Khu rừng đặc biệt dưới lòng Linh Giang
Khu rừng tông dưới lòng Linh Giang tạo sinh kế nuôi sống bao đời người dân đôi bờ. Khu rừng đặc biệt này trở nên gắn bó trong tiềm thức những con người nơi đây.
Sông Gianh bắt nguồn trên đỉnh Trường Sơn, từ phía Tây Quảng Bình chảy vắt ngang địa phận tỉnh này rồi đổ ra Biển Đông. Dòng sông này được biết đến với một cái tên khác là Linh Giang và ranh giới Đàng trong – Đàng ngoài trong thời kỳ trung đại.
Sông Gianh bắt nguồn từ vùng núi phía Tây Quảng Bình.
Chạy dọc theo hơn 150km chiều dài của sông là những dãy núi hùng vĩ. Càng về xuôi là hình bóng những xóm làng trù phú, đôi bờ những bãi lúa, nương ngô được nhận nguồn phù sa đỏ nặng. Sông Gianh trong xanh, hiền hòa và tĩnh lặng. Nhưng đến mùa mưa lũ, dòng sông này lại rất khác khi dâng nước gây ngập lụt bao làng mạc.
Những người uống sữa mẹ và nước sông Gianh mà lớn lên kể cho tôi rằng, tuổi thơ của họ là những buổi sáng mờ sương men theo bờ sông đến trường. Chiều đến cùng lũ bạn ra sông đằm mình cùng đàn trâu bên những rặng tre. Họ còn khoe rằng chắt chắt sông Gianh vẫn ngọt lành, sá sùng sông Gianh là món quà đặc biệt của thiên nhiên…
Dòng Linh Giang nuôi dưỡng biết bao thế hệ cư dân đôi bờ.
Nằm phía hữu ngạn dòng Gianh, bao đời người làng Thanh Châu, xã Châu Hóa theo từng con nước để mưu sinh. Làng hiện có hơn 150 hộ dân, lưng tựa vào núi, mặt hướng ra sông, cả làng chỉ có khoảng 2,4 héc ta đất canh tác nhờ vào các bãi bồi ven sông trồng ngô đậu.
Điều đặc biệt ở đoạn sông này chính là khu “rừng” đặc biệt nằm tận sâu dưới đáy. Khoảng 25km lòng sông từ địa phận xã Đồng Hóa đến Tiến Hóa, huyện Tuyên Hóa, các loại rong lá, rong mây, rong nhún… đua nhau mọc như rừng. Khu rừng này người dân địa phương gọi là rừng tông. Trước đây, người làng Thanh Châu chủ yếu sống trên các thuyền, dựa vào rừng tông để kiếm sống nên có tên gọi khác là “xóm Tông”.
Video đang HOT
Không chỉ Thanh Châu, người dân ven sông Gianh ở huyện Tuyên Hóa, từ bao đời cũng gắn bó mật thiết với khu rừng này. Khu rừng cho họ sinh kế nuôi sống bao lớp người, cư dân cũng chú tâm bảo vệ rừng rong.
Dưới lòng một đoạn sông có cả một khu rừng rong.
Ông Nguyễn Văn Thông, Trưởng thôn Thanh Châu cho biết, thời điểm từ sau Tết Nguyên đán đến trước mùa mưa lũ hằng năm là thời điểm rừng rong xuất hiện. Điều lạ là rong ở đây mọc rất nhanh nhưng khi lũ về thì biến mất.
Nguồn nước dồi dào và rừng rong tạo nên một địa điểm lý tưởng để các loại thủy sản cư ngụ và phát triển. Trong những đám rong là bạt ngàn tôm cá đủ loại. Mỗi mùa rừng rong sẽ mang cho dân vạn chài những loài cá, thủy sản riêng.
Bậc cao niên địa phương kể, cá dưới sông nay vẫn nhiều nhưng không thể so với hàng chục năm về trước. Ngoài những loài định cư ở đây, cứ đến mùa lũ lượt cá nước lợ ngược dòng về sinh sản. Có những buổi đánh lưới thu cả tạ đủ các loại.
“Ngày xưa cá nhiều, cứ xuống sông là chắc chắn bắt được nhiều cá. Chỉ sống dựa vào sông nên phải lấy cá đổi gạo, sắn, khoai. Những năm đói kém, gánh cá được lưng rổ khoai, còn gạo thì có khi chỉ được mấy lon”, ông Thông hồi tưởng.
Bao lớp người sinh ra rồi mất đi bên dòng Gianh, cuộc sống cũng nhiều đổi thay. Người làng Thanh Châu phần lớn chuyển lên bờ định cư chứ không lênh đênh theo con nước. Dân cư đông, nguồn lợi thủy sản giảm dần nên dân làng chuyển qua làm đủ ngành nghề, dần thoát ly với rừng tông.
Nhiều hộ dân vẫn gắn bó với rừng tông, với nghề nuôi cá.
Giờ đây vẫn còn một số hộ bám rừng tông nuôi cá lồng. Mỗi cái lồng được làm dân bằng tre hoặc ống nhựa, chi phí cũng xấp xỉ 10 triệu đồng. Thức ăn chủ yếu cho cá là rong được vớt từ rừng tông dưới đáy sông Gianh.
Có lẽ nhờ được nuôi bằng rong nên cá lồng sông Gianh nổi tiếng là ngon, thịt cá săn chắc, thơm ngon và nổi tiếng khắp nơi. Bà Nguyễn Thị Huề, trú xã Châu Hóa ngày ngày cùng chồng đi thuyền ra sông để vớt rong làm thức ăn cho 4 lồng cá trắm cỏ, rô phi, cá lăng chấm…
“Mặc dù mang lại hiệu quả kinh tế cao, tuy nhiên, nghề nuôi cá lồng cũng lắm gian nan, vất vả, bấp bênh do phụ thuộc vào con nước. Mỗi mùa mưa lũ, hạn hán, chúng tôi phải kéo lồng cá đến vị trí an toàn, mất rất nhiều thời gian, công sức”, bà Huề chia sẻ.
Cá lồng của bà con được nuôi bằng rong sông được khách hàng đánh giá cao về độ ngon nhưng giá cả còn bấp bênh.
Ông Phan Huy Hoàng, Chủ tịch UBND xã Châu Hóa cho biết, khu rừng tông dưới lòng sống Gianh đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển nghề đánh bắt thủy sản truyền thống của người dân địa phương. Khoảng 10 năm trở lại đây, tận dụng thức ăn từ rong rêu nên nghề nuôi cá lồng của người dân địa phương phát triển, chủ yếu ở 2 làng Thanh Châu và Kinh Châu.
“Cá lồng của bà con được khách hàng đánh giá cao về độ ngon nhưng giá cả còn bấp bênh. Việc đầu tư nuôi trồng khá tốn kém, việc phòng ngừa và điều trị một số bệnh ở cá cũng khó khăn nên số hộ dân tham gia nuôi còn ít, thậm chí giảm so với nhiều năm trước”, Chủ tịch UBND xã Châu Hóa cho biết.
Phát hiện khu rừng lâu đời nhất thế giới ở sát nơi sầm uất không ngờ
Các nhà khoa học đã xác nhận sự tồn tại của khu rừng lâu đời nhất thế giới. Và địa điểm bí mật, cổ xưa này chỉ cách đô thị sầm uất bậc nhất thế giới - New York, một đoạn lái xe ngắn.
Lần đầu tiên được phát hiện dưới đáy một mỏ đá bỏ hoang gần thị trấn Cairo trên dãy núi Catskill (New York) vào năm 2009, các chuyên gia đã làm việc để tìm hiểu tuổi chính xác của các loài thực vật và cây cối mọc trong khu vực, nơi có các khối đá được cho là có niên đại lên tới 385 triệu năm.
Các nhà nghiên cứu tới từ SUNY Binghamton và đại học Cardiff ở xứ Wales rất vui mừng khi tìm thấy bằng chứng về những loài thực vật xuất hiện cực kỳ sớm này. Theo đó, một số loài "thậm chí là cùng thời với khủng long", BBC đưa tin .
Những tảng đá chứa hóa thạch có niên đại 385 triệu năm được tìm thấy ở vùng núi tuyệt đẹp gần New York. Ảnh: catskillsofficial
Khu rừng chỉ cách cầu George Washington của thành phố New York hơn hai giờ lái xe, từng trải rộng trên diện tích khoảng 402km.
Những nhà nghiên cứu thậm chí đã tiến hành sàng lọc phần đất của một khu vực có diện tích gần bằng một nửa sân bóng đá.
Christopher Berry, một nhà thực vật học tại đại học Cardiff, nói với Science vào năm 2019 rằng: "Khu rừng ở Cairo rất đặc biệt".
"Khi lái xe qua đây đồng nghĩa với việc bạn đang đi xuyên qua rễ của những cây cổ thụ lâu đời bậc nhất thế giới. Đứng trên bề mặt những mỏ đá, chúng tôi có thể tái tạo lại toàn bộ khu rừng xung quanh mình bằng trí tưởng tượng", ông nói.
Địa điểm này hiện không mở cửa cho công chúng nhưng được bao quanh bởi vô số cảnh đẹp. Ảnh: demerzel21
Trong nhiều năm, Berry và các đồng nghiệp của ông đã kiểm tra các hóa thạch thực vật và cây cối trong khu vực để giúp họ xây dựng luận cứ của mình.
Tuy nhiên, khách du lịch hiện chưa được phép ghé thăm khu rừng đặc biệt này, ít nhất là trong thời điểm hiện tại. Bởi quần thể thực vật và mỏ đá thuộc sở hữu của thị trấn Cairo và hiện được dành riêng cho nghiên cứu khoa học vì lo ngại cho việc bảo tồn khu vực này.
Mặc dù vậy vẫn còn rất nhiều thứ khác để bạn có thể tham quan cũng như trải nghiệm trong những khu vực lân cận như: trượt tuyết tại núi Windham hay ghé thăm các cửa hàng và nhà hàng thời thượng của thành phố Hudson đều cách đó chỉ vài phút. Ngoài ra, những con đường mòn đi bộ đường dài của công viên Catskill nằm ngay trước cửa thị trấn Cairo.
Con đường xuyên núi độc nhất ở Tây Bắc, không phải người nào cũng dám đi qua Hang đá Thẳm Luông xuyên qua lòng núi, đây chính là con đường mưa sinh của hàng chục hộ dân sống trong thung lũng phía sau dãy núi. Con đường "độc nhất vô nhị" Hang Thẳm Luông, còn được gọi là Hang Bản Thẳm, là một sản phẩm tuyệt vời của tạo hóa, nằm giữa vùng núi Sơn La. Từ xa, hang đá...