Khu nhận diện phòng không: Trung Quốc gậy ông đập lưng ông
Những diễn biến của việc Trung Quốc lập khu nhận diện phòng không (ADIZ) tại biển Hoa Đông, bao gồm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư từ hôm 23/11 đến nay cho thấy chiêu bài này đang dần phản tác dụng.
Các nhà lập pháp và cơ quan an ninh ở Seoul được cho là đang thảo luận những chiến lược về cách thức phản ứng với việc thiết lập ADIZ của Trung Quốc bên trên khu vực quần đảo nằm trong vùng biển có nhiều tài nguyên.
“Kể từ sau tuyên bố đơn phương thiết lập ADIZ của Trung Quốc, chúng tôi đã thảo luận cách thức mở rộng KADIZ (vùng nhận dạng phòng không cua Han Quôc) và các cơ quan hữu trách đều đã hình thành một nhận thức chung rằng việc mở rộng nó là cần thiết”, Yonhap dẫn lời một quan chức Hàn Quốc cho biết.
Theo hãng tin Kyodo News, giới chức Hàn Quốc đã thảo luận quy mô cần được mở rộng của KADIZ cũng như phương thức thông báo với các quốc gia láng giềng khi quyết định này được công bố.
Trong khi đó, Nhật Bản cũng đang xem xét mở rộng ADIZ tại Thái Bình Dương. Theo đó, ADIZ của Nhật sẽ được mở rộng xa hơn về phía nam đến quần đảo Ogasawara, cách thủ đô Tokyo khoảng 1.000 km về phía nam.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư
Những người trong cuộc cho biết quần đảo Ogasawara trước đó không nằm trong ADIZ của Nhật do được xem là miễn nhiễm với sự xâm lấn của nước ngoài. Tuy nhiên, đảng Dân chủ Tự do cầm quyền đã nhất trí mở rộng ADIZ trong bối cảnh căng thẳng biển đảo với Trung Quốc đang gia tăng, theo báo Want China Times.
Bộ Quốc phòng Nhật cũng đang cân nhắc cắm chiến đấu cơ tại các căn cứ trong khu vực, tờ Yomiuri Shimbun ngày 28/11 dẫn các nguồn tin riêng cho biết.
Theo Đài NHK, ngày 29/11, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết nước này sẽ xử lý vấn đề ADIZ của Trung Quốc một cách bình tĩnh và kiên quyết, bằng cách phối hợp chặt chẽ với cộng đồng quốc tế.
Trong khi đó, Phó tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ thăm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc vào tuần tới. Trong chuyến đi kéo dài một tuần này, ông sẽ tìm cách giảm nhẹ căng thẳng giữa các nước này liên quan đến việc Trung Quốc lập ADIZ.
Hôm 28/11, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đưa ra yêu sách, sẽ chỉ hủy khu vực ADIZ mà nước này vừa lập với điều kiện Nhật Bản phải xóa bỏ vùng nhận dạng phòng không của mình. Như vậy đồng nghĩa với việc biến Senkaku/Điếu Ngư thành vùng biển đang có tranh chấp, không thuộc chủ quyền của Nhật Bản.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe khẳng định sẽ giải quyết vụ việc một cách bình tĩnh và kiên quyết
Mục đích này đã được Trung Quốc nỗ lực liên tục trong suốt quãng thời gian tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản, chiêu bài ADIZ cũng nhằm thực hiện mục đích này. Tuy nhiên, việc Nhật Bản, Hàn Quốc, với sự ủng hộ của Mỹ kiên quyết đối xử cứng rắn đã khiến cho mục đích của Trung Quốc không được thực hiện.
Video đang HOT
Đồng thời, hai quốc gia nằm trong chuỗi đảo thứ nhất theo chiến lược của Mỹ nhằm khóa đường ra Thái Bình Dương của Trung Quốc còn tiến hành mở rộng vùng ADIZ của mình. Điều này có lẽ nằm ngoài dự tính của Trung Quốc.
Khu nhận diện phòng không làm thế giới xa lánh Trung Quốc
Những ngày qua, vùng biển Hoa Đông dậy sóng của những cuộc tập trận và các màn khiêu khích.
Chiều 23/11, chiến đấu cơ của Nhật đuổi máy bay Trung Quốc đang làm nhiệm vụ tuần tra tại cái gọi là vùng nhận dạng phòng không mới lập. Ngày 25/11, Mỹ điều B-52 dạo ở khu vực này. Cũng trong ngày 25/11, Nhật Bản – Mỹ tổ chức cuộc tập trận thường niên AnnualEx 2013 với quy mô rất lớn tại vùng biển của Nhật Bản.
Từ ngày 25/11 đến 29/11, máy bay, tàu tuần duyên của Hàn Quốc, Nhật Bản thường xuyên đi lại trong khu vực ADIZ mà Trung Quốc vừa lập
Những động thái này cho thấy Trung Quốc không đủ sức và không đủ quyết tâm bảo vệ khu vực phòng không mà mình vừa tuyên bố. Điều này đã khiến Bắc Kinh bẽ mặt trước thế giới. Ngoài ra, cộng đồng quốc tế thêm một lần nữa có cái nhìn kỳ thị về tham vọng của cường quốc này.
Vớt vát lại, Tân Hoa Xã ngày 28/11 cho biết, các máy bay của Không quân thuộc Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) Trung Quốc đã tiến hành các cuộc tuần tra trên không bình thường trong Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) ở biển Hoa Đông mà Bắc Kinh vừa thiết lập.
Theo Phát ngôn viên Không quân PLA Shen Jinke, một số máy bay tiêm kích và một máy bay cảnh báo sớm đã thực hiện nhiệm vụ tuần tra nói trên.
Quan hệ giữa Úc và Trung Quốc trở nên căng thẳng sau khi Canberra yêu cầu Bắc Kinh giải thích về tuyên bố đơn phương thành lập vùng nhận dạng phòng không mới tại biển Hoa Đông hồi tuần trước.
Vào hôm 28/11, Ngoại trưởng Úc Julie Bishop đã lên tiếng bảo vệ quan điểm của chính phủ mình về vùng phòng không mới của Trung Quốc.
“Chúng tôi phản đối hành động mà chúng tôi cho rằng có thể làm gia tăng căng thẳng hoặc làm tăng khả năng xảy ra sự cố tại các vùng đang có tranh chấp chủ quyền trong khu vực”, bà Bishop phát biểu.
Ngoại trưởng Úc Julie Bishop
Sau đó, cùng ngày, Thủ tướng Úc Tony Abbott cũng đã đưa ra phát biểu: “Chúng tôi là một đồng minh hùng mạnh của Mỹ, là một đồng minh hùng mạnh của Nhật và chúng tôi cho rằng các tranh chấp quốc tế nên được giải quyết một cách hòa bình và theo đúng với luật pháp quốc tế”.
Ngay sau khi thủ tướng và ngoại trưởng Úc đưa ra những bình luận về vùng nhận dạng phòng không mới, Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích Úc, đề nghị Canberra nên nhanh chóng rút lại tuyên bố nói trên, nếu vẫn muốn duy trì quan hệ với Bắc Kinh.
Tuy nhiên, Thủ tướng Abbott đã tỏ ra không nhượng bộ và tuyên bố thẳng trên tờ The Sydney Morning Herald: “Trung Quốc làm ăn với chúng ta bởi vì Trung Quốc thấy có lợi khi làm ăn với chúng ta” và khẳng định mối quan hệ đồng minh với Mỹ và Nhật Bản.
Trong khi đó, hãng thông tấn ITAR-TASS dẫn nguồn Cục hàng không quốc gia Nga Rosaviation cho biết các hãng hàng không Nga không hoạt động trong ADIZ do Trung Quốc thiết lập trên biển Hoa Đông.
Rosaviation đã thông báo về điều này khi bình luận về thông tin rằng máy bay chiến đấu của Không quân Trung Quốc hôm 28/11 đã bắt đầu tuần tra khu vực bao gồm cả quần đảo tranh chấp với Nhật Bản Điếu Ngư/Senkaku này.
Theo Đât Viêt
Xong bước đệm Hoa Đông, Trung Quốc nhắm tới Biển Đông?
Việc thành lập cái gọi là vùng nhận diện phòng không (ADIZ) của Trung Quốc ở Hoa Đông mới đây có lẽ nhiều quốc gia vẫn chưa thể biết được Trung Quốc thực sự muốn gì, tất cả chỉ dừng lại ở phán đoán. Nhiều chuyên gia cho rằng tuyên bố ADIZ ở Hoa Đông chỉ là bước đệm để tiến ra Biển Đông.
Kiểm soát được Senkaku thành công, vấn đề Biển Đông sẽ đơn giản
Ngay sau khi Bắc Kinh tuyên bố áp đặt cái gọi là quy chế ADIZ Hoa Đông, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và cộng đồng quốc tế phản đối quyết liệt. Trong lúc dư luận đang mải chú ý vào sự kiện này thì Bắc Kinh liền điều cụm chiến hạm Liêu Ninh xuống Biển Đông.
Không chỉ dừng lại ở đó, ngày 25/11, Thiếu tướng Doãn Trác, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban cố vấn của Hải quân Trung Quốc, tuyên bố trên Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc rằng: "Trung Quốc từ nay có thể thiết lập Vùng xác định phòng không ở Hoàng Hải và Biển Đông".
Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ công an.
Trước những động thái của Trung Quốc, Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an phân tích: "Mục đích trước mắt của hành động này chính là để thử phản ứng của Nhật Bản, Hàn Quốc và đặc biệt là của Mỹ, cũng là thử độ bền vững, hiệu lực của hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ ký năm 1960.
Tuy nhiên, trong những ngày vừa qua, có lẽ nhiều chính khách trên thế giới vẫn chưa thể biết Trung Quốc thực sự muốn gì ở đây, tất cả những gì họ có thể làm chỉ phán đoán".
Thiếu tướng Lê Văn Cương cho rằng việc thành lập ADIZ ở Hoa Đông chỉ là mục tiêu trước mắt, nếu trôi chảy đây sẽ là sự chuẩn bị cho một hành động quân sự có giới hạn.
"Việc chiếm đảo Senkaku/Điếu Ngư rút cuộc cũng chỉ là bước đầu tiên, phục vụ cho nhiều mục đích khác của Trung Quốc.
Trong Binh pháp Tôn Tử có kế "giết gà dọa khỉ", theo tôi, nói chính xác hiện tại Trung Quốc đang "giết khỉ dọa gà", nếu việc kiểm soát Senkaku/Điếu Ngư thành công, thì vấn đề Biển Đông sẽ trở nên đơn giản", ông dự đoán.
Chuyên gia nghiên cứu về quan hệ Việt - Trung, ông Dương Danh Dy cũng cho biết: "Trung Quốc gần đây có sự điều chỉnh sách lược về Biển Đông. Chính sách của Trung Quốc như tôi đã nói nhiều lần là lúc đấm, lúc xoa, lúc tiến, lúc lùi. Khi mà gặp sự phản đối mạnh mẽ của các nước lớn trong khu vực thì họ lùi lại còn khi thấy thời cơ thì họ lại thò ra.
Cho nên tôi thấy chuyện này nó cũng là một trong những bước đi tất nhiên, những thủ đoạn, những bước đi tất nhiên của Trung Quốc thôi, cũng giống như vùng biên giới trên không với Nhật Bản ở biển Hoa Đông. Cái chính là âm mưu bá chiếm Biển Đông của Trung Quốc thì bất biến", ông nói.
Về việc điều chiến hạm ra Biển Đông, theo ông Dương Danh Dy, điều đó nằm trong chiến lược lâu dài của Trung Quốc.
"Bây giờ theo tôi, sau một thời gian họ xoa rồi họ lùi thì giờ họ lại thực hiện một âm mưu mới ở biển Đông. Cái đó là cái tất nhiên. Nếu họ không làm thì mới là điều ngạc nhiên. Còn khi mà họ có các bước đi như vậy thì rõ ràng là Trung Quốc muốn dần dần thực hiện sự hiện diện của họ tại Biển Đông ngày một mạnh lên.
Họ muốn chứng tỏ rằng họ muốn bá chiếm Biển Đông, chiếm 80% vùng Biển Đông của họ, và muốn biến điều đó thành hiện thực. Chắc chắn là những âm mưu rồi những hành động này, hành động kia của Trung Quốc là nhằm thể hiện chủ quyền của Trung Quốc. Làm ở Hoa Đông rồi thì phải làm ở Biển Đông thôi", ông Dương Danh Dy cho chia sẻ.
Ông Dương Danh Dy dự đoán Trung Quốc họ làm thế thôi, còn giờ nếu xảy ra xung đột thì có lẽ chưa phải lúc. Các nước trong khu vực rất cảnh giác, chăm chú theo dõi mọi động thái của Trung Quốc và chuẩn bị cho tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
Chuyên gia này cho rằng: "Hiện nay chưa phải là lúc Trung Quốc dám gây ra những thay đổi lớn ở Biển Đông. Nội bộ Trung Quốc nhiều chuyện lắm. Họ vừa họp Hội nghị Trung ương 3 xong nhưng mà qua hội nghị này ta cũng thấy là nhiều vấn đề lắm, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường rồi bất mãn của dân chúng rồi vụ nổ ở Quảng trường Thiên An Môn hay Tân Cương vân vân.
Cho nên là, tôi nghĩ rằng họ làm gì thì làm nhưng trong lúc này họ chưa thể gây chuyện lớn được".
Ý đồ đưa tàu sân bay Liêu Ninh ra Biển Đông
Trước đó, việc xây dựng cảng Hải Nam đã dấy lên sự nghi ngờ cho dư luận. Nhưng đến thời điểm bây giờ khi mà tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc neo đậu tại cảng này mới dần hé lộ ý đồ của Trung Quốc.
Biên đội tàu sân bay Liêu Ninh tiến vào Biển Đông
Các nhà phân tích cho rằng việc đưa tàu sân bay tới Tam Á cho thấy Trung Quốc có thể đặt các tàu sân bay trong tương lai ở Biển Đông, làm gia tăng căng thẳng với các quốc gia láng giềng, vốn cũng có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh trong khu vực.
Giáo sư Ni Lexiong, một chuyên gia hải quân tại Đại học khoa học luật và chính trị Thượng Hải, cho rằng Biển Đông có tầm quan trọng về mặt chiến lược và quân sự.
"Tam Á là lối vào cho phần lớn các nguồn năng lượng đến Trung Quốc bằng đường biển", ông Ni nói.
Các tàu thuyền và tàu chở dầu tới từ Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Eo biển Malacca cũng đi qua khu vực này, chuyên gia Ni nói thêm.
Việc Trung Quốc đưa hàng không mẫu hạm Liêu Ninh tới Biển Đông đã khiến các quốc gia trong khu vực lo ngại, nhất là trong bối cảnh Bắc Kinh mới đây tuyên bố tự thành lập ADIZ trên biển Hoa Đông, nơi Trung Quốc có tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản và Hàn Quốc.
Một phát ngôn viên Bộ ngoại giao Philippines cho rằng việc Liêu Ninh tới Biển Đông là một sự triển khai đáng lo ngại.
"Việc triển khai Liêu Ninh đã làm gia tăng căng thẳng và vi phạm Tuyên bố quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), phát ngôn viên Raul Hernandez nói.
Theo Đât Viêt
Nhận diện hành xử khôn ngoan của Thủ tướng Thái xinh đẹp Chỉ trong vòng 2 ngày, tình hình Thái Lan đã bất ngờ hạ nhiệt nhờ những tính toán khôn ngoan của Thủ tướng Thái xinh đẹp Yingluck Shinawatra. Trước đó, các cuộc đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình Thái Lan đã tăng nhiệt khi lực lượng chức năng dùng hơi cay và vòi rồng giải tán đám đông. Người biểu...