Khu trục hạm Mỹ áp sát đá Vành Khăn
Hải quân Mỹ điều khu trục hạm Benfold đi vào vùng biển gần đá Vành Khăn nhằm thách thức yêu sách phi lý của Trung Quốc tại Biển Đông.
Hạm đội 7 hải quân Mỹ thông báo khu trục hạm USS Benfold ngày 8/9 di chuyển trong khu vực 12 hải lý quanh đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nhằm “khẳng định quyền tự do hàng hải”. Trung Quốc chiếm đóng trái phép đá Vành Khăn cùng một số thực thể khác tại quần đảo Trường Sa, bồi đắp thành đảo nhân tạo, xây đường băng và triển khai khí tài tại đây.
“Tất cả hoạt động của chúng tôi đều phù hợp với luật pháp quốc tế và nhằm chứng minh rằng quân đội Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở bất kỳ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép, bất kể yêu sách hàng hải phi lý đó nằm ở đâu, cũng như diễn biến tình hình hiện nay”, thông cáo của hạm đội 7 hải quân Mỹ có đoạn.
Đây là lần thứ 7 chiến hạm Mỹ thực hiện chiến dịch tự do hàng hải ở Biển Đông trong năm nay, phát ngôn viên hạm đội 7, đại úy Mark Langford cho biết. Lần gần nhất chiến hạm Mỹ đi áp sát quần đảo Trường Sa là vào tháng 2.
Khu trục hạm USS Benfold di chuyển trên Biển Đông ngày 8/9. Ảnh: US Navy .
Video đang HOT
Hạm đội 7 của Mỹ cũng cho biết nhóm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson đang tổ chức diễn tập ở khu vực khác tại Biển Đông. Các nội dung diễn tập bao gồm triển khai máy bay cánh bằng và trực thăng, diễn tập tiến công trên biển, huấn luyện phối hợp chiến thuật giữa các đơn vị hải quân và không quân.
“Các hoạt động của tàu sân bay ở Biển Đông là một phần trong hiện diện thường trực của hải quân Mỹ ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”, hạm đội 7 cho biết. “Quyền tự do hàng hải của tất cả quốc gia trên vùng biển quốc tế là điều quan trọng, đặc biệt tại Biển Đông, nơi gần 1/3 lưu lượng thương mại hàng hải đi qua mỗi năm”.
Các hoạt động của tàu chiến Mỹ trên Biển Đông diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc vừa ban hành Luật An toàn Giao thông Hàng hải sửa đổi, có hiệu lực từ ngày 1/9. Luật này có điều khoản quy định tàu thuyền nước ngoài đi vào “lãnh hải” Trung Quốc phải báo cáo thông tin về phương tiện và hàng hóa cho cơ quan quản lý hàng hải nước này
Yêu cầu khai báo được áp dụng với tàu lặn, tàu hạt nhân, tàu chở vật liệu phóng xạ, tàu chở dầu, hóa chất, khí đốt, các chất độc hại và những tàu được coi là mối đe dọa với an toàn giao thông hàng hải của Trung Quốc.
John Supple, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, hôm 1/9 tuyên bố Mỹ kiên định với lập trường “bất kỳ luật hay quy định hàng hải quốc gia nào cũng không được vi phạm quyền tự do hàng hải, hàng không mà tất cả các nước được hưởng theo luật quốc tế”.
“Các tuyên bố chủ quyền biển phi pháp, trong đó có ở Biển Đông, đe dọa nghiêm trọng đến các quyền tự do trên biển, bao gồm quyền tự do hàng hải và hàng không, tự do thương mại và thương mại hợp pháp không bị cản trở, quyền và lợi ích của các nước ở Biển Đông cũng như các quốc gia ven biển khác”, Supple nhấn mạnh.
Tiêm kích F/A-18E chuẩn bị cất cánh từ tàu sân bay USS Carl Vinson trên Biển Đông ngày 6/9. Ảnh: US Navy.
Mỹ gần đây điều tàu tới Biển Đông thực hiện các hoạt động tuần tra tự do hàng hải thường xuyên hơn, đồng thời tăng cường hiện diện quân sự tại khu vực, trong bối cảnh cạnh tranh với Trung Quốc leo thang.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và căn cứ pháp lý để khẳng định chủ quyền với Trường Sa và Hoàng Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế. Mọi hoạt động của các bên tại Trường Sa và Hoàng Sa mà không có sự cho phép của Việt Nam đều vô giá trị.
Mỹ lên tiếng việc Trung Quốc áp quy định hàng hải gây quan ngại ở Biển Đông
Washington coi việc Trung Quốc áp quy định khai báo với tất cả tàu nước ngoài đi vào vùng biển mà Bắc Kinh đơn phương tuyên bố chủ quyền là sự "đe dọa nghiêm trọng" đến tự do hàng hải và thương mại.
Các tàu sân bay Mỹ USS Nimitz và USS Ronald Reagan cùng các tàu hộ tống diễn tập ở biển Ấn Độ-Thái Bình Dương tháng 7/2020 (Ảnh: AFP).
"Mỹ vẫn kiên định với lập trường rằng bất kỳ luật hay quy định hàng hải nào cũng không được vi phạm quyền tự do hàng hải, hàng không mà tất cả các quốc gia được hưởng theo luật pháp quốc tế", báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) ngày 2/9 dẫn bình luận của người phát ngôn Lầu Năm Góc John Supple.
Người phát ngôn Lầu Năm Góc nhấn mạnh: "Các tuyên bố chủ quyền biển phi pháp, trong đó có Biển Đông, đe dọa nghiêm trọng đến các quyền tự do trên biển, trong đó có quyền tự do hàng hải, tự do hàng không, tự do thương mại, quyền và lợi ích của các nước ở Biển Đông và các quốc gia ven biển khác".
Bình luận trên được đưa ra chỉ hai ngày sau khi Trung Quốc công bố quy định hàng hải gây tranh cãi. Theo thông báo của Cơ quan Quản lý An toàn Hàng hải Trung Quốc, bắt đầu từ ngày 1/9, tất cả tàu nước ngoài đi vào vùng "lãnh hải" của Trung Quốc phải khai báo thông tin về phương tiện và hàng hóa cho giới chức hàng hải của Trung Quốc.
Yêu cầu khai báo được áp dụng đối với tàu ngầm, tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân, tàu chở vật liệu phóng xạ, tàu chở dầu, hóa chất, khí hóa lỏng, các chất độc hại khác và các tàu khác bị coi là mối đe dọa đối với an toàn giao thông hàng hải của Trung Quốc. Nếu các tàu nước ngoài không khai báo theo quy định, cơ quan quản lý hàng hải Trung Quốc sẽ áp dụng các luật, quy định, quy tắc và điều khoản liên quan để xử lý.
Theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, tàu thuyền của tất cả các quốc gia đều được hưởng quyền đi qua vô hại trong lãnh hải mà không làm phương hại đến hòa bình, trật tự hay an ninh của quốc gia ven biển. Các quốc gia ven biển không được quyền cản trở việc đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài, không được phép yêu cầu tàu thuyền nước ngoài đi qua lãnh hải của mình phải xin phép hoặc thông báo trước.
Một trong những điểm gây chú ý trong quy định mới mà Bắc Kinh đưa ra là khái niệm "vùng lãnh hải của Trung Quốc". Trung Quốc đã đưa ra các yêu sách chủ quyền phi lý ở Biển Đông, do vậy, giới quan sát cho rằng, Bắc Kinh sẽ áp dụng quy định hàng hải phi lý trên cho các vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi lý trong đó có biển Hoa Đông, Biển Đông cũng như các đảo, bãi đá.
Để thách thức những yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc, Mỹ đã liên tục tiến hành các chuyến tuần tra tự do hàng hải trong khu vực. Trong tuyên bố hôm qua, người phát ngôn Lầu Năm Góc Supple cho biết: "Mỹ tiếp tục cam kết duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do, cởi mở".
Ấn Độ bảo đảm mối quan tâm của tất cả ủy viên HĐBA LHQ Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Ngoại giao Ấn Độ khẳng định, trên cương vị Chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ), Ấn Độ đã áp dụng "cách tiếp cận tham vấn" và đưa ra thảo luận các vấn đề, lĩnh vực quan trọng nhằm đảm bảo nhu cầu và mối quan tâm của tất...