Khu lưu niệm gần 500 tỷ thành nơi trồng rau, đổ phế liệu
Công viên, quảng trường bị người dân chiếm dụng trồng rau, dựng hàng quán bán hàng la liệt trong khu lưu niệm cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ.
Đó là thực trạng đang tồn tại ở khu lưu niệm cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ(thôn Phù Khê Thượng, xã Phù Khê, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh).
Được biết, quần thể khu lưu niệm cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ bao gồm nhà trưng bày, nhà khách, tượng đài, hồ nước, công viên, quảng trường… Năm 2012 nhằm kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Tổng bí Thư Nguyễn Văn Cừ (9/7/1912 – 9/7/2012), dự án được nâng cấp mở rộng có tổng mức đầu tư đã phê duyệt hơn 466 tỷ đồng.
Tuy nhiên, sau ngày khánh thành và lễ kỉ niệm 100 năm ngày sinh của cố Tổng bí thư diễn ra đến nay một số hạng mục tại quần thể khu lưu niệm này ngày càng trở lên nhếch nhác, mất mỹ quan, ô nhiễm. Ghi nhận của PV Người Đưa Tin, con đường Nguyễn Văn Cừ rộng rãi dẫn vào khu lưu niệm nay cỏ dại mọc hoang hóa, um tùm. Phía công viên, quảng trường khu lưu niệm, hàng quán la liệt, rác thải vương vãi khắp nơi rất phản cảm.
Video đang HOT
Đáng nói, công viên, quảng trường được đầu tư nhiều tỷ đồng trước đây gồm các bồn trồng hoa tươi đẹp mắt, nay bị người dân chiếm dụng làm nơi trồng rau. Cả công viên, quảng trường rộng lớn trở thành nơi trồng rau, các dịch vụ từ ăn uống đến các trò chơi dịch vụ cho trẻ em.
Dịch vụ các trò chơi trẻ em thi nhau mọc lên tại khu lưu niệm (ảnh: Thành Long).
Nhiều người dân nơi đây cũng phải ánh, nằm gần ngay khu lưu niệm “mọc” lên một ngôi nhà cao tầng gấp nhiều lần nhà trưng bày, tượng đài cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ. Trao đổi với PV Người Đưa Tin, ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã Phù Khê cho biết: “UBND xã Phù Khê chưa nhận bất cứ văn bản bàn giao nào từ thị xã Từ Sơn hay sở Văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh (VHTT&DL) về việc quản lý khu lưu niệm cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ.
Công trình cao “chọc trời” sát khu lưu niệm. (ảnh: Thành Long)
Theo_Kiến Thức
Những điều cấm kỵ khi các gia đình tự trồng rau sạch
Theo tư vấn của các chuyên gia, khi các gia đình tự cải thiện rau sạch phục vụ bữa ăn hàng ngày, tuyệt đối không được trồng ở những vùng bị ô nhiễm như khu công nghiệp, gần đường quốc lộ, quanh khu vực mồ mả.
Phong trào tự trồng rau sạch tại gia đình, dường như đã trở thành hình ảnh không còn xa lạ đối với những khu vực thành thị. Đây được xem là giải pháp chống thực phẩm "bẩn" đang tràn lan ngoài thị trường mà các gia đình phải thực hiện. Tuy nhiên, việc trồng rau thế nào cho sạch và đảm bảo an toàn không phải ai cũng biết.
Theo các chuyên gia, "rau an toàn" được quy định là các chất gồm dư lượng thuốc hóa học, số lượng vi sinh vật và ký sinh trùng, dư lượng đạm nitrat (NO3), dư lượng các kim loại nặng (chì, thủy ngân, asenic, kẽm, đồng...) không được vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
Phong trào tự trồng rau sạch tại gia đình, dường như đã trở thành hình ảnh không còn xa lạ đối với những khu vực thành thị
Trong khi đó, tư vấn của ông Trần Trung Chính - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần phát triển chuỗi liên kết thực phẩm sạch Việt Nam (MR Sạch) cho thấy, để đảm bảo an toàn, các gia đình tuyệt đối không trồng rau tại những vùng đất bị ô nhiễm, khu công nghiệp, gần đường cao tốc, quốc lộ, đặc biệt tránh xa vùng mồ mả.
Ngoài ra, nước tưới rau cũng là một điều mà các gia đình cần quan tâm. Theo đó, tuyệt đối không tưới rau bằng nước thải của thành phố, nước thải công nghiệp, nước thải từ bệnh viện, nước ao, mương... Nguyên nhân do những loại nước này có chứa nhiều hóa chất ô nhiễm, vi trùng gây bệnh khi người dùng ăn vào sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Riêng đối với phân bón, người trồng vườn chỉ nên dùng phân hữu cơ như phân xanh, phân chuồng đã được ủ, tuyệt đối không dùng các loại phân hữu cơ còn tươi (phân bắc, phân chuồng, phân rác ...). Và số lượng phân sử dụng phải dựa trên tiêu chuẩn cụ thể quy định trong các quy trình của từng loại rau, đặc biệt đối với rau an lá phải kết thúc bón trước khi thu hoạch sản phẩm 15 20 ngày.
Về dùng thuốc trừ sâu, chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết. Tuyệt đối không dùng thuốc trong danh mục cấm và hạn chế sử dụng ở Việt Nam. Cần sử dụng luân phiên các loại thuốc khác nhau để tránh sâu nhanh quen thuốc.
Cùng với những vấn đề trên, theo tư vấn của các chuyên gia, khi trồng rau, các gia đình cũng cần nghiên cứu mức độ thích nghi ánh sáng của các loại cây, để đem lại hiệu quả năng suất tối ưu nhất. Theo đó, hầu hết những loại cây thân leo như bầu, bí, dưa leo, mướp đắng, đậu cove,... đều là những loại cây ưa sáng. Vì vậy, người trồng vườn có thể bố trí những vị trí có nhiều ánh sáng như sân thượng, bờ tường... để cải tạo những giống cây này.
Ngoài ra, các loại rau xanh, những nhóm rau như rau muống, mồng tơi, hành lá, rau lang, rau cải, rau dền... cũng là những loại cây ưa sáng.
Rau sạch là rau phải hội tụ 3 sạch gồm: đất sạch, phân bón sạch và thuốc bảo vệ thực vật cũng phải sạch. Vì vậy để phòng ngừa, người tiêu dùng nên mua rau xanh ở những địa chỉ uy tín. Ngoài ra, khi mua rau về sử dụng, các gia đình cần phải ngâm rửa trong chậu đủ nước hoặc dưới vòi nước để rửa sạch trước khi nấu hoặc gọt bỏ vỏ trước khi ăn.
Yến Nhi
Theo_VnMedia
Gia đình 17 năm trồng rau, nuôi gà trên tầng thượng Tận dụng không gian tầng thượng, ban công nhiều người dân ở Thủ đô đã tự trồng rau, nuôi gà... phục vụ bữa cơm an toàn mỗi ngày của gia đình. Đến thăm gia đình bà Trần Thị Toàn ở phương Xuân Tảo (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đã có thâm niêm trồng rau khoảng 17 năm. Theo bà Toàn, gia đình bà...