Khu trục hạm Nga “giỡn” tàu sân bay Mỹ
Hải quân Mỹ cáo buộc một tàu khu trục Nga hành động “bất thường và không an toàn” gần tàu sân bay của nước này hôm 30-6, gần 2 tuần sau khi xảy ra sự cố tương tự với 1 tàu sân bay và 1 tàu khu trục của Washington ở biển Địa Trung Hải.
Tờ Navy Times dẫn báo cáo của Hải quân Mỹ cho biết tàu khu trục Yaroslav Mudryy số hiệu 777 của Nga đã tiến hành “theo dõi” nhóm tàu sân bay USS Dwight D. Eisenhower của Mỹ khi chúng đang thực hiện sứ mệnh chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Iraq và Syria.
Tàu Yaroslav Mudryy bị cho là áp sát tàu tuần dương San Jacinto – đóng vai trò tàu chỉ huy phòng không của nhóm tàu sân bay – ở khoảng cách hơn 130 m, hành động có thể nói là “bất thường, không an toàn và không chuyên nghiệp”, theo Hải quân Mỹ.
Tuần dương hạm San Jacinto. Ảnh: U.S. NAVY
Video đang HOT
Trên boong tàu Nga lúc đó có khoảng 10 nhân viên quân sự cùng một số loại vũ khí không xác định. Sau khi áp sát, tàu Yaroslav Mudryy phát cảnh báo “không được vượt qua mũi tàu của chúng tôi”.
Hải quân Mỹ mô tả cảnh báo trên “không phù hợp với tinh thần thỏa thuận giải quyết những sự cố trên biển”. Đây là thỏa thuận ký kết giữa Moscow và Washington nhằm hóa giải các sự cố bất ngờ tương tự.
Báo cáo cũng cho biết tàu tuần dương Mỹ “không cảm thấy bị tàu FF-777 đe dọa” nhưng hành động của tàu Nga có thể gây nguy hiểm và đi ngược lại quy tắc quốc tế về phòng ngừa va chạm COLREGS.
Trước đó, ngày 17-6, tàu Yaroslav Mudryy cũng chạm trán tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Gravely của Mỹ ở biển Địa Trung Hải. Lúc này, chiếc USS Gravely đang hộ tống tàu sân bay USS Harry S. Truman thì bị tàu Nga “tiến lại gần”.
Tàu Gravely cố gắng len vào giữa Truman và Mudry, trong khi tàu Nga vẫn “bám theo” ở khoảng cách gần 300 m. Kết quả, 2 bên quần thảo hơn 1 giờ trước khi tách ra.
Hôm 28-6, Bộ Quốc phòng Nga lên án tàu khu trục Mỹ vi phạm quy định an toàn hàng hải quốc tế, đồng thời khẳng định tàu Yaroslav Mudryy của họ đi đúng hướng và không gây nguy hiểm cho tàu chiến Mỹ.
Theo Người Lao Động
Trung Quốc đóng xong boong tàu sân bay nội địa
Tàu sân bay nội địa do Trung Quốc tự đóng đã hoàn thành phần boong và mũi tàu, phần đuôi tàu đang tiếp tục được thi công.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc. Ảnh: Navy.81.cn
Theo Ifeng, tàu sân bay do Trung Quốc tự đóng mang số hiệu 001A đang được thi công tại cảng Đại Liên. Về cơ bản, tàu sân bay thứ hai khá giống tàu sân bay Liêu Ninh được Trung Quốc mua lại của Ukraine. Điều này khiến nhiều người cho rằng với kiểu dáng cũ kỹ, tàu sân bay Trung Quốc khó đủ sức đối đầu tàu sân bay Mỹ, Anh, Pháp.
Một chuyên gia quân sự giấu tên cho biết con tàu đã được thay đổi khá nhiều so với nguyên mẫu Liêu Ninh. Yêu cầu này được đặt ra trong kỳ họp quốc hội lần thứ 18 của Trung Quốc năm 2015. Mục đích của tàu sân bay thứ hai là để "giảm bớt áp lực" từ tàu sân bay nước ngoài, ám chỉ hoạt động của tàu sân bay Mỹ tại Thái Bình Dương hay Biển Đông.
Trung Quốc cũng gặp khó khăn khi tiếp cận tàu sân bay. Các chuyên gia và nhân viên quân đội Trung Quốc mất tới ba năm để quen thao tác trên boong thép và cũng mới chỉ điều khiển cùng lúc được 10 chiến đấu cơ hoạt động trên tàu. Chuyên gia này cho rằng, điều Trung Quốc thiếu nhất hiện nay là kinh nghiệm chứ không phải kỹ thuật bởi kinh tế nước này đủ sức đáp ứng kinh phí nghiên cứu tàu sân bay.
Trung Quôc mua vo con tau cu Varyag cua Ukraina năm 1998 vơi gia 20 triêu USD, mang vê đai tu va lăp thêm vu khi. Tau đươc thiêt kê đê mang 26 phan lưc cơ va 24 trưc thăng. Giới quân sự cho rằng nhiều khả năng tàu sân bay 001A cũng sẽ có thiết kế tương tự.
Văn Việt
Theo VNE
Cuộc sống thường ngày trên tàu sân bay Mỹ Ngoài thời gian làm nhiệm vụ, các sĩ quan thoải mái đi cắt tóc, uống cà phê Starbucks, tập thể hình trong tàu sân bay USS Harry S. Truman của Mỹ. Trong 7 tháng qua, tàu sân bay Harry S. Truman đã tham gia nhiệm vụ không kích chống Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Iraq và Syria. Sau nhiều tháng...