Khu lăng mộ duy nhất pha trộn kiến trúc Đông – Tây ở Huế
Lăng Khải Định, còn gọi là Ứng Lăng, được xây trong 11 năm, một số nguyên liệu còn do vua cử người sang các nước Pháp, Nhật, Trung Quốc để đem về.
Khi đến đây, du khách dễ dàng nhận thấy lăng có vị trí đắc địa, phía trước lấy một quả đồi thấp làm tiền án, có hai núi chầu trước mặt làm “Tả thanh long” và “Hữu bạch hổ”. Từ trên lăng có thể nhìn bao quát được cả một vùng đồi núi rộng lớn, xung quanh là những rừng cây bao phủ, khung cảnh thiên nhiên hài hòa.
Vua Khải Định là vị vua thứ 12 của nhà Nguyễn, lên ngôi năm 31 tuổi. Khi tại vị, ông đã cho xây lăng mộ tại núi Châu Chữ. Lăng được xây dựng trong hơn một thập kỷ bởi nhiều thợ và nghệ nhân tài giỏi trong cả nước. So với các lăng khác, lăng Khải Định tuy nhỏ hơn nhưng được xây công phu, tỉ mỉ và tinh xảo nhất.
Du khách sẽ đi qua cổng chào uy nghiêm gồm 37 bậc cầu thang với thành được đắp các tượng rồng lớn lên tới sảnh ngoài.
Từ đó leo tiếp 29 bậc nữa để lên đến sân bái đình, nơi đặt các tượng đá hình quan văn, quan võ, lính túc vệ và tượng binh đối xứng hai bên.
Ở giữa sân chầu có nhà bia bát giác được xây bằng bê tông cốt thép sừng sững, hòa trộn phong cách kim cổ.
Hai bên là hai cột trụ biểu cao được trạm trổ tinh tế, uy nghi giữa núi rừng.
Từ sân chầu đi tiếp 15 bậc thang nữa đến điện Khải Thành được xây dựng cầu kỳ, hòa trộn nhiều phong cách kiến trúc khác nhau.
Video đang HOT
Không gian sảnh ngoài ở điện là nơi thắp hương và để ảnh của nhà vua, nổi bật là các điện tường phẳng được trang trí dày đặc bằng nghệ thuật khảm kính sứ. Cùng với tranh trên tường, dưới nền lát gạch men hoa và trên trần vẽ Cửu long ẩn hiện trong mây. Cả không gian 6 mặt đã tạo nên một thế giới nghệ thuật.
Phòng sau của điện Khải Thành là chính tẩm có đặt tượng vua Khải ịnh được đúc tại Pháp năm 1920, mộ phần ở phía dưới. Trong cùng là khán thờ với bài vị của vị vua quá cố.
Một hình rồng trên nhà bia bát giác có những họa tiết trang trí tinh tế.
Các tượng ở lăng được làm bằng chất liệu đá quý hiếm, tạc kỳ công và đều có khí sắc.
Theo VNExpress
Việt Nam hùng vĩ qua ống kính của 4 nhiếp ảnh gia
Phong cảnh thiên nhiên đất nước hiện ra muôn hình muôn vẻ, khiến người xem trào lên một niềm tự hào dân tộc.
Bốn nhiếp ảnh gia: Lê Thế Thắng, Huỳnh Phúc Hậu, Ngô Huy Hoà và Trần Năm Thương đã có nhiều chuyến trải nghiệm trong suốt 7 năm, để ghi lại phong cảnh đất nước, khung cảnh sinh hoạt của con người từ các góc độ và cảm xúc khác nhau.
Nhiếp ảnh gia Ngô Huy Hòa được biết đến với nghệ danh Hachi8 chia sẻ bộ ảnh cảm hứng bất tận về các điểm cực và đỉnh của Tổ quốc.
Lãnh thổ đất liền của Việt Nam có địa hình đa dạng, được đánh dấu bởi bốn cực Đông, Tây, Nam, Bắc và một đỉnh Fansipan hùng vĩ. Khám phá những địa điểm này luôn là khao khát mãnh liệt của rất nhiều thanh niên Việt Nam.
Anh chia sẻ: "Tôi luôn nghĩ rằng, nếu muốn hiểu rõ thứ gì thì đều phải biết được những cạnh gai góc nhất của nó. Với đất nước Việt Nam, đó chính là những điểm cực miền biên viễn xa xôi và những đỉnh núi cao quanh năm mây phủ".
"Mỗi vùng miền, mỗi điểm tôi đến đều có những nét đặc trưng về phong cảnh, tập tục, văn hóa ẩm thực, con người. Những sự khác biệt ấy khiến tôi nhận ra rằng mỗi vùng đất đi qua là những mảnh ghép chứa đựng tình yêu đất nước mà tôi đang tìm kiếm và lấp đầy trong trái tim mình. Khi "chạm" vào từng góc cạnh của đất nước, tôi cảm nhận được về một thứ gọi là tình yêu đối với mảnh đất tươi đẹp này. Tôi muốn truyền tình yêu đó đến với không chỉ giới trẻ mà với tất cả những ai từng biết đến Việt Nam - quê hương tôi", nhiếp ảnh gia Ngô Huy Hòa cho biết.
Tác giả Trần Năm Thương (nghệ danh: Mèo già) lại có nguồn cảm hứng sáng tác từ vùng Tây Bắc hùng vĩ. Anh viết: "Tôi tới Tây Bắc lần đầu vào năm 2010 để rồi từ đó thường xuyên trở lại. Dù đi nhiều, trong nước và ngoài nước, nhưng vùng núi phía Bắc, đặc biệt là Tây Bắc luôn có một vị trí đặc biệt trong những hành trình xê dịch dọc ngang của tôi".
Nói về phương thức di chuyển, nhiếp ảnh gia Mèo già cho hay, anh thường chọn xe máy làm bạn đồng hành trong những chuyến độc hành của mình.
"Đi nhẩn nha, đi để sống trọn với những cung bậc cảm xúc đầy ắp cùng phong cảnh hoang sơ, con người hồn hậu và những sắc màu văn hóa nơi đây mang đến. Tây Bắc, vùng đất ấy luôn khiến tôi say mê, thôi thúc tìm hiểu và khám phá nhiều hơn nữa", anh chia sẻ.
Nhiếp ảnh gia Lê Thế Thắng (nghệ danh: Thắng Sói) lại chọn cho mình góc chụp từ trên cao với bộ ảnh: "Việt Nam nhìn từ bầu trời". Sau khi tốt nghiệp Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội, với niềm đam mê nhiếp ảnh, tác giả Lê Thế Thắng đã rong ruổi khắp nơi với chiếc máy ảnh trên tay để ghi lại những khoảnh khắc chân thực về phong cảnh và con người Việt Nam. Đặc biệt, anh có sở thích chụp những bức ảnh từ trên cao.
"Mong muốn của tôi là được nhìn thấy và chụp lại mọi thứ từ trên cao - thứ mà tôi từng tưởng tượng và hình dung. Nhìn từ trên cao, mọi khung cảnh đều đẹp, bao quát và rõ nét hơn. Điều quan trọng là nó mang lại cảm giác lạ, không chỉ cho bản thân tôi mà cho chính cả những người dân ở nơi mà tôi đến", anh nói.
Nhiếp ảnh gia không nhớ mình đã đi qua bao nhiêu tỉnh thành nhưng có lẽ vẫn còn nhiều vùng đất đang chờ anh đặt chân tới. Mong muốn của anh là đi được đến nhiều vùng miền, khắc họa được những đặc trưng về văn hóa, di sản, phong cảnh... của những nơi đó từ trên cao.
Bộ ảnh của tác giả Lê Thế Thắng được thực hiện trong 2 năm. Anh là người khởi động dự án phim "Việt Nam nhìn từ bầu trời" vốn gây ấn tượng mạnh mẽ trong cộng đồng thời gian qua. Bộ ảnh mang đến cho người xem một cái nhìn bao quát và lạ mắt về những di sản, những cảnh đẹp nổi tiếng trên khắp đất nước Việt Nam theo một cách hoàn toàn khác.
Tác giả Huỳnh Phúc Hậu được biết đến với danh hiệu: "Sứ giả của vùng đất phương Nam". Anh luôn dành một tình yêu đặc biệt cho mảnh đất này. Anh say mê và miệt mài ghi lại những khoảnh khắc đẹp ở những không gian và thời gian khác nhau: những mùa nước nổi, nét chắc khỏe của những cư dân miền sông nước, những cô gái Chăm lúng liếng mắt đen...
Bộ ảnh này được tác giả Huỳnh Phúc Hậu thực hiện rải rác trong hơn 10 năm. Anh chia sẻ: "Chụp ảnh là một cuộc gặp gỡ. Có thể nói như vậy. Giữa cái vũ trụ bao la này, người ta gặp lại quê hương mình; giữa hành trình cuộc sống luôn tất bật và nhanh đến chóng mặt của công nghệ thời nay, người ta gặp nhau. Với tôi, hai cuộc gặp quan trọng ấy - gặp gỡ thiên nhiên và gặp gỡ con người - đều nhờ chụp ảnh".
"Thật vậy, được đi, được chụp ảnh, tôi nhận ra quê hương của mình rất đẹp! Mỗi lần đi chụp, là một lần tình cảm yêu quê hương được tô đậm thêm. Tôi yêu quê mình, yêu phong cảnh thiên nhiên mộc mạc và gần gụi, yêu những con người lao động chân chất, chịu thương chịu khó. Tôi đã được gặp, được sống cùng và sống với họ, được nhận và được sẻ chia với rất nhiều bạn bè ở khắp nơi. Tôi rất hạnh phúc!", anh nói
70 bức ảnh của 4 nhiếp ảnh gia được trưng bày tại triển lãm "S Việt Nam - Một Việt Nam kỳ diệu" từ tối 14/9 đến hết ngày 15/9 tại 16 Lê Thái Tổ, Hà Nội. Các tác phẩm này được ghi lại trong hành trình suốt 6 năm đồng hành cùng chương trình truyền hình về du lịch được phát sóng định kỳ trên VTV. Họ là những người tham gia cùng chương trình, khi thì ở vai trò đạo diễn của những khuôn hình đẹp và lạ, lúc là cố vấn, tiền trạm; hay là nhân vật trải nghiệm, khám phá. Thông qua triển lãm, ekip muốn mang đến những mảnh ghép của một Việt Nam đa sắc, đa diện qua góc nhìn đầy ắp cảm xúc của bốn nhiếp ảnh gia.
Theo ngôi sao
Hoa hậu Thu Hoài thăm 'đất nước hạnh phúc nhất thế giới' Người đẹp nhận xét phong cảnh Bhutan đẹp, thơ mộng nhưng nhịp sống chậm rãi tạo cảm giác hơi buồn tẻ. Thu Hoài vừa có chuyến 'trải nghiệm hạnh phúc' ở vương quốc Bhutan. Hoa hậu Phu nhân ăn mặc giản dị, đi bộ thăm thú các cảnh đẹp nổi tiếng ở đây. Quốc gia được mệnh danh là nơi 'hạnh phúc nhất...