Khu nuôi cá hồi rộng như sân bóng, nổi giữa biển giá 300 triệu USD
Cách bờ biển hiểm trở của Na Uy gần 5km, một khu vực nuôi cá hồi cao 67m, rộng cỡ một sân bóng đá, với các khung dây thép và lưới nổi giữa biển. Đây chính là Ocean Farm 1, dự án nuôi thủy sản khu vực biển sâu đầu tiên trên thế giới, được thiết kế bởi công ty nuôi cá hồi dẫn đầu thế giới SalMar ASA.
Cá hồi là ngành công nghiệp quan trọng tại Na Uy
Công ty đã trả cho Chian Shipbuilding Industry Corp 300 triệu USD cho 6 hệ thống trang thiết bị tương tự, tạo nên nhiều không gian nuôi thủy sản xa bờ hơn (các lưới lớn trong các vùng nước được quây lại), chất thải nuôi thủy sản sẽ được thu hồi để đóng gói lại, tránh phát tán ra khu vực xung quanh.
Các cảm biến oxy từ xa và hệ thống camera chất lượng cao giám sát cá hồi, cùng với các sinh vật khác, tăng trưởng và các dấu hiệu của bệnh. Trong đợt thử nghiệm của Ocean Farm 1, SalMar cho hay cá hồi tăng trưởng nhanh và tỷ lệ chết thấp.
16 van chìm, có thể di động, phát tán thức ăn theo thời gian định trước và cho phép cá sống dưới mực nước sâu tới 54m vẫn tiếp cận được thức ăn, thay vì nuôi cá ở gần bề mặt như các mô hình nuôi khác.
SalMar có kế hoạch thu hoạch mẻ cá hồi đầu tiên trong nửa cuối năm 2018 và cho biết nếu giai đoạn phát triển này thành công, công ty có thể thiết lập hoạt động nuôi cá ở bất kỳ nơi nào giữa biển khơi. Công ty cho biết OF1 có thể chịu các đợt sóng cực lớn, có chiều cao lên tới 15m.
Tuy nhiên, nhược điểm của hệ thống này là mật độ cá cao sẽ làm tăng rủi ro phát tán dịch bệnh. Hệ thống nuôi này buộc phải nuôi cá hồi ở mực nước sâu hơn nhiều, với hàm lượng oxy thấp hơn nhiều so với thông thường, làm hạn chế sinh trưởng của cá, theo ông Tim Dempster, một nhà sinh vật học biển và giáo sư khoa học sinh học tại đại học Melbourne nhận định.
Theo Danviet
2.000 fan leo bốn giờ lên núi xem bom tấn của Tom Cruise
Người hâm mộ vượt đường xa dự buổi chiếu đặc biệt của "Mission: Impossible 6" tại nơi quay cảnh hành động cao trào ở Na Uy.
Ngày 3/8, hãng Paramount tổ chức buổi chiếu ngoài trời tại vách núi Preikestolen (Na Uy), còn gọi là Pulpit Rock (Hòn đá bục giảng kinh). Đây là bối cảnh màn hành động cuối phim, khi điệp viên Ethan Hunt (Tom Cruise đóng) đọ sức với kẻ phản diện. 2.000 fan hưởng ứng sự kiện này và phải di chuyển bốn giờ để đến được địa điểm cao hơn 600 mét.
Ảnh trên Twitter của Tom Cruise.
Trên Twitter, Tom Cruise đăng ảnh nhóm người xem phim và nói: "2.000 foot, 2.000 người, bốn giờ đi bộ. Buổi chiếu bất khả thi nhất của phim. Cảm ơn tất cả các bạn. Tôi ước mình có thể đến đó". Trước đó, để ghi hình tại đây, đoàn phim phải dùng trực thăng để vận chuyển nhu yếu phẩm trong quá trình quay kéo dài ba ngày.
Một góc khác của buổi chiếu ngoài trời đặc biệt. Ảnh: Rex
Preikestolen là một vách núi dốc, bên trên có một mặt phẳng diện tích 25 mét vuông (chỗ quay phim). Vách núi tọa lạc trên vịnh Lysefjorden với cảnh quan hùng vĩ. Mỗi năm, có từ 150.000 đến 200.000 người tham quan Preikestolen. Nhiều du khách thực hiện các cú nhảy dù mạo hiểm từ núi. Mission: Impossible 6 không phải phim đầu tiên quay tại Preikestolen. Trước đó, ở cảnh cuối mùa hai series Vikings (2013), nhân vật chính - người hùng Ragnar Lothbrok - đứng trên nơi này.
Mission: Impossible 6 do Christopher McQuarrie đạo diễn, kể cuộc chiến của Ethan Hunt với nhóm khủng bố muốn đảo lộn trật tự thế giới. Tác phẩm được khen ngợi với yếu tố hành động được dàn dựng đẹp mắt, trong đó Tom Cruise tự mình thực hiện nhiều pha mạo hiểm. Phim đứng đầu phòng vé Mỹ tuần qua và hiện thu 199 triệu USD toàn cầu.
* Hậu trường hành động của Tom Cruise trong phim
Ân Nguyễn
Theo VNE
Đường biên giới ngộ nghĩnh của các nước: Đường sơn chia đôi tòa nhà, ngồi uống cà phê bên này, "nhón chân" qua đã sang lãnh thổ nước khác Hãy xem những bức ảnh sau bạn sẽ ngạc nhiên đấy. Đường biên giới là nơi để phân chia lãnh thổ của 2 quốc gia. Bạn nghĩ thế nào về những đường biên giới đó? Là nơi đầy hàng rào kẽm gai hay là bức tường buồn tẻ? Thật ra thì không phải đường biên giới nào trên thế giới cũng như thế...