Khu liên hợp thể thao quốc gia xin cấp 10-12 tỷ để tu sửa SVĐ Mỹ Đình
Thời gian vừa qua, hình ảnh sân vận động Mỹ Đình với chất lượng xuống cấp là một trong những chủ đề nóng được công chúng quan tâm.
Điều này cũng đã được nhiều lần chia sẻ tại YAN TV. Sau khi hứng chịu không ít ý kiến tiêu cực, mới đây, lãnh đạo Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình đang có kế hoạch xin ngành thể thao cấp kinh phí khoảng 10-12 tỷ đồng để thay mặt cỏ và hệ thống tưới nước.
Sân Mỹ Đình từng hứng chịu không bình luận tiêu cực vì chất lượng mặt cỏ xuống cấp. (Ảnh: Báo Thanh Niên)
Báo Thanh Niên cho biết, thời gian qua, dù vướng vào dịp Tết nhưng sân Mỹ Đình vẫn được chăm sóc kỹ hơn. Theo đó, dù thời tiết rất lạnh nhưng mặt cỏ cũng không quá xấu xí, thậm chí còn xanh hơn trước rất nhiều, khác hẳn với tình trạng xuống cấp trong thời diễn điểm diễn ra AFF Cup 2022.
Thời gian qua, dù vướng vào dịp Tết nhưng sân Mỹ Đình cũng được chăm sóc kỹ hơn nên đã có sự cải thiện. (Ảnh: Báo Thanh Niên)
Được biết, cỏ trên sân Mỹ Đình xanh là do được bón nhiều phân đạm và màu xanh này không thật mắt. Nền đất của sân cũng không được cải tạo một cách triệt để nên khi các cầu thủ thi đấu, mặt sân không thể đảm bảo được một cách tốt nhất.
Cỏ trên sân Mỹ Đình xanh là do được bón phân đạm nhiều và màu xanh này không thật mắt. (Ảnh: Báo Dân Trí)
Theo chuyên gia về sân bãi, muốn mặt sân Mỹ Đình được duy trì chất lượng lâu dài thì phải khoét bỏ lớp đất, thay bằng lớp đất mới. Từ trước đến nay, sân Mỹ Đình mới chỉ được bảo dưỡng theo cách “chạy đua” với sự kiện. Theo đó, sân chỉ được chăm sóc cỏ chứ nền đất vẫn giữ nguyên từ SEA Games 22 năm 2003.
HLV Park Hang Seo không ít lần tỏ ra chưa hài lòng với mặt cỏ sân Mỹ Đình. (Ảnh: Báo Thanh Niên)
“Mặt cỏ sân Mỹ Đình muốn xanh tốt kể cả trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, cần phải làm lại cả nền đất và có hệ thống tưới nước tốt hơn hiện tại” – Lãnh đạo Khu liên hợp thể thao quốc gia chia sẻ với Báo Thanh Niên.
Muốn mặt sân Mỹ Đình được duy trì chất lượng lâu dài thì phải khoét bỏ lớp đất, thay bằng lớp đất mới. (Ảnh: Tuổi Trẻ/Người Lao Động)
Để cải tạo lại sân Mỹ Đình, Khu liên hợp thể thao quốc gia đang có dự kiến xin ngành thể thao cấp kinh phí khoảng 10-12 tỷ đồng. Theo đó, 2 tỷ sẽ được dùng để làm lại mặt cỏ, nền đất mới, còn lại sẽ phục vụ cho việc thay hệ thống tưới nước. Bởi hiện tại, hệ thống này đã hỏng và ảnh hưởng nhiều đến việc chăm sóc mặt sân Mỹ Đình.
Khu liên hợp thể thao quốc gia đang có dự kiến xin ngành thể thao cấp kinh phí khoảng 10-12 tỷ đồng để cải tạo lại sân Mỹ Đình. (Ảnh: On Sport)
Tuy vậy, việc thay nền đất không hề dễ dàng vì phải có máy móc chuyên dụng. Trong khi ngoài mặt sân Mỹ Đình còn có đường piste để phục vụ tập luyện, thi đấu môn điền kinh. Nếu đưa máy vào, phải đi qua đường piste và có thể làm hỏng đường piste vừa được cải tạo cách đây 3 năm.
Vì vậy, Khu liên hợp dự kiến sẽ xin ngành thể thao nếu duyệt chi kinh phí cải tạo mặt sân sẽ thông qua cả kế hoạch thuộc về kỹ thuật. Theo đó, ban quản lý sân vận động Mỹ Đình dự định sẽ làm một hệ thống cầu, bắc từ ngoài cổng vào phía trong sân để vận chuyển máy móc thông qua chiếc cầu này.
Việc cải tạo lại sân Mỹ Đình không phải là điều dễ dàng. (Ảnh: Báo Dân Trí)
Sân vận động Mỹ Đình được xây dựng vào năm 2002 với kinh phí 53 triệu USD, tương đương khoảng 1.300 tỷ đồng, sức chứa lên tới 40.192 chỗ ngồi. Mặc dù được đầu tư “khủng” và là một trong những sân vận động lớn nhất toàn quốc nhưng gần đây, chất lượng cơ sở vật chất ở sân vận động Mỹ Đình bị đánh giá còn thua nhiều sân vận động khác trong nước.
SVĐ Mỹ Đình được đầu tư xây dựng với kinh phí “khủng”. (Ảnh: Báo Lao Động)
Cụ thể, trong khuôn khổ AFF Cup 2022, mặt cỏ sân ở SVĐ Mỹ Đình bị phản ánh rất nhiều về việc chưa đạt chất lượng, cỏ héo, có nhiều mảng lún, đất bị cứng. Hay trước đó, trong trận giao hữu quốc tế giữa đội tuyển Việt Nam và CLB Borussia Dortmund (Đức), sự cố tung xà ngang khi trận đấu đang diễn ra đã thu hút đông đảo sự chú ý của công chúng.
Người Hà Nội 'vật lộn' với trời nồm
Thời tiết nồm ẩm kéo dài khiến cuộc sống của người dân gặp nhiều bất tiện, việc đi lại, sinh hoạt và công việc đều bị ảnh hưởng, gặp nhiều khó khăn.
Dù lau thường xuyên nhưng do mưa ẩm, mọi người đi lại nhiều nên sàn nhà chị Nguyễn Thị Hồng Thái (quận Cầu Giấy, Hà Nội) luôn trong tình trạng vấy bẩn, lem nhem.
Trời nồm là hiện tượng thời tiết đặc trưng của phía đông Bắc Bộ, xảy ra khi độ ẩm không khí lên cao đến 90% khiến hơi nước trong không khí bị ngưng tụ và đọng lại trên bề mặt của đồ vật. Mùa nồm thường xuất hiện vào khoảng tháng 2 - 4 (gần cuối mùa xuân) và khá phổ biến ở khu vực miền Bắc Việt Nam.
Những ngày qua, nhiều người dân Hà Nội "đau đầu" vì chịu đựng hiệu ứng trời nồm: sàn nhà ướt át, tường nhà toát mồ hôi, quần áo giặt nhiều ngày chưa khô, chăn nệm ẩm và luôn có mùi hôi khó chịu, thực phẩm nhanh bị nấm mốc...
Thời tiết nồm kéo dài, bà Nguyễn Hồng Tuyết (Thái Hà, quận Đống Đa) phải bật điều hòa và quạt liên tục trong các căn phòng của gia đình để giảm bớt sự ngưng tụ của hơi nước.
"Nhà có trẻ con hiếu động nên tôi phải lau nhà rồi bật quạt, bật điều hòa thường xuyên để hong khô nền nhà tránh cho cháu đi lại bị trơn trượt nguy hiểm. Vì thời tiết âm u mưa nhiều quần áo giặt lâu khô mà nhà lại cho trẻ nhỏ dễ nhiễm bệnh nên gia đình tôi phải sắm thêm máy sấy quần áo. Hơn tuần nay phải vật lộn với trời nồm mưa dầm mệt mỏi lắm", bà Tuyết chia sẻ.
Nhà lau thường xuyên nên bà Tuyết phải bật điều hòa và quạt liên tục để sàn mau khô.
Mọi sinh hoạt gia đình gần như bị đảo lộn trong những ngày nồm, gia đình chị Nguyễn Thị Hồng Thái (Yên Hòa, quận Cầu Giấy) dù đã trang bị máy hút ẩm mini nhưng vẫn không mấy hiệu quả. Trần nhà tắm của gia đình chị Thái xuất hiện những đốm vàng kèm theo mốc trông rất mất mỹ quan. "Tôi có lau 1 lần nhưng 2, 3 ngày sau lại thấy xuất hiện nên tôi cũng tạm thời để đó. Đến cuối tuần nếu có nắng ấm thì gia đình sẽ tổng vệ sinh nhà cửa để diệt hết các mầm bệnh", chị Hồng Thái nói.
Trần nhà bị nấm mốc do nồm.
Chị Thái cho biết thêm, một ngày chị "phải lau đi lau lại nhà đến 6 - 7 lần vì vừa ướt lại vừa bẩn. Một lúc lau xong lại như chưa lau, để vậy thì nhìn không sạch sẽ nên cứ 2 đến 3 tiếng đồng hồ tôi phải lau nhà 1 lần".
Sống tại tầng 7 trong một căn chung cư mini cho thuê tại Đình Thôn, Mỹ Đình, mặc dù căn phòng luôn khô ráo, sạch sẽ nhưng chị Lan Chi vẫn mong thời tiết nhanh hửng nắng vì quần áo giặt 2-3 ngày hưa thể khô. Chị cho biết, nhiều ngày hết quần áo để mặc, chị phải dồn mang hết quần áo bẩn ra tiệm giặt là để giặt vì phơi ở nhà càng phơi lại càng ẩm do mưa hắt vào, chưa kể mùi quần áo lâu khô rất khó chịu.
"Trong nhà đã như thế, đến khi ra ngoài đường thì trời cũng mưa phùn rồi sương mù đi lại rất khó khăn. Tôi bị cận nên trời mưa đi ra ngoài rất bất tiện, kính mắt bị nhòe hết không thể nhìn thấy được đường", chị Chi ngán ngẩm nói.
Trời nồm ẩm ướt khiến các thiết bị điện tử dễ bị hỏng.
Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, từ nay đến cuối tuần, tại Hà Nội và các tỉnh miền Bắc tiếp tục có mưa phùn rải rác, trời nồm ẩm. Nhiệt độ trung bình từ 22-26 độ C, ban đêm từ 20-22 độ C, độ ẩm từ 75%-100%. Sắp tới toàn miền Bắc chuẩn bị đón đợt không khí lạnh tăng cường, nền nhiệt sẽ giảm sâu nhưng tình trạng ẩm ướt vẫn tiếp tục kéo dài.
Những ngày nồm ẩm, ô nhiễm tăng cao, các chuyên gia khí tượng khuyến cáo người dân cần đeo khẩu trang khi di chuyển và hoạt động ngoài trời. Ngoài ra, người dân cần chủ động các biện pháp để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và đời sống. Đặc biệt, cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng, duy trì việc luyện tập thể dục để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Đồng thời, cần vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, đóng kín cửa khi thời tiết ẩm thấp, mưa nhiều; bật điều hòa chế độ khô không khí hoặc sử dụng máy hút ẩm, lau nhà bằng giẻ khô...
Sinh viên tình nguyện dọn dẹp sân Mỹ Đình trước bán kết lượt về AFF Cup 2022 Sinh viên tình nguyện được huy động hỗ trợ dọn dẹp xung quanh sân vận động Quốc gia Mỹ Đình trước trận bán kết lượt về AFF Cup 2022. Sáng nay (7/1), lực lượng sinh viên tình nguyện có mặt ở sân vận động Mỹ Đình để hỗ trợ dọn dẹp khuôn viên xung quanh. Ngày 9/1, đội tuyển Việt Nam thi đấu...