đưa máy móc vào ngày đêm khai thác đất bán khiến dư luận hết sức bức xúc.
Hoàn thổ hay khai thác?
Ngày 17.10.2016, Sở Tài nguyên – Môi trường (TNMT) tỉnh Nghệ An có văn bản số 5792/STNMT-KS về việc đóng cửa mỏ khoáng sản với nội dung: Khu vực mỏ đất san lấp xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu (Nghệ An) được UBND tỉnh giao cho Công ty TNHH Xuân Hùng khai thác đến hết ngày 7.1.2014. Công ty Xuân Hùng đã đề xuất Công ty TNHH Vũ Kỳ cải tạo mỏ phục hồi môi trường với phương án cải tạo mặt bằng để sử dụng làm bãi rác thải vật liệu xây dựng và sinh hoạt…
Nhiều ngọn đồi ở khu vực Hòn Bùi, thuộc xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu trơ trọi, nham nhở… khiến người dân vô cùng bức xúc. Ảnh: C.T
Sau đó, Sở TNMT đề nghị UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt cho Công ty TNHH Vũ Kỳ thực hiện đóng cửa mỏ đất san lấp tại xã Diễn Đoài và cho phép công ty này được bán đất đá dôi dư với số lượng 162.701m3.
Sau khi được cấp giấy phép hoàn thổ, cải tạo phục hồi môi trường trả lại mặt bằng, từ tháng 11.2016 Công ty TNHH Vũ Kỳ đã đưa máy móc, thiết bị vào khu vực mỏ này để khai thác đất bán cho các dự án san lấp trên địa bàn huyện Diễn Châu và vùng phụ cận.
Video đang HOT
Theo ghi nhận của PV tại mỏ đất Hoàn Bùi, cả quả đồi lớn bị đào bới tan hoang, máy móc hoạt động liền hồi, từng đoàn xe ra vào tấp nập khiến khu vực hoàn thổ, cải tạo, phục hồi môi trường thành đại công trình khai thác đất.
Ông Nguyễn Thái Tuấn-Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Diễn Đoài bức xúc: “Từ đầu năm đến nay, họ (Công ty TNHH Vũ Kỳ-PV) khai thác đất để bán chứ có hoàn thổ gì đâu. Chính địa phương cũng thắc mắc chứ không riêng gì các anh…”.
Địa phương đã nhiều lần kiến nghị rồi, nhưng có ai quan tâm đâu. Quan điểm của chúng tôi là việc quy hoạch khu vực Hòn Bùi trên làm bãi rác thải vật liệu xây dựng và sinh hoạt là hoàn toàn thiếu thực tế…”. Ông Phạm Khắc Biển – Chủ tịch UBND xã Diễn Đoài
Chính quyền địa phương kêu cứu
Sau khi UBND xã Diễn Đoài nhận được Quyết định số 5111/QĐ-UBND của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt đề án đóng cửa mỏ đất san lấp xã Diễn Đoài cho Công TNHH Vũ Kỳ, UBND xã đã đề nghị xem xét lại việc ban hành Quyết định này với lý do: “Việc Công ty TNHH Vũ Kỳ khai thác, vận chuyển, sử dụng đất dôi dư với khối lượng 162.701m3 là quá lớn, thời gian thực hiện 25 tháng là quá dài. Mặt khác, Công ty TNHH Vũ Kỳ từ trước đến nay chưa được cấp thẩm quyền cấp phép khai thác khoáng sản trên địa bàn xã Diễn Đoài; Sở TNMT chưa phối hợp chính quyền địa phương để bàn giao mốc giới tại thực địa…”.
Ông Phạm Khắc Biển-Chủ tịch UBND xã Diễn Đoài cho biết: “Việc Sở TNMT cho Công ty TNHH Vũ Kỳ cải tạo mỏ sau khi khai thác khoáng sản tại khu vực Hòn Bùi để làm bãi rác vật liệu xây dựng và sinh hoạt cho địa phương là không hợp lý vì khu vực này gần khu dân cư, xã chưa có quy hoạch bãi rác thải vật liệu xây dựng và sinh hoạt…”.
Còn ông Phạm Xuân Đào-Giám đốc Công ty TNHH Vũ Kỳ cho hay: “UBND tỉnh cấp phép đóng cửa mỏ tại xã Diễn Đoài cho chúng tôi. Trong giấy phép cho bán đất nên tôi bán thôi, còn về việc cấp thời gian 25 tháng để cải tạo phục hồi môi trường đóng cửa mỏ là do cơ quan chức năng cấp chứ xã sao nói thời gian như vậy là dài được… Riêng về việc xã không đồng ý quy hoạch khu vực trên thành bãi rác thải xây dựng và sinh hoạt, tôi không có ý kiến”.
Theo Danviet
Bảo đảm nhu cầu mua bán thuận tiện, văn minh
Nhiều chợ truyền thống được nâng cấp, cải tạo hoặc dần thay thế bằng mô hình chợ - trung tâm thương mại (TTTM) đã góp phần tạo nên diện mạo mới của Thủ đô. Tuy nhiên, để có được mô hình chợ phù hợp với sự phát triển của đô thị, rất cần có sự rà soát, bảo đảm bố trí đủ chợ truyền thống theo hướng văn minh, hiện đại, đáp ứng nhu cầu mua - bán thuận tiện cho cả tiểu thương và người dân.
Chợ Hàng Da sau khi được cải tạo thành trung tâm thương mại đã không còn hút khách như chợ truyền thống xưa. Ảnh: Huy Khánh
Chợ đẹp vẫn vắng khách
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thời kỳ đổi mới, hệ thống chợ - TTTM của Hà Nội đã có sự thay da, đổi thịt nhanh chóng, mang lại diện mạo văn minh, hiện đại cho Thủ đô. Nếu những khu chợ nức tiếng một thời của Hà Nội như: Đồng Xuân - Bắc Qua, chợ Hôm - Đức Viên, chợ Mơ, chợ Hàng Da... từng là địa điểm bán buôn tấp nập thì nay, khi các siêu thị - TTTM hiện đại được quy hoạch bài bản lại là những địa điểm mua sắm ưa thích của người dân Thủ đô. Hàng loạt siêu thị, TTTM lớn như: Vincom, Aeonmall, Big C, Pico... tập trung tại các khu đông dân cư, hạ tầng kỹ thuật tốt, không chỉ tạo thói quen mua sắm theo hướng văn minh, hiện đại, mà còn trở thành điểm vui chơi, thư giãn cho người dân, góp phần nâng cao đời sống dân sinh.
Bên cạnh việc phát triển của các TTTM hiện đại, TP Hà Nội cũng ưu tiên cải tạo, nâng cấp các chợ truyền thống để phù hợp với sự phát triển của đô thị. Từ năm 2003 đến nay, TP Hà Nội đã đầu tư xây dựng, cải tạo 7 chợ kết hợp TTTM, gồm: chợ Hàng Da, chợ Cửa Nam (quận Hoàn Kiếm), chợ Mơ (quận Hai Bà Trưng), chợ Ô Chợ Dừa (quận Đống Đa), Trung Hòa (quận Cầu Giấy), Thanh Trì (huyện Thanh Trì). Tuy nhiên, một số chợ truyền thống trước đây vốn rất đông đúc, sau khi chuyển đổi công năng đã bộc lộ nhiều hạn chế. Sự bất tiện khi mua bán khiến người dân quay lưng với chợ - TTTM, khiến hàng trăm tỷ đồng vốn đầu tư bị lãng phí.
Công trình chợ - TTTM Cửa Nam (quận Hoàn Kiếm) có tổng mức đầu tư hơn 100 tỷ đồng, với quy mô 7 tầng nổi, 2 tầng hầm; trong đó, khu vực chợ truyền thống bố trí tại tầng hầm thứ nhất. Thế nhưng, sau 6 năm khai trương, tỷ lệ ki ốt trống khá cao. Thậm chí, trong những ngày cuối tuần, không khí mua bán ở đây cũng rất buồn tẻ. Chị Thu Trang, nhân viên một ki ốt kinh doanh đồ khô trong chợ - TTTM Cửa Nam cho biết, dù việc bán hàng tại chợ được tổ chức theo tiêu chí văn minh, lịch sự, có niêm yết giá bán rõ ràng, mặt hàng tươi ngon, bảo đảm vệ sinh, nhưng hàng hóa vẫn không cạnh tranh được với chợ "cóc" bên ngoài. Bà Nguyễn Thị Thu, chủ cửa hàng kinh doanh giày, dép buồn bã: do giao thông không thuận tiện, lại phải gửi xe, nên khách vào mua hàng không được như trước. Kinh doanh ế ẩm nhiều năm nay nhưng tiểu thương vẫn tiếc nuối, cố bám trụ, không đành bỏ chợ vì họ đã đầu tư một phần vốn góp không nhỏ khi xây dựng chợ. "Nhiều người muốn bán ki ốt cũng không ai mua vì kinh doanh trong chợ ế ẩm quá" - bà Nguyễn Thị Thu nói. Tương tự, chợ Mơ sau khi cải tạo kết hợp với TTTM cũng không tránh khỏi tình trạng đìu hiu. Dù phiên chợ truyền thống vào các ngày 2, ngày 7 mỗi mười ngày âm lịch vẫn được duy trì, nhưng chỉ chưa đầy một năm, chợ Mơ đã vơi phần lớn cả người mua lẫn người bán...
Vì sao?
Nhận xét về việc nhiều khu chợ truyền thống đang xập xệ, sau khi được cải tạo thành chợ - TTTM sạch đẹp, văn minh nhưng lại vắng khách, ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cho rằng, chủ trương xây TTTM là đúng, nhưng khi thực thi lại sai từ khâu thiết kế. Địa điểm đặt chợ phần lớn ở những khu đất "vàng" của thành phố, chủ đầu tư chỉ quan tâm xây dựng công trình cao tầng, "cắt ngọn" cho thuê văn phòng, dịch vụ, trong khi để bà con tiểu thương phải tự xoay xở dưới tầng hầm. Các mặt hàng thực phẩm tươi sống như rau, thịt, cá... bị dồn hết xuống tầng hầm, không điều hòa, bãi đỗ xe không thuận lợi, giá gửi xe cao... khiến chợ mất khách. Kết quả, chợ truyền thống mất dần, TTTM mới mọc lên đìu hiu, ế ấm.
Theo PGS Nguyễn Văn Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thương mại (Bộ Công Thương), Bộ Công Thương và các địa phương cần có định hướng lại, việc sắp xếp quy hoạch chợ phải có vị trí, địa điểm phù hợp. Đồng quan điểm, ông Vũ Vinh Phú cho rằng, phải giữ được bản chất chợ truyền thống của người Việt. Chợ bình dân, không cần cầu kỳ đi bằng thang máy, mà cái chính là phải thuận lợi để mọi người dễ dàng mua bán.
Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, để có được mô hình chợ phù hợp với sự phát triển của đô thị, UBND TP Hà Nội đã giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương rà soát, đánh giá hiệu quả hoạt động của mô hình chợ - TTTM, bảo đảm bố trí đủ chợ truyền thống theo hướng văn minh, hiện đại, đáp ứng nhu cầu mua - bán thuận tiện cho cả tiểu thương và người dân. Đối với những dự án chợ - TTTM đã phê duyệt nhưng chậm triển khai, Sở Công Thương sẽ tổng hợp báo cáo thành phố, xem xét lại quy hoạch.
Mới đây, UBND TP Hà Nội đã có quyết định dừng triển khai dự án chợ - TTTM Châu Long vì đã quá thời hạn đầu tư; đồng thời, giao UBND quận Ba Đình nghiên cứu, lập dự án xây dựng, cải tạo chợ Châu Long theo mô hình chợ truyền thống. Quận ứng vốn thực hiện và hoàn vốn từ thu phí dịch vụ các hộ kinh doanh; thiết kế kiến trúc kết cấu thép linh hoạt, gọn nhẹ, bảo đảm trật tự, vệ sinh, an toàn trong hoạt động và phòng cháy chữa cháy. Cũng theo bà Trần Thị Phương Lan, thành phố sẽ giao cho UBND các quận, huyện rà soát lại quỹ đất, nhất là những nơi chưa có chợ truyền thống, để bố trí xây dựng. Các chợ truyền thống đang hoạt động hiệu quả sẽ được nâng cấp để đáp ứng nhu cầu dân sinh; đồng thời, kiên quyết giải tỏa các chợ "cóc", chợ tạm gây mất mỹ quan đô thị.
Hà Nội: Dừng triển khai dự án Trung tâm thương mại Châu Long - Chợ sẽ được đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp theo theo mô hình chợ truyền thống. Quận Ba Đình sẽ ứng vốn thực hiện và hoàn vốn từ thu phí dịch vụ các hộ kinh doanh theo đúng quy định. Thanh Hiền
Theo_Hà Nội Mới
Những thiên thần trả án cùng mẹ Những đứa trẻ trên, dưới một tuổi, như những thiên thần - cố kiễng chân, tranh nhau ngó qua cửa sổ của nhà trẻ chờ mẹ đón. Chúng còn quá nhỏ để hiểu chúng đang ở đâu và mẹ chúng đang phải làm gì trong trại giam. Còn với những người mẹ, việc phải đưa những đứa con đi trả án cùng mình,...