Khu trục tên lửa Chung-Hoon cập cảng Đà Nẵng có gì?
Khu trục USS Chung-Hoon (DDG 93)được trang bị hệ thống tên lửa Standard Missile(SM-2MR) tên lửa phóng thẳng đứng Vertical Launch ASROC.
Sáng 21/4, đội tàu Hải quân Hoa Kỳ gồm USS Chung-Hoon (DDG 93) và tàu cứu hộ USNS Salvor (T-ARS 52), cùng gần 400 sỹ quan, thủy thủ thuộc tư lệnh Lực Lượng Hậu Cần Tây Thái Bình Dương đã cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng), bắt đầu chuyến thăm chính thức Đà Nẵng.
Sáng 21/4, chiến hạm tên lửa USS Chung-Hoon của Hải quân Hoa Kỳ đã cập cảng Đà Nẵng, chính thức thăm hữu nghị Đà Nẵng
Tại buổi họp báo nhanh, Đại tá Paul Schilse, Hạm trưởng của tàu USS Chung-Hoon chia sẻ: “Chúng tôi rất vui được quay lại Đà Nẵng. Hai năm trước đây, chúng tôi đã có chuyến thăm thật tuyệt vời. Và lần này, chúng tôi trông đợi sẽ có thời gian thú vị với Hải quân Việt Nam và TP của các bạn”. Tàu khu trục USS Chung-Hoon (DDG 93) là loại tàu khu trục có thể hoạt động độc lập, hoạt động trong nhóm tiêm kích, nhóm hành động trên mặt biển, nhóm hành động hải lục quân và nhóm hành động dưới nước.
Video đang HOT
Với tính năng chuyên biệt là khu trục có tên lửa dẫn đường nên USS Chung-Hoon có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ tác chiến như: phòng không, tác chiến chống ngầm và tác chiến chống tàu nổi.
Sở hữu hệ thống rada tối tân khiến sức mạnh của khu trục USS Chung-Hoon càng uy lực
Chiến hạm được xây dựng bởi hãng đóng tàu Bath Iron Works, Northrop Grumman Ship Systems và hạ thuỷ vào tháng 9/2004 với chiều dài 155,29m, sườn ngang 18m, trọng tải 9.496 tấn. Tàu sở hữu động cơ đẩy là bốn động cơ General Electric LM2500-30 gas turbines, 2 shafts, 100,000 shp (75 MW) có thể đạt tốc độ trên 30 hải lý/giờ.
Tàu được trang bị hệ thống tên lửa Standard Missile (SM-2MR) hệ thống tên lửa phóng thẳng đứng Vertical Launch ASROC (VLA) missiles tên lửa Tomahawk® sáu ngư lôi MK-46 torpedoes hệ thống Close In Weapon System (CIWS), súng 5″ MK 45 , tên lửa Evolved Sea Sparrow Missile (ESSM).
Và hai máy bay LAMPS MK III MH-60 B/R với tên lửa Penguin/Hellfire cùng ngư lôi MK 46/MK 50 giúp tàu có thể mở rộng tầm hoạt động cả trên không lẫn dưới nước.Là khu trục đầu tiên của lớp USS Arleigh Burke được hạ thuỷ vào ngày 4/7/1991. Hiện tại Hải quân Hoa Kỳ sở hữu 57 tàu tương tự như Chung-Hoon. Toàn bộ thân tàu được xây dựng toàn bộ bằng thép.
Giống như hầu hết các tàu chiến trên mặt biển của Hoa Kỳ, DDG 93 sử dụng lực đẩy bằng động cơ gas. Với bốn động cơ gas để sản xuất 100.000 mã lực và có khả năng đạt tốc độ trên 30 hải lý/ giờ.
Sở hữu hai máy bay LAMPS MK III MH-60 B/R với tên lửa Penguin/Hellfire cùng ngư lôi MK 46/MK 50 giúp chiến hạm USS Chung-Hoon có thể mở rộng tầm hoạt động cả trên không lẫn dưới nước Với sức mạnh đó, chiến hạm vinh dự được mang tên đô đốc Gordon Pai’ea Chung-Hoon. Đô đốc Chung-Hoon nhận giải thưởng Navy Cross and Silver Star vì lòng dũng cảm và anh hùng khi chỉ huy cũa tàu USS Sigsbee (DD 502) từ tháng 5/1944 đến tháng 10/1945.
Vào mùa xuân năm 1945, tàu Sigsbee đã hỗ trợ phá huỷ 20 máy bay địch trong khi đang làm nhiệm vụ bảo vệ một hàng không mẫu hạm ngoài khơi đảo Kyushu Nhật Bản. Vào ngày 14/4/1945, ngoài khơi đảo Okinawa, một kamikaze (tấn công cảm tử của các phi công Nhật Bản trong chiến tranh) đã đâm vào tàu Sigsbee.
Bất chấp những thiệt hại, đô đốc Chung-Hoon, sau này là chỉ huy, đã bình tĩnh vừa chỉ huy khẩu đội pháo thực hiện các cuộc chống trả kéo dài và hiệu quả lại các tấn công của kẻ thù vừa chỉ đạo các nổ lực sữa chữa tàu để tàu Sigsbee có thể tự cập cảng.
Không “dữ dằn” như Chung-Hoon, tàu cứu hộ và cứu đắm USNS Salvor (T-ARS 52) là một trong số 4 tàu cứu hộ và cứu đắm thuộc Bộ Tư lệnh Hải vận Quân sự và là một trong số 15 tàu thuộc Chương trình Hỗ trợ Dịch vụ của Bộ Tư lệnh Hải vận Quân sự. Tàu có chiều dài 255 feet, sống neo 51 feet, mớn nước 17 feet, trọng lượng nước rẽ 3.282 tấn và có khả năng đạt tốc độ 14 hải lý/giờ.
Theo vietbao
Biển động, tàu hải quân Ấn Độ chưa thể cập cảng
Chiều 31.12,tàu huấn luyện Ins Sudarshinicủa Hải quân Ấn Độvẫn chưa thể vào cảng Tiên Sa (Q.Sơn Trà, TP.Đà Nẵng) để bắt đầu chuyến thăm hữu nghị TP.Đà Nẵng như dự kiến vì biển động mạnh.
Theo kế hoạch, sáng 31.12, tàu Ins Sudarshini cùng sáu sĩ quan, 70 thủy thủ, học viên sẽ cập cầu cảng Tiên Sa.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, biển trong khu vực có sóng, gió cấp 7, 8, trong khi Ins Sudarshini là loại tàu buồm cỡ nhỏ, rất dễ va đập vào cầu cảng vì điều kiện thời tiết xấu.
Do đó, hiện tàu huấn luyện Ins Sudarshini đang neo đậu ngoài khơi vùng biển Đà Nẵng. Dự kiến, trong đêm nay hoặc sáng mai 1.1.2013, khi thời tiết tốt hơn, sẽ có tàu kéo ra khơi đưa tàu Ins Sudarshini vào bờ.
Chương trình thăm chính thức hữu nghị TP.Đà Nẵng của sĩ quan và thủy thủ tàu Ins Sudarshini kéo dài đến ngày 3.1.2013 nhân 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước.
Tàu Ins Sudarshini dài 54 m, rộng 8,5 m, mớn nước 4,8 m, lượng choáng nước 430 tấn. Chỉ huy tàu tàu là trung tá N Shyam Sundar.
Theo TNO
Lai dắt tàu cá bị nạn ở Hoàng Sa trở về đất liền Sau nhiều ngày bị nạn ở vùng biển Hoàng Sa, trưa 5.12, tàu cá QNg-90133 TS ( ảnh) của ngư dân Huỳnh Quang Vũ, ở xã Bình Châu, H.Bình Sơn (Quảng Ngãi) đã được tàu cá QNg-90312 TS của ông Bùi Cương lai dắt về cập cảng Tịnh Kỳ (H.Sơn Tịnh) an toàn. Theo ngư dân Vũ, tàu cá của ông có 6...