Khu ổ chuột tồi tàn bậc nhất Indonesia lột xác thành điểm du lịch hấp dẫn
Làng Jodipan (Indonesia) khiến du khách ngạc nhiên bởi những ngôi nhà rực rỡ màu sắc. Ít ai biết được rằng, nhiều năm về trước, nơi đây từng là ngôi làng “ổ chuột” đang đợi được di dời.
“Một khu ổ chuột tuyệt đẹp” – hầu hết du khách phải thốt lên, ngay khi đặt chân đến Jodipan, ngôi làng thuộc thành phố Malang, tỉnh Đông Java (Indonesia).
Màu sắc rực rỡ là điểm cộng trong mắt du khách khi đến Jodipan (Ảnh: Diệp Bình).
Jodipan còn được gọi là làng cầu vồng, nổi bật bởi những ngôi nhà được phủ màu sắc rực rỡ: đỏ, tím, vàng, hồng…
Lối đi uốn lượn chạy dọc làng được trang trí bởi những bức vẽ 3D tỉ mỉ, có hàng dù che chắn bên trên.
Khu nhà ở được sơn nhiều màu sắc, khiến du khách cảm thấy bắt mắt khi lần đầu đặt chân đến đây (Ảnh: Diệp Bình).
8 năm trước, ngôi làng này là một trong những khu vực tồi tàn bậc nhất Indonesia. Người dân sống trong những mái nhà ngói lụp xụp, xiêu vẹo.
Dòng sông chảy dưới cây cầu Jalan Gatot ngập tràn rác thải, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Một số người kém ý thức đã xả rác trực tiếp xuống sông gây tắc nghẽn cống rãnh.
Lối vào đầy màu sắc, được trang trí thêm nhiều dòng chữ chào đón du khách (Ảnh: Diệp Bình).
Video đang HOT
Chính vì những yếu tố trên, điều kiện cuộc sống của người dân làng Jodipan khá nghèo nàn. Họ sinh hoạt trong môi trường ô nhiễm nặng nề. Trước tình hình này, chính quyền đã lên kế hoạch di dời nhà ở người dân và phá bỏ ngôi làng.
Câu chuyện chỉ thay đổi vào năm 2016, khi một nhóm sinh viên của trường Đại học Muhammadiyah Malang nhận ra vấn đề của làng Jodipan hoàn toàn có thể được giải quyết với bàn tay tài hoa của con người.
Một người phụ nữ giặt quần áo ngay giữa làng, khiến du khách cảm thấy thú vị, gần gũi (Ảnh: Diệp Bình).
Họ đã vận động tài trợ từ một công ty sơn nước, kêu gọi các họa sĩ cùng bắt tay vào việc “hồi sinh” ngôi làng.
Sau khi rác thải được dọn dẹp sạch sẽ, nhóm tình nguyện đã sơn phết cho từng ngôi nhà, vẽ tranh nghệ thuật 3D lên tường, bệ nước được trồng thêm cây xanh, gắn những chiếc ô nhiều màu, treo chậu hoa…
Jodipan, ngôi làng thuộc thành phố Malang, tỉnh Đông Java khi nhìn từ trên cao (Ảnh: Diệp Bình).
Đồng thời, chiếc cầu kính trên dòng sông, nối liền hai bờ của ngôi làng đã trở thành địa điểm check-in nổi tiếng khi du khách đến với Jodipan.
Cũng nhờ dự án này, các căn nhà cũ kỹ như được “khoác” chiếc áo mới, đầy sức sống. Người dân quyết định đặt chiếc ghế nhỏ, treo gấu bông… trước nhà để chúng thêm mới mẻ.
Những vật trang trí nhỏ trước nhà, khiến ngôi làng trở nên đáng yêu hơn (Ảnh: Diệp Bình).
Chính phủ cũng đã tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân bảo vệ môi trường. Từ đây, làng Jodipan đã thực sự “sống” lại một lần nữa. Một số hộ dân bắt đầu kinh doanh tạp hóa, bán thức ăn, bán vé… cho khách du lịch vào tham quan.
Bạn sẽ khoảng 10.000 Rupiah (khoảng 15.000 đồng) cho một chiếc vé vào Jodipan.
Trẻ em vui chơi tại Jodipan là hình ảnh du khách dễ bắt gặp nhất (Ảnh: Diệp Bình).
Đến ngôi làng, bạn có thể bắt gặp những đứa trẻ rong chơi, chạy đuổi nhau trong mọi ngõ ngách. Chúng luôn mỉm cười, vẫy tay với du khách.
Hiện tại, Jodipan – ngôi làng ổ chuột năm nào đã trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng, minh chứng cho câu chuyện có những thức không cần đập bỏ mà nên được dựng xây, vun đắp.
Khí hậu thích hợp, giá cả hợp lý là thứ níu chân du khách đến với Jodipan (Ảnh: Diệp Bình).
Thành phố Malang cách sân bay Surabaya (Indonesia) khoảng 2 tiếng chạy xe. Khí hậu Malang mát mẻ quanh năm, thích hợp cho du khách tham quan, khám phá.
Hấp dẫn du lịch ngoại thành Hà Nội
Hà Nội là thành phố có bề dày văn hóa, lịch sử, hệ thống di sản, làng nghề ở cả khu vực nội thành, ngoại thành, có nhiều tiềm năng phát triển du lịch.
Để khai thác hết tiềm năng vốn có, ngành du lịch thủ đô đang từng bước khai thác tiềm năng du lịch ngoại thành nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch.
Du lịch làng nghề
Huyện Phú Xuyên được mệnh danh là "đất trăm nghề", với 154/154 có nghề, trong đó 43 làng nghề được TP. Hà Nội công nhận. Phú Xuyên nổi tiếng với nhiều làng nghề thủ công truyền thống, trong đó có những làng nghề có lịch sử lâu đời như khảm trai Chuyên Mỹ, đồ mộc mỹ nghệ Đại Nghiệp, đan cỏ tế Phú Túc... Nhiều làng nghề mang nét đặc trưng cao như làng nghề đan cỏ tế, khảm trai sơn mài, làng nghề may mặc, thêu, cào bông, làng nghề sản xuất hương, làng nghề nặn tò he... Không chỉ tiêu thụ khắp trong Nam, ngoài Bắc mà sản phẩm thủ công truyền thống của các làng nghề Phú Xuyên còn xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.
Với tài nguyên du lịch văn hoá phong phú, Phú Xuyện hiện có 2 điểm du lịch đã được UBND TP. Hà Nội công nhận theo quy định của Luật Du lịch 2017 là điểm du lịch làng nghề khảm trai, sơn mài Chuyên Mỹ và điểm du lịch làng nghề may Vân Từ.
Làng hương Quảng Phú Cầu thuộc xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hoà đã trở thành địa điểm check-in nổi tiếng.
Cách trung tâm Thủ đô khoảng 35km về phía nam thành phố, làng hương Quảng Phú Cầu thuộc xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hoà đã trở thành địa điểm check-in nổi tiếng. Đây là làng nghề có lịch sử làm tăm hương truyền thống suốt hơn 1 thế kỷ. Đến nay làng tăm hương Quảng Phú Cầu vẫn tồn tại theo năm tháng và trở thành một trong những điểm du lịch khắc hoạ rõ nét văn hoá của làng quê đồng bằng Bắc Bộ. Khi đến đây, du khách cần trả một chi phí nhỏ để được thoải mái vào chụp ảnh, check-in.
Điểm đến tâm linh
Chùa Thầy nổi tiếng bởi nét đẹp cổ kính và sự huyền bí trong bố trí phong thuỷ. Chùa Thầy hay còn gọi là Thiên Phúc Tự nằm tại xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. Xây dựng dưới thời vua Lý Nhân Tông (1066-1128), chùa Thầy được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt từ năm 2015. Ngôi chùa này gắn liền với vị thiền sư Từ Đạo Hạnh, người có công lớn trong việc dạy học, chữa bệnh cho dân và sáng lập ra bộ môn múa rối nước.
Chùa Thầy là di tích mang lối kiến trúc độc đáo với nghệ thuật chạm khắc và hệ thống tượng pháp tiêu biểu. Chùa là một quần thể di tích và danh thắng với nhiều điểm tham quan thu hút khách du lịch.
Chùa Thầy là di tích mang lối kiến trúc độc đáo với nghệ thuật chạm khắc và hệ thống tượng pháp tiêu biểu. Chùa là một quần thể di tích và danh thắng với nhiều điểm tham quan thu hút khách du lịch.
Không chỉ là một di tích, danh thắng nổi tiếng, chùa Thầy còn là di tích lịch sử cách mạng, cái nôi của phong trào cách mạng tỉnh Sơn Tây (cũ), nơi lưu dấu những kỷ niệm thiêng liêng về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lịch sử Đảng bộ địa phương ghi lại, vào tối ngày 3/2/1947, Bác Hồ về nghỉ và làm việc tại ngôi nhà Tổ dưới chân chùa Một Mái nằm trong quần thể di tích chùa Thầy. Từ đó đến đầu tháng 3/1947, khu vực chùa Một Mái trở thành sở chỉ huy của Trung ương để Bác Hồ lãnh đạo cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược.
Hiện nay, trong Nhà lưu niệm Bác Hồ tại chùa Một Mái còn lưu lại nhiều kỷ vật của Người. Nhiều du khách trong và ngoài nước khi về tham quan thắng cảnh Chùa Thầy đã tới Nhà lưu niệm Bác Hồ để tìm hiểu lịch sử, cùng ôn lại truyền thống cách mạng bên các kỷ vật của Người.
Hấp dẫn điểm du lịch thác Mạ Héc (Tuyên Quang) Thác Mạ Héc chảy từ độ cao hơn 100 m trên vách núi đá Cham Chu xuống, quanh năm tung bụi nước mù mịt, nhìn từ xa như một dải lụa trắng hay mái tóc dài đẹp của một thiếu nữ. Nơi đây là điểm check-in lý tưởng, thu hút du khách. Người dân thôn Thôm Tấu vẫn truyền tai nhau câu chuyện...