Khu nhà bị phong tỏa, mẹ đảm tự làm bún tươi không cần khuôn, nghìn chị em xin công thức
Cách làm bún tươi không cầ khuôn ép tại nhà của chị Hồng Vân vô cùng đơn giản, ai cũng có thể làm được.
Dịch bệnh COVID-19 khiến nhiều khu vực bị phong tỏa vì xuất hiện F0 chính vì thế việc đi mua thực phẩm nấu ăn không hề dễ dàng với chị em nội trợ. Đặc biệt là một số nguyên liệu như bún tươi, phở tươi… không hề dễ mua. Thế nhưng “trong cái khó ló cái khôn”, chị Hồng Vân (Biên Hòa, Đồng Nai) đã nghĩ ra cách làm bún tươi, bánh canh tươi vô cùng hiệu quả, giúp gia đình được thưởng thức những món từ bún mà tưởng chừng không thể thực hiện được trong mùa dịch bệnh hoành hành.
Chị Hồng Vân
Chị Hồng Vân chia sẻ, khu chị ở đã phong tỏa được gần 2 tháng nay. “Do đó, việc mua bún tươi hoặc bún khô đều rất khó khăn, mà nhà mình thì rất thích ăn bún. Cho nên mình đã thử làm bún tại nhà với nguyên liệu và dụng cụ đơn giản dễ tìm”.
Dưới đây là cách làm bún tươi và bánh canh tươi tại nhà của chị Hồng Vân, chị em có thể tham khảo:
1. Nguyên liệu
Nguyên liệu chung để làm bún và bánh canh sẽ gồm bột gạo tẻ, bột năng, giấm, muối, dầu ăn và dụng cụ là cái bình nước muối sinh lý đã dùng hết.
Cụ thể:
- Nguyên liệu làm bún: 300g bột gạo, 80g bột năng, 1 muỗng cà phê muối,15ml giấm hoặc chanh, 30ml dầu ăn, 300ml nước nóng 60-70 độ
- Nguyên liệu làm bánh canh: 190g bột gạo, 190g bột năng. Muốn dai hơn thì có thể cho bột năng nhiều hơn, muốn bánh canh mềm thì bột gạo nhiều hơn,1 muỗng cà phê muối, 15 ml giấm hoặc chanh, 30ml dầu ăn, 300ml nước ấm nóng.
- Dụng cụ: 1 vỏ bình nước muối sinh lý loại 500ml và có nắp nhọn
2. Cách làm
Bún tươi và bánh canh tươi có cách làm giống nhau, chỉ khác về tỉ lệ các nguyên liệu đã viết ở trên. Do đó, các bạn có thể hình dung cách làm chung của bún tươi và bánh canh như dưới đây:
Bước 1: Trộn bột
- Trộn đều bột gạo, bột năng và muối và giấm hoặc chanh. Sau đó cho nước ấm nóng nhồi bột, nhớ cho từ từ lượng nước vào vì tùy độ hút nước của bột.
Bước 2: Đổ bột vào vỏ chai
- Sau khi nhồi trộn bột đều sệt rồi thì cho dầu ăn vào trộn đều lần nữa rồi cho bột vào vỏ chai nước muối sinh lý. Phần nắp nhọn được cắt để tạo lỗ, lúc sau bóp bột qua lỗ này. Vặn chặt nắp chai lại.
Bước 3: Làm và luộc bún tươi/bánh canh tươi
- Chuẩn bị một nồi nước sôi luộc bún hoặc bánh canh.
- Khi nồi nước sôi, bắt đầu bóp bột vào nồi nước. Tuỳ vào lực bóp của tay và độ cao của chai đựng bột so với mặt nước luộc sẽ cho ra 2 sợi to và nhỏ.
- Mỗi đợt nên bóp ít bột để tránh cho sợi bún/bánh canh chín không đều.
Video cách bóp bột
- Khi nào sợi bún/bánh canh trong nồi nước nổi lên thì thành phẩm đã chín, vớt ra ngay cho vào chậu nước có đá lạnh để sợi bún/bánh canh có độ giòn. Rửa bún nhiều lần cho đến khi thấy nước trong thì để ra rổ thưa cho ráo nước.
Chú ý:
- Muốn tạo bún sợi nhỏ thì nâng cao chai bột lên và bóp nhẹ, dùng 1 tay để bóp.
- Muốn tạo bánh canh hoặc sợi bún bò to thì dùng 2 tay bóp, hạ thấp chai bột sát mặt nước.
- Bột pha sệt nặng tay là được. Nếu lỡ tay cho nhiều nước bột loãng thì bắc lên bếp khuấy lửa nhỏ cho bột sệt nặng tay.
Chúc các bạn thành công!
Giữa trưa nắng, chiến sĩ CA ngồi bệt dưới đất tính toán nhân chia, tỉ mẩn đến mức hội chị em phải thán phục
Khoảnh khắc ấy đã được những cư dân sống quanh khu chung cư tại Quận Hải Châu, Đà Nẵng bắt trọn.
Kể từ khi thành phố Đà Nẵng quyết định phong tỏa, người dân được yêu cầu ở nhà, tuân thủ quy định 5K, đảm bảo phòng chống dịch tuyệt đối. Do đó, với phương châm chống dịch nhưng vẫn phải đảm bảo nhu yếu phẩm cho người dân, các tổ Covid-19 cộng đồng trở thành đầu mối quan trọng, đảm trách phân phát lương thực giúp người dân.
Hình ảnh những chiến sĩ công an, đội ngũ y tế "gồng mình" trên tuyến đầu chống dịch khiến nhiều người cảm động. Làm việc với trách nhiệm là điều ai cũng hiểu, nhưng thực hiện nó bằng cả trái tim thì không phải ai cũng tròn vẹn được như chiến sĩ công an trong bức ảnh dưới đây.
Giữa trưa nắng, chiến sĩ mặc sắc phục, đầu trần, chân không đi dép ngồi bệt dưới đất chiếm trọn ống kính camera. Ở bên cạnh là loạt rau củ, thực phẩm được bày ngăn nắp, chia thành từng phần rõ ràng, cẩn thận cho từng hộ dân. Nào bí, khoai lang, bắp cải, ngô... bày la liệt trên vỉa hè nay đã được một tay người đàn ông đảm đang khéo léo phân chia.
Chiến sĩ CA ngồi bệt dưới đất tính khẩu phần lương thực tỉ mỉ
Không những thế, anh còn ngồi lúi húi, ghi chép từng khẩu phần vào một tờ giấy và lấy điện thoại chia thật chính xác, tỉ mẩn để không hộ nào bị thiếu hay thừa. Sự chăm chú của anh khiến bất cứ người dân nào đi qua khu đô thị cũng phải ngoái nhìn. Cứ thế, trời thì nắng, anh ngồi vừa đếm vừa ghi, giọt mồ hôi lấm tấm trên trán.
Được biết hình ảnh trên được chụp lại vào ngày 22/8, tại khu đô thị Halla jade Residence, thuộc phường Hoà Cường Bắc - Quận Hải Châu - Đà Nẵng. Chiến sĩ công an xuất hiện trong tấm là đồng chí Nguyễn Thanh Lam- công an khu vực mới được giao phụ trách tại khu dân cư này.
Vốn đặc thù là khu đô thị mới với chỉ khoảng vài chục hộ dân sống nên chưa có tổ trưởng, lại trong thời gian giãn cách xã hội nên đồng chí Thanh Lam đã đảm nhiệm việc phân phát lương thực hỗ trợ người dân.
Dẫu biết đó là nhiệm vụ được phân công nhưng cách mà người chiến sĩ ấy thể hiện và thực thi bằng cả tấm lòng, trách nhiệm của mình thật đáng quý và trân trọng. Nhiều dân mạng cũng để lại bình luận đùa vui dưới bài viết, cho rằng người đàn ông "giỏi việc nước, đảm việc nhà" như anh khiến nhiều chị em phụ nữ cũng phải "nể":
- Một hình ảnh rất "đời: Cán bộ chắc tính nhức đầu lắm đây. Sau mùa dịch đồng chí thay vợ tay hòm chìa khoá cân đối thu chi gia đình luôn!
- Đúng tinh thần: Lúc dân cần, lúc dân khó có công an. Hình ảnh các chiến sĩ trong mùa dịch làm ấm lòng bao người.
Cô gái giật mình phát hiện vật lạ vùi lấp bên trong bao gạo nhận được từ nhà hảo tâm Trước đó, cô gái đã nhận đồ hỗ trợ mùa dịch rất nhiều, tuy nhiên đây là lần điều tiên xuất hiện sự việc kỳ lạ này. Dạo một vòng mạng xã hội, không khó để bắt gặp được những bài chia sẻ "khoe" nhận được quà từ thiện mùa dịch của nhà hảo tâm. Ấy thế đoạn clip được một cô gái...