Khu tự trị của Moldova “theo chân” Crimea sáp nhập Nga?
Các chính trị gia thân Nga ở khu tự trị Trans-Dniester của Moldova đã đề nghị Nga soạn thảo một đạo luật cho phép lãnh thổ họ sáp nhập vào nước này.
Vùng Trans-Dniester với đa số là những người dân thân Nga từng ly khai khỏi Moldova sau cuộc chiến tranh năm 1991-1992 khi Liên Xô tan rã. Thông tin này được đưa ra trong bối cảnh Quốc hội Nga đang gấp rút tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để sáp nhập Crimea, vùng tự trị thuộc Ukraine nằm trên bán đảo cùng tên.
Quang cảnh tại một góc phố Trans-Dniester.
Phản ứng trước điều đó, Tổng thống Moldova Nicolae Timofti phát biểu trong một cuộc họp báo ngắn hôm thứ Ba (18/3) rằng, bất cứ quyết định nào từ phía Moscow nhằm chấp nhận vùng Trans-Dniester “sẽ là bước đi sai lầm”.
Trước đó, trong cuộc trưng cầu ý dân hồi tháng 9/2006 (không được Moldova và cộng đồng quốc tế công nhận), khu vực ly khai này đã thể hiện yêu cầu muốn độc lập.
Video đang HOT
Irina Kubanskikh, Phát ngôn viên của Quốc hội Trans-Dniester cho hãng thông tấnItar-Tass biết, các cơ quan công quyền của khu vực này đã “kêu gọi giới lãnh đạo Liên bang Nga xem xét khả năng mở rộng để Trans-Dniester sáp nhập”.
Đảng ủng hộ Điện Kremlin ở vùng này A Just Russia đã soạn thỏa một đạo luật để tạo điều kiện cho phép lãnh thổ này gia nhập Nga.
Trans-Dniester (hay còn gọi là Transnistria hay Transdniestria) là một lãnh thổ ly khai nằm phần lớn trên dải đất nằm giữa sông Dniester và vùng phía đông của Moldova với Ukraine. Kể từ khi tuyên bố độc lập vào 1990 và đặc biệt sau cuộc chiến tranh Transnistria năm 1992, khu vực này được quản lý như là Cộng hòa Pridnestrovia Moldova, nhà nước được được công nhận hạn chế. Không được bất cứ quốc gia thành viên nào của Liên Hiệp Quốc công nhận, Trans-Dniester chỉ được nhìn nhận là một đơn vị lãnh thổ tự trị của Cộng hòa Moldova.
Theo Kiến thức
Người dân Crimea đổ xô rút tiền ngân hàng
Nhiều người đứng xếp hàng chờ rút tiền bên ngoài các ngân hàng ở Khu tự trị Crimea, Ukraine, trước thềm cuộc trưng cầu dân ý ngày 16.3 về quyết định sáp nhập vào Nga.
Nhiều người đứng xếp thành hàng dài trước một ngân hàng ở Crimea ngày 13.3 - Ảnh: AFP
Các quan chức chính quyền Crimea đã nỗ lực đảm bảo với người dân Crimea là sẽ không có vấn đề gì ảnh hưởng đến lương hưu hoặc tiền lương thanh toán qua hệ thống ngân hàng, theo AFP ngày 14.3.
Tuy nhiên, cũng theo AFP, vẫn chưa rõ hệ thống tài chính, ngân hàng sẽ hoạt động như thế nào nếu Crimea chính thức ly khai khỏi Ukraine.
Chính quyền lâm thời Ukraine đã bác bỏ tin đồn nói rằng tất cả tài khoản tiết kiệm ở Crimea đã bị đóng băng và chủ tài khoản chỉ được rút tiền giới hạn 300 hryvnia (32 USD)/ngày.
Khảo sát thực tế của AFP cho biết các ngân hàng ở Crimea đã điều chỉnh mức giới hạn tiền rút mỗi ngày là 1.500 hryvnia (16 USD) và nhiều người dân ở Crimea đã phải xếp hàng nhiều ngày liền trong tuần này để rút được càng nhiều tiền càng tốt.
"Tôi không thể rút tiền từ các máy ATM. Chúng không còn tiền mặt nữa. Vì thế tôi đến trụ sở chính của ngân hàng", một người phụ nữ, đứng trong hàng dài chờ trước một ngân hàng ở Crimea, cho biết.
Thậm chí, nhiều người dân Crimea còn vay một lượng lớn tiền từ các ngân hàng với hy vọng họ sẽ không phải trả lại một khi Crimea tái sát nhập Nga, theo AFP.
Một nhân viên giấu tên của Ngân hàng PrivatBank tại thành phố Simferopol, Crimea cho AFP biết: "Mọi người đang hoảng loạn và chỉ muốn giữ tiền mặt trong nhà".
Tại ngân hàng UniCredit ở Crimea, một viên giám đốc ngân hàng giấu tên cho AFP biết: "Nhiều người đóng tài khoản tiết kiệm và rút hết tiền trong tài khoản".
"Thứ nhất là tình hình bất ổn chính trị và thứ hai là người dân Crimea không biết chuyện gì sẽ xảy ra kể từ ngày 17.3", tức sau thời điểm trưng cầu dân ý.
Tại thủ đô Kiev, Thống đốc ngân hàng nhà nước Ukraine, ông Stepan Kubiv, cho biết tình hình an ninh phức tạp hiện tại đã làm ách tắc việc vận chuyển tiền mặt đến Crimea.
Theo TNO
Tổng thống Mỹ tuyên bố 'đứng về phía Ukraine' Ngày 13.3, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã gặp Thủ tướng lâm thời Ukraine Arseniy Yatsenyuk. Ông Obama cam kết ủng hộ Ukraine trong vấn đề chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Thủ tướng lâm thời Ukraine Arseniy Yatsenyuk (trái) và Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Nhà Trắng ngày 13.3 - Ảnh: AFP Người phát ngôn Nhà Trắng Jay Carney cho...