Khu resort từng của vợ ông Trần Bắc Hà xây trên mương thoát nước, làm ngập cả phường: Bình Định ra “tối hậu thư”
Khu resort Hoàng Gia Quy Nhơn xây trên mương thoát nước, làm ngập cả phường bị yêu cầu tháo dỡ toàn bộ các ống cống bê tông đã lắp đặt trong lòng mương, hoàn trả tiết diện thoát nước hiện hữu của tuyến cống hộp.
Ngày 19/11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tự Công Hoàng ký văn bản truyền đạt ý kiến Chủ tịch tỉnh, yêu cầu UBND TP.Quy Nhơn chủ trì, phối hợp với công ty cổ phần du lịch Hoàng Anh Đất Xanh khẩn trương tháo dỡ toàn bộ các ống cống bê tông D1200mm đã lắp đặt trong lòng mương, hoàn trả tiết diện thoát nước hiện hữu của tuyến cống hộp trong khuôn viên resort Hoàng Gia, với tiết diện tối thiểu BxH=(8,0×2,0)m.
Nhằm đảm bảo kịp thời thoát nước cho khu vực thượng lưu, chống ngập úng, ảnh hưởng đến các khu dân cư, hoàn thành trong tháng 11/2021.
Tan hoang bên trong khu resort Hoàng Gia. Ảnh: D.Nhân
Lãnh đạo UBND tỉnh Bình Định giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với UBND TP.Quy Nhơn và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức khảo sát, kiểm tra hiện trạng, đề xuất phương án đầu tư cải tạo mương thoát nước trong khuôn viên resort Hoàng Gia với kết cấu bền vững, tiết diện đảm bảo thoát nước cho toàn bộ khu vực và có phương án quản lý mặt bằng tuyến mương hiệu quả, đảm bảo an toàn công tác vận hành.
Ngoài ra, giao UBND TP.Quy Nhơn kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc công ty cổ phần du lịch Hoàng Anh Đất Xanh khẩn trương đầu tư hệ thống thu gom nước thải trong nội bộ khuôn viên resort Hoàng Gia để đấu nối vào hệ thống thoát nước chung của thành phố, không được phép xả trực tiếp nước thải ra biển. Trường hợp đơn vị không thực hiện thì tiến hành xử lý theo quy định, báo cáo kết quả cho UBND tỉnh Bình Định.
Nhiều nơi ở Ghềnh Ráng bị ngập sâu hơn 1m do hệ thống thoát nước có vấn đề. Ảnh: A.Cậu
Video đang HOT
Trước đó, sáng 14/11, nước lũ dồn ứ bất ngờ dâng cao gần 1m gây ngập hàng trăm nhà dân ở phường Ghềnh Ráng. Hàng chục chiếc taxi đang đỗ trên đường bị nước nhấn chìm.
Người dân địa phương cho biết, trước đây mương thoát nước tự nhiên chảy ra cửa biển Quy Nhơn, nhưng khi chủ đầu tư xây dựng khu resort Hoàng Gia thì mương được xây âm bên dưới.
Với mương thoát nước tự nhiên, dù mưa lớn đến đâu, nước đổ về mương này thoát ra biển, không bao giờ ngập được ở nơi đây.
Tuy nhiên, kể từ khi khu resort Hoàng Gia được xây lên, sau đó kênh mương thoát nước bị “xâm phạm”, xảy ra ngập úng nhiều khu vực ở phường Ghềnh Ráng, có nơi ngập sâu hơn 1m, làm hư hỏng đồ đạc, tài sản của người dân.
Do mưa lớn, mương thoát nước của khu vực phường Ghềnh Ráng nằm bên dưới các công trình của resort Hoàng Gia bị sập, gây ngập úng trên diện rộng, dòng nước chảy xiết gây sụt lún tại resort 4 sao.
Mương được xây âm bên dưới, nhiều vị trí bị tả tơi sau mưa lớn. Ảnh: D.Nhân
Resort Hoàng Gia Quy Nhơn từng do vợ của ông Trần Bắc Hà, cố Chủ tịch HĐQT BIDV, làm chủ. Đến cuối năm 2017, resort Hoàng Gia Quy Nhơn được chuyển nhượng cho người khác.
Khu resort này là địa chỉ từng được biết đến nhiều nhất của gia đình ông Trần Bắc Hà trên quê hương Bình Định (01 Hàn Mặc Tử, phường Ghềnh Ráng), vị trí đất “vàng” ở phố biển Quy Nhơn.
Resort tọa lạc tại khu đất rộng hàng ngàn mét vuông, bao gồm nhà lưu trú, quán Bar Royal Club, nhà hàng tiệc cưới, cà phê… Hiện giá đất khu vực xung quanh resort Hoàng Gia Quy Nhơn được giao dịch trên thị trường khá đắc đỏ, hàng trăm triệu đồng/m2.
Hoãn các cuộc họp không cần thiết để di dời dân, ứng phó nguy cơ lũ quét
Dự báo Bình Định tiếp tục có mưa to, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, ông Nguyễn Phi Long - Chủ tịch UBND tỉnh - yêu cầu hoãn tất cả các cuộc họp không cần thiết để lo đảm bảo an toàn tính mạng người dân.
Chiều 25/10, UBND tỉnh Bình Định tổ chức họp trực tuyến với 11 huyện, thị xã, thành phố về công tác phòng chống lũ lụt và đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Phi Long.
Thông tin tại cuộc họp cho biết, lượng mưa từ 19h ngày 23/10 đến 13h ngày 25/10, bình quân toàn tỉnh 207 mm, phổ biến từ 150 mm, có nơi lên đến hơn 400 mm. Dự báo, chiều tối nay (25/10), ở khu vực tỉnh Bình Định có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông. Lượng mưa phổ biến từ 30-50 mm, có nơi trên 70 mm.
Đặc biệt, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng cục bộ tại các vùng trũng thấp, ven sông.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Phi Long yêu cầu hoãn tất cả các cuộc họp không cần thiết để tập trung vào công tác phòng, chống lụt bão và công tác đảm bảo an toàn tính mạng người dân. Đồng thời, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong điều kiện thích ứng an toàn, linh hoạt.
Cuộc họp trực tuyến với 11 huyện, thị xã, thành phố về công tác phòng chống lũ lụt và đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Tại cuộc họp, Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định Trần Văn Phúc cho hay, toàn tỉnh Bình Định có 163 hồ có dung tích từ 50.000 m3 trở lên. Hiện có 50 hồ chứa qua tràn và 21 hồ chứa đầy nước (lớn hơn 80% dung tích).
Đặc biệt hồ Định Bình - hồ chứa nước lớn nhất tỉnh Bình Định - bắt đầu vận hành hạ mực nước đón lũ theo quy trình vận hành liên hồ chứa sông Kôn - Hà Thanh lúc 20h ngày 22/10 (tại mực nước cao trình 75,13m), điều tiết lớn hơn 200 m3/s, sau tăng dần lưu lượng điều tiết và lớn nhất đạt 420 m3/s lúc 7h ngày 25/10.
Ông Phúc cho biết thêm, hiện tỉnh có 116 tàu cá ngư dân đang nằm trong vùng biển nguy hiểm, trong đó có 2 tàu cá đang nằm trong đường đi của bão. Hiện các tàu cá đã nhận được thông tin áp thấp nhiệt đới và đang di chuyển ra khỏi vùng nguy hiểm...
UBND huyện Phù Cát cũng được đề nghị di dời khẩn cấp 36 hộ dân sinh sống ở núi Gành (xã Cát Minh, huyện Phù Cát).
Sạt lở đất tại khu vực 3, phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn (Ảnh: T.Tin).
Theo UBND tỉnh Bình Định, mưa lớn những ngày qua trên địa bàn tỉnh Bình Định. Tại huyện miền núi An Lão, mưa lũ khiến một nhà dân thôn 5 (xã An Vinh) bị ảnh hưởng do sạt lở đất, rất may không gây thiệt hại về tài sản.
Ngoài ra, có 3 khu dân cư ở các xã An Toàn, An Vinh đã xuất hiện sạt lở; tuyến đường đi xã An Vinh bị sạt lở 3 vị trí, khối lượng sạt lở khoảng 1.500 m3, hiện địa phương đã khắc phục và thông tuyến. Thiệt hại ước tính 150 triệu đồng.
Tại huyện Vân Canh, sáng 24/10, mưa lũ làm sập mố cầu Ngô La quốc lộ 19C, ở xã Canh Vinh. Ngay sau sự cố, Sở Giao thông vận tải đã tiến hành khắc phục xong và thông tuyến.
Tại TP Quy Nhơn, lúc 7h30 sáng nay 25/10, một phần taluy vách núi đá sạt lở gây bị thương 3 người đang lưu thông trên đường tại phường Lê Hồng Phong (đầu đường Nguyễn Tất Thành nối dài tiếp giáp đoạn rào chắn đường sắt), đã được đưa đến bệnh viện. Cũng trong hôm nay, tại khu vực 3, phường Ghềnh Ráng, mưa lớn làm sạt lở đất đá ách tắc 30m đường giao thông, địa phương đang khắc phục.
Bình Định: Nhiều khu vực ghi nhận F0 cộng đồng tại thành phố Quy Nhơn Ghi nhận 24 ca mắc Covid-19 trong cộng đồng tại TP Quy Nhơn chỉ trong một ngày, tỉnh Bình Định yêu cầu thầy thuốc đến tận nhà dân để lấy mẫu test nhanh SARS-CoV-2 ở những khu vực nguy cơ cao. Chiều 14/9, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Bình Định cho biết, trong ngày trên địa bàn tỉnh đã ghi...