Khu mộ cổ như dinh thự của gia tộc miền Tây
Trải qua hàng trăm năm, khu mộ cổ lớn của gia tộc họ Trần ở Cần Thơ vẫn giữ nguyên kiến trúc đậm nét Âu châu.
Quần thể mộ cổ của gia tộc họ Trần toạ lạc tại xã Tân Thới, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ rộng 1.000 m2, với cổng vào uy nghiêm, tường rào bao bọc xung quanh.
Bên trong khuôn viên có 3 ngôi mộ cổ hơn 100 năm và nhiều mộ khác của những người trong gia tộc. Mỗi ngôi mộ như một “dinh cơ” riêng, có mái che kiên cố, thấm màu thời gian nhưng những nét trang trí, hoa văn vẫn còn rõ nét.
Ông Trần Thanh Hùng (57 tuổi) – cháu đời thứ năm, người đang trông giữ nơi đây – cho biết, ngôi mộ lớn nhất nằm ở chính diện cổng vào (diện tích khoảng 24m 2, trần cao 5 m) là của cụ tổ Trần Để hay còn gọi Trần Bang Tới. Bên phải là của vợ lớn, bên trái là vợ nhỏ của cụ. “Mộ của hai bà vợ lùi vào trong vài tấc và nhỏ hơn mộ ông chút xíu. Tất cả bia đặt phía trên đầu mộ đều được làm bằng đá cẩm thạch và khắc chữ” – ông Hùng nói.
Mộ cụ Trần Bang Tới nằm giữa, hai bên là mộ hai bà vợ. Ảnh: Cửu Long.
Theo ông Hùng, cụ tổ Trần Để từ Phúc Kiến (Trung Quốc) sang Việt Nam sinh sống. Sau thời gian buôn bán, kiếm được nhiều tiền, ông xây nhà, khai hoang, mua đất và trở thành một trong những người giàu nhất vùng đất Tây Đô thời Pháp thuộc.
Người vợ đầu của ông tổ không có con trai. Muốn có người nối dõi, nên bà tổ đích thân lựa chọn và cưới về cho ông một cô gái địa phương làm vợ nhỏ và có 8 người con.
Người cháu đời thứ năm nói trước đây mộ được làm bằng đá cẩm thạch nhưng thời chiến tranh đã bị trộm cạy lấy mất, sau này con cháu sửa lại mộ bằng xi măng. Ảnh: Cửu Long.
Khu mộ có từ năm 1846. Cụ Trần Bang Tới mất khi công trình đang xây dựng; thi thể của ông được ướp và để 3 tháng 10 ngày. Người con trai thứ năm của ông tiếp tục phần việc này, chôn cụ đúng theo ý nguyện. Sau đó, hai bà vợ lần lượt qua đời, được lập mộ hai bên.
Trong khuôn viên còn hai ngôi mộ khác cũng mang phong cách kiến trúc Pháp. Đó là mộ của đôi vợ chồng người con thứ bảy của cụ Tới. Người này đi du học từ Pháp về rồi tự thiết kế phần mộ cho mình và phu nhân.
Hơn 100 năm qua, nhiều vị trí trong khu mộ đã bị hư hỏng nhẹ, rêu phong đóng phía ngoài. Ông Hùng cho biết đã thay gạch ở ngôi mộ của bà vợ nhỏ cụ tổ, vì bị dột nước dẫn đến bong tróc, hư hỏng. Phần còn lại vẫn còn giữ nguyên trạng.
Trải qua gần 200 năm, song nhiều hoa văn, hoạ tiết trên trần khu mộ còn rất đẹp và rõ nét. Ảnh: Cửu Long.
“Hiện tôi chỉ trông giữ chứ không có khả năng trùng tu”, ông Hùng nói.
Ông Nguyễn Thanh Vũ, bí thư Đảng uỷ xã Tân Thới cho biết, khu mộ cổ quy mô này rất lâu năm và là độc nhất ở địa phương với kiến trúc độc đáo. Qua thời gian dài, hiện nay ít người biết về nó, trong đó có lý do không nhiều người đọc được chữ ở các bia và trong khuôn viên mộ.
Cửu Long
Theo Vnexpress
Tiébélé: Ngôi làng cổ được tạo nên từ phân bò, từng căn nhà đều là tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời
Nằm cách biên giới Ghana khoảng 20km về phía Bắc, ngôi làng Tiébélé của đất nước Tây Phi, Burkina Faso, nổi tiếng khắp thế giới bởi những căn nhà được vẽ trang trí tỉ mỉ tuyệt đẹp hay còn được gọi với cái tên địa phương là sukhala.
Những ngôi nhà sukhala nằm trong khu phức hợp - là nơi cư trú của những người đứng đầu cộng đồng. Người dân nơi đây thuộc nhóm dân tộc Kassena và đã có lịch sử khai phá, định cư tại làng này từ thế kỷ 15.
Công việc trang trí tường của những ngôi nhà này thường là do phụ nữ trong làng đảm nhận. Đây là một trong những nét văn hóa truyền thống đặc sắc nhất của người Kassena.
Từng hình vẽ, từng đường nét, hoa văn truyền thống được vẽ bằng tay với màu sắc chính là đen, trắng, đỏ. Cuối cùng, nó được phủ một lớp dầu bóng tự nhiên chiết xuất từ loại cây họ đậu. Các hình vẽ đều mang những ý nghĩa riêng như cầu xin vụ mùa tươi tốt, cầu mong sinh sản, trí tuệ...
Trang trí tường đã trở thành một hoạt động cộng đồng đối với phụ nữ ở làng Tiébélé nói chung và với cả cộng đồng người Kassena nói riêng tại đây. Khoảng 15 phụ nữ được phân công sẽ chia nhau trang trí tường cho những ngôi nhà được chỉ định. Hoạt động này thường diễn ra vào tháng 2 hoặc tháng 3, sau khi vụ thu hoạch kết thúc. Không chỉ nhà ở mà cả các lăng tẩm dành cho người chết cũng được trang trí lộng lẫy như vậy.
Tại khu vực trung tâm của làng Tiébélé có khoảng 450 người sinh sống. Tất cả nhà ở đây được dựng lên từ đất, cỏ khô và phân bò, mặc dù vậy, ngày nay, người ta đã bắt đầu thay thế bằng bùn, gạch và đá để ngôi nhà vững chắc hơn.
Kiến trúc nhà ở làng Tiébélé chịu ảnh hưởng từ nhóm dân tộc lớn hơn - Gurunsi. Nhà của họ không có cửa sổ, cửa ra vào rất nhỏ và có những bức tường dày đến 30cm để bảo vệ dân làng khỏi thời tiết khắc nghiệt cũng như hạn chế sự xâm nhập của kẻ thù.
Thông thường trẻ em sẽ sống với ông bà của chúng trong những căn nhà hình bát giác. Những cặp vợ chồng sống trong ngôi nhà hình chữ nhật và những người độc thân sẽ sống trong nhà hình tròn.
Năm 2006, sau khi vị trưởng làng qua đời, người dân tại Tiébélé tuy không còn người lãnh đạo nữa nhưng họ vẫn rất cố gắng để duy trì phong tục truyền thống của làng mình.
Từ năm 2012, Tiébélé đã được Quỹ Di sản Thế giới đưa vào danh sách những di sản thế giới có khả năng bị đe dọa.
Những hoạt động tuyên truyền, giúp đỡ, cải tạo hệ thống thoát nước và bảo vệ an toàn trong khu vực đã được thực hiện.
Hoạt động du lịch tại làng cũng đang được đẩy mạnh, một mặt để có thể tạo ra nguồn kinh tế ổn định cho dân làng, mặt khác có thể truyền bá cũng như bảo tồn nền văn hóa đặc sắc của dân tộc nơi đây.
(Nguồn: Atlasobscura, Wmf, Lonelyplanet)
Theo Helino
Những kiểu tóc khiến bạn là dân F.A suốt đời Không chỉ màu mè, lạ mắt mà những kiểu tóc này còn khiến các anh chàng "ngầu" và nổi bật hơn giữa đám đông. Kiểu tóc độc đáo mang tên "anh ở đầu sông, em cuối sông" đây mà Nhìn cái gì mà nhìn, chưa thấy kiểu tóc... bạch tuộc bao giờ ah Trông anh có giống Hellboy không các em Đầu hói...