Khử mùi bãi rác Nam Sơn: Để tận gốc…
PGS.TS Phùng Chí Sỹ cho rằng, sử dụng công nghệ Bio-Nano chỉ xử lý được mùi của nước rỉ rác, còn các nguồn gây mùi khác thì không xử lý được.
Công ty Công ty Cổ phần Tập đoàn Môi trường Nhật Việt (JVE) vừa gửi công văn báo cáo tới lãnh đạo Thành ủy, UBND Thành phố Hà Nội về việc đề xuất tài trợ miễn phí thí điểm xử lý mùi của bãi rác Nam Sơn (Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn) bằng công nghệ Bio-Nano Nhật Bản.
Theo đó, máy nano sẽ được lắp đặt trực tiếp vào các ô chứa nước rỉ rác, hồ sinh học để đưa các bọt khí xuống phân hủy tận gốc các khí gây ra mùi hôi thối trong các ô nước rỉ rác.
Ghi nhận thiện chí của JVE song PGS.TS Phùng Chí Sỹ, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cũng bày tỏ quan điểm cho rằng, công nghệ Bio-Nano mà JVE dự định sử dụng khó xử lý hết mùi của bãi rác Nam Sơn bởi lẽ mùi hôi phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, mà nước rỉ rác chỉ là một nguồn trong số đó.
Cụ thể, mùi hôi phát sinh từ xe vận chuyển rác, từ rác đổ xuống hố chôn lấp mà để tiếp xúc với không khí, không kịp thời dùng bạt che phủ, phun chế phẩm xử lý mùi; mùi nước rỉ rác trong các ô chứa và hố chôn rác. Ngay cả rác cũ đã chôn lấp rồi cũng bốc mùi qua ống thông khí…
“Bản chất mùi hôi là do phân hủy yếm khí rác và nước rỉ rác. Nếu JVE dùng công nghệ Bio-Nano thì có thể giải quyết được một phần ô nhiễm do nước rỉ rác, nhưng không giải quyết được mùi hôi của toàn bộ bãi rác. Khi các nguồn gây mùi hôi khác chưa được xử lý thì mùi hôi vẫn còn”, PGS.TS Phùng Chí Sỹ nói.
Cũng theo Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, với công nghệ chôn lấp được áp dụng chủ yếu ở Việt Nam hiện nay, cách làm thông thường là: rác được đổ xuống hố rồi lấp đất lên, sau đó phun các chế phẩm khử mùi. Nhưng chừng đó không thể xử lý hết mùi hôi, ô nhiễm môi trường của bãi rác. Vào mùa mưa, nước mưa cùng nước rỉ rác chảy ra, tồn đọng trong các hố, ao và gây mùi hôi thối. Do đó, nếu dùng máy nano sục khí để phân hủy các khí gây ra mùi hôi thối mà chỉ đặt ở các ô chứa nước rỉ rác thì không đủ.
Video đang HOT
Nhiều điểm trong nội thành Hà Nội bị ùn ứ rác thải khi người dân hai xã Nam Sơn và Hồng Kỳ dựng lều bạt ngăn xe vào bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội) hôm 23/10. Ảnh: NNVN
PGS.TS Phùng Chí Sỹ nhắc lại quyết định năm 2018 của Thủ tướng phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó nêu rõ mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2050, tất cả các loại chất thải rắn phát sinh đều được thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý bằng những công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường và phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, hạn chế khối lượng chất thải rắn phải chôn lấp đến mức thấp nhất.
Về chất thải rắn sinh hoạt đô thị, một số mục tiêu tới năm 2025 được đặt ra là: Tất cả các đô thị loại đặc biệt và loại I có công trình tái chế chất thải rắn phù hợp với việc phân loại tại hộ gia đình; 85% các đô thị còn lại có công trình tái chế chất thải rắn phù hợp với việc phân loại tại hộ gia đình;
90% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các đô thị được thu gom và xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; tăng cường khả năng tái chế, tái sử dụng, xử lý kết hợp thu hồi năng lượng hoặc sản xuất phân hữu cơ; phấn đấu tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp đạt tỷ lệ dưới 30% so với lượng chất thải được thu gom.
Từ một số mục tiêu này, vị chuyên gia về môi trường đặt câu hỏi: Hà Nội và các đô thị khác đã thực hiện quyết định trên tới đâu?
Chỉ ra thực tế buồn tại Việt Nam – cho tới nay công nghệ chôn lấp vẫn được sử dụng chủ yếu dù đây chỉ là giải pháp tình thế, lại là nguyên nhân khiến các nỗ lực xử lý ô nhiễm môi trường trở nên không hiệu quả, PGS.TS Phùng Chí Sỹ không tán thành với một số quan điểm cho rằng tình trạng trên kéo dài là do thiếu tiền.
“Tại TP.HCM, mỗi ngày phát sinh hơn 9.000 tấn chất thải rắn sinh hoạt, mỗi năm TP phải chi trên 2.000 tỷ đồng để thu gom, vận chuyển và xử lý. Còn Hà Nội, mỗi ngày phát sinh khoảng 6.000 tấn rác thì cũng phải mất trên nghìn tỷ mỗi năm để thu gom, vận chuyển, xử lý.
Trong khi đó, mỗi ngày, nhà máy đốt rác phát điện Cần Thơ có thể xử lý 400 tấn rác thải sinh hoạt và phát điện khoảng 150.000 Kwh (tương đương 60 triệu Kwh/năm) cũng chỉ tiêu tốn 1.050 tỷ đồng chi phí đầu tư.
Số tiền bao nhiêu năm Hà Nội, TP.HCM chi ra để thu gom, vận chuyển, xử lý rác đủ để xây mấy nhà máy như vậy, vậy tại sao không làm từ trước để giải quyết triệt để tình trạng ô nhiễm?”, vị chuyên gia đặt câu hỏi và cho rằng sự chậm chạp này là do tầm nhìn giới hạn, ý thức, trách nhiệm không đến nơi đến chốn, dẫn đến tình trạng năm nào cũng mất tiền mà không giải quyết được vấn đề.
Bãi rác Nam Sơn: Nếu bảo đảm vệ sinh an toàn, dân sẽ không phản đối
Theo GS.TS Đặng Kim Chi, hôm nay, tháng sau, hay năm sau bãi Nam Sơn vẫn còn. Nếu xung quanh bãi rác giữ khoảng cách 500m không có dân cư ở, thì chắc chắn họ sẽ không kêu ô nhiễm.
Dân chặn xe vào bãi rác Nam Sơn: Cách nào giải quyết dứt điểm?
Chia sẻ với PV, GS.TS Đặng Kim Chi - Phó chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam khẳng định, xét về mặt kỹ thuật chôn lấp thì bãi rác Nam Sơn hiện nay là bãi chôn lấp rất hợp vệ sinh, có hệ thống thu gom nước rác đưa về hồ, xong từ hồ nước rác được xử lý sau đó mới đưa ra suối.
"Bãi rác Nam Sơn tính đến thời điểm này là hợp vệ sinh chứ không phải bãi rác chôn lấp tuỳ tiện.
Nhưng lịch sử trước kia đã có những giai đoạn chôn lấp tuỳ tiện. Vấn đề ô nhiễm của khu vực bãi rác là không tránh khỏi, đó là vấn đề mùi, khí, nước rác...", GS.TS Đặng Kim Chi thông tin.
Đây cũng chính là lý do mà trong quy chuẩn của bãi rác đã quy định rõ khoảng cách bãi rác với khu dân cư phải được cách xa 500m. "Những hộ dân sống trong khu vực 500m nhất định chịu ảnh hưởng của bãi rác, nhất là một bãi rác lớn như bãi rác Nam Sơn" GS.TS Đặng Kim Chi nói.
Hơn nữa với 80% rác của Hà Nội đưa lên Nam Sơn, nên bắt buộc người dân sống trong khu vực 500m phải di dời. Việc dân chặn xe rác xuất phát từ chuyện đền bù, giữa hai bên (cơ quan nhà nước và dân) chưa tìm được tiếng nói chung.
"Tình trạng này xảy ra ở nhiều khu vực bãi chôn lấp rác chứ không phải chỉ riêng của Hà Nội mà ở các tỉnh, khu đô thị lớn nơi mà bãi chôn lấp rác lớn", GS.TS Đặng Kim Chi khẳng định.
Vấn đề đặt ra ở đây là câu chuyện quản lý. Chuyện xung đột đến hẹn lại lên, dân chặn đường không cho xe rác vào khu xử lý, theo GS.TS Đặng Kim Chi "không phải chỉ xảy ra ở Hà Nội" mà "Hải Phòng cũng có, rồi như bãi rác An Phước ở TP.HCM cũng vậy". Và có tâm lý không ai muốn bãi rác ở địa phương mình. Đấy là vấn đề xã hội.
Điều này xuất phát từ thực tế, GS Kim Chi cho biết, hiện nay rác thải sinh hoạt ở các khu đô thị nói riêng và cả nước nói chung chưa phân loại. Trong khi đó thêm một đội quân nhặt rác ở các bãi rác. Họ đi nhặt lại những loại rác có thể tái chế được mà chúng ta chưa phân loại ngay từ ban đầu. Do đó sẽ tạo nên khu vực hỗn loạn. Điều này cũng ảnh hưởng đến chất lượng môi trường của rác, cũng như xung quanh.
"Tôi từng chứng kiến 8-9h mọi người tập hợp, rủ nhau đi...có danh sách, ghi tên bao nhiêu người vào lúc 9h, bao nhiêu người ra lúc 4h. Và tôi tin hiện tượng này vẫn còn. Vì chúng ta không phân loại, khi đem ra chôn thì vẫn có loại rác tái sử dụng được. Thậm chí có đội quân thu mua ngay tại chỗ cách cổng bãi rác không xa", GS Kim Chi cho hay.
Trở lại với câu chuyện tồn tại của bãi rác Nam Sơn, GS Kim Chi cho rằng đây là bãi rác rất lớn của Thủ đô nên để giải quyết dứt điểm tình trạng dân phản đối do ô nhiễm môi trường thì trong tương lai "phải có thay đổi lớn".
"Bằng cách nào đó phải đổi mới mọi mặt, áp dụng công nghệ xử lý rác để được xử lý triệt để, nếu phải chôn lấp thì lượng rác rất ít. Nếu không cứ chôn tất cả như thế này thì chẳng bao lâu, không còn đất mà chôn. Hiện nay nhiều nơi đã không còn đất để chôn lấp rác.
Theo tôi cần phải nhanh chóng áp dụng công nghệ để giảm thiểu khối lượng rác cần phải chôn lấp, giảm thiểu nhu cầu đất để chôn lấp rác", GS Trịnh Kim Chi kiến nghị.
Rác được thu gom phải được phân loại, được xử lý (nhựa, thuỷ tinh, cao su...), loại nào đem đốt, loại nào đem chôn. Loại rác không thể làm gì được thì mới phải chôn. Rác được đốt cũng giảm thiểu rất nhiều khối lượng (đốt 1 tấn rác thì còn độ 100 kg tro, xỉ để đem chôn).
Như vậy, diện tích đất dùng để chôn lấp đã giảm thiểu đáng kể khi áp dụng các biện pháp khác, công nghệ khác tận dụng thu hồi, tái chế, tái sử dụng.
Đối với giải pháp trước mắt, GS.TS Đặng Kim Chi cho rằng "hôm nay, tháng sau, hay năm sau bãi Nam Sơn vẫn còn đấy, vẫn là nơi chôn lấp chính của Hà Nội thì các vị phải giải quyết đảm bảo khoảng cách vệ sinh an toàn của bãi rác. Nghĩa là xung quanh bãi rác 500m không để dân cư ở, thì chắc chắn dân cư sẽ không kêu ô nhiễm", GS.TS Đặng Kim Chi nhấn mạnh.
Vụ 'dân chặn đường vào bãi rác Nam Sơn': Chủ tịch ra văn bản chỉ đạo Ngay sau khi xảy ra vụ việc người dân dựng lều lán, chặn xe chuyên chở rác thải sinh hoạt vào Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn (bãi rác Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội), Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã có văn bản hỏa tốc chỉ đạo các đơn vị, ngành liên quan thực hiện các...