Khu Du lịch sinh thái Măng Đen “hút” mạnh khách du xuân
Dù đã qua những ngày Tết Nguyên đán, nhưng Khu Du lịch sinh thái Măng Đen vẫn thu hút mạnh du khách từ các nơi đến du xuân; nhất là trong dịp cuối tuần này…
Khu Du lịch sinh thái Măng Đen được đầu tư mạnh để thu hút khách tham quan. Ảnh: Ngọc Phó
Măng Đen là thị trấn thuộc huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum), được mệnh danh là “Đà Lạt thứ hai” của khu vực các tỉnh Tây Nguyên, nằm cách trung tâm TP Kon Tum khoảng 55 km. Măng Đen có nhiều địa điểm di tích danh lam thắng cảnh đặc sắc, nổi tiếng như: Tượng đài Đức Mẹ Maria, chùa Khánh Lâm, thác Pa Sỹ, Hồ Đắk Ke, rừng nguyên sinh và nhiều hồ, thác nước khác…
Măng Đen nằm ở độ cao hơn 1.200m so với mực nước biển, khí hậu ôn đới, quanh năm mát mẻ, nhiệt độ trung bình từ 16-20 độ C, rừng nguyên sinh bao bọc, độ che phủ hơn 80% diện tích tự nhiên; với quy mô tổng diện tích rừng của rừng thông khoảng 140.000 ha; hệ động thực vật phong phú, đa dạng; làm cho tiềm năng du lịch sinh thái ở đây khá đặc sắc.
Măng Đen về phía Đông giáp các huyện Trà Bồng, Sơn Hà (tỉnh Quảng Ngãi), phía Tây giáp huyện Đắk Tô và huyện Kon Rẫy (Kon Tum), phía Nam giáp huyện Mang Yang và huyện An Khê (Gia Lai) và Bắc giáp huyện Nam Trà My (Quảng Nam). Thời gian qua, Nhà nước đã đầu tư nhiều tuyến đường giao thông trọng điểm, nhất là từ vùng xuôi ngược lên Măng Đen như: Tuyến đường Đông Trường Sơn, tuyến cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, sau đó nối vào quốc lộ 24 từ Thạch Trụ (Đức Phổ, Quảng Ngãi) lên Măng Đen một cách nhanh chóng, thuận lợi…
Lang Văn hoa-Du lich công đông Kon Pring (Măng Đen) đưa vào hoạt động năm 2018. Ảnh: Ngọc Phó
Nhận thấy tiềm năng du lịch Măng Đen rất phong phú, đa dạng, hơn chục năm qua, nhiều doanh nghiệp, người dân ở TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Gia Lai, Bình Định, Quảng Ngãi… tìm về đây mua đất xây biệt thự, khách sạn, nhà hàng khi tỉnh Kon Tum chủ trương thu hút đầu tư, phát triển du lịch.
Nhiều hộ dân sở tại đã học cách làm dịch vụ du lịch, bỏ vốn xây dựng mới khách sạn, cải tạo nhà cửa để làm dịch vụ homestay, đồng bào dân tộc thiểu số đã chung tay xây dựng các khu du lịch cộng đồng thu hút khách tham quan; giải quyết việc làm và tạo thu nhập khấm khá hẳn lên.
Video đang HOT
Đến Măng Đen, giữa đồi thông bạt ngàn, xen lẫn vài chục căn biệt thự nằm khuất trong màn sương, tạo một vẻ đẹp huyền bí, lung linh. Thác Pa Sỹ nằm trong khu du lịch văn hóa cộng đồng làng đồng bào dân tộc Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông), là vùng đất gắn với nhiều truyền thuyết xa xưa… Hồ Đắk Ke, Pa sỹ, Lô Ba, hồ Toong Đam, Toong Zơri, Toong Pô… thích hợp cho phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng gắn với nghiên cứu khoa học; trở thành điểm nhấn nằm trong chương trình phát triển khu du lịch sinh thái đến năm 2020.
Măng Đen hội tụ nhiều điều kiện để phát triển trở thành trung tâm du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng cấp quốc gia.
Ngày 5/2/2013, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 298/QĐ-TTg phê duyêt Quy hoạch xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng Đen và Quy hoạch chung đô thị Kon Plông, huyện Kon Plông đến năm 2030. Qua hơn 6 năm triển khai thực hiện, Khu Du lịch sinh thái Măng Đen đã từng ngày khởi sắc, đáp ứng nhu cầu tham quan và nghỉ dưỡng của du khách thập phương.
Trên cơ sở Quyết định số 298/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, UBND huyện Kon Plông đã phối hợp với các sở, ngành chức năng của tỉnh tiến hành rà soát lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết trình UBND tỉnh phê duyệt. Sau khi xem xét quy hoạch tổng thể của đô thị Kon Plông, từ năm 2013-2016, UBND tỉnh đã lần lượt phê duyệt 6 đồ án quy hoạch chi tiết về xây dựng thị trấn huyện lỵ Kon Plông, các khu vực 4 phía của trung tâm thị trấn, khu trung tâm thương mại và du lịch hồ Đăk Ke.
Đồng thời, huyện đã phối hợp tổ chức nhiều sự kiện văn hóa – du lịch trên địa bàn như: Tuần Văn hóa – Du lịch Măng Đen, Kon Plông thường niên, Liên hoan Đan – hat dân ca khu vưc Tây Nguyên…; tham gia nhiều hoạt động văn hóa – du lịch trong tỉnh và một số địa phương khác để quảng bá các sản phẩm du lịch tiềm năng, thế mạnh và những nét văn hóa đặc trưng; tổ chức xúc tiến đầu tư cơ sở hạ tầng trong vùng du lịch sinh thái Măng Đen…
Để phát triển du lịch cộng đồng là loại hình thu hút sự quan tâm đặc biệt của du khách, đến nay, huyện đã xây dưng 4 công trình du lịch sinh thái tại hồ Đăk Ke, khu thương mại – du lịch Hoang Vu, thác Pa Sỹ, hồ Đăm Bri gắn với 2 công trinh du lịch tâm linh la chua Khanh Lâm và tương Đưc Me Măng Đen; 2 công trình du lich công đông là Lang Văn hoa – Du lich công đông Kon Pring (thi trân Măng Đen) đưa vào hoạt động năm 2018 và đang tiên hanh đâu tư xây dưng Lang Văn hoa – Du lich công đông Vi Ô Lăk (xa Pơ Ê); nhằm góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mơ Nâm; giúp bà con giảm nghèo bền vững, tăng thu nhập ổn định cuộc sống.
Khách du xuân đổ về Măng Đen ngày càng nhiều. Ảnh: Ngọc Phó
Theo thống kê, sô lương khach du lich đên tham quan du lich Măng Đen năm 2013 đat 65.230 lươt khach, đên năm 2019 ươc đat 195.000 lươt khach, tăng gấp gần 3 lần. Và, trong năm nay dự kiến đón hơn 250 ngàn lượt khách.
Trước Tết Nguyên đán không lâu, dù còn bận nhiều công việc nhưng du khách vẫn đổ về Măng Đen để ngắm hoa mai anh đào nở rộ trên núi rừng. Nhiều du khách cũng đã đặt phòng để trong những ngày đầu xuân đưa gia đình về thưởng ngoạn Tết ở Măng Đen; chiêm ngưỡng loài hoa phượng tím, dã quỳ khoe sắc khắp các hồ, thác hoang sơ..
Dịp cuối tuần đầu Xuân này, du khách đổ về Măng Đen đông vui hơn, như báo hiệu một thời kỳ mới phát triển du lịch mạnh mẽ và đồng bộ hơn…
N. Phó
Theo thanhtra.com.vn
Hồ Tuyền Lâm huyền ảo trong sương sớm ngày xuân
Sự kỳ ảo của những hạt sương còn vương trên cỏ, non nước thấp thoáng trong màn sương giăng sớm bình minh vẽ lên cảnh vật hồ Tuyền Lâm tinh khôi, lãng mạn mà lay động lòng người.
Cách trung tâm Đà Lạt (Lâm Đồng) khoảng 7 km theo hướng quốc lộ 20 lên đèo Prenn, hồ Tuyền Lâm có diện tích khoảng 320 ha với phong cảnh nên thơ từ làn nước xanh biếc, các ốc đảo nhỏ và rừng thông xanh rì. Hồ nước ngọt rộng nhất xứ ngàn hoa được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hoá cấp quốc gia năm 1998.
Là nơi hòa quyện giữa sông và suối, núi đồi và rừng nguyên sinh, bức tranh thiên nhiên hồ Tuyền Lâm thanh bình, hiền hòa mà dung dị. Sự yên tĩnh nơi đây như đưa du khách lạc vào thế giới khác, thiên đường tao nhã nên thơ, tránh xa bụi bẩn, ồn ào của phố thị.
Năm 1987, Tổng công ty thủy lợi Lâm Đồng xây dựng hồ nước chắn ngang suối Tía gọi là Quang Trung, về sau đổi tên thành hồ Tuyền Lâm. Tuyền là suối, còn Lâm là rừng. Tuyền Lâm nghĩa là nơi sông suối, núi rừng giao hòa với nhau. Theo thuyết ngũ hành, thủy sinh mộc, Tuyền Lâm còn là nơi vạn vật khởi đầu sự sống, sinh sôi nảy nở.
Sớm tinh mai, màn sương mờ mờ giăng kín hồ làm tăng nét ảo mộng, huyền bí cho bức họa Tuyền Lâm. Những ray nắng xen qua màn sương, chiếu rọi xuống mặt hồ càng tạo nên vẻ thơ mộng, thấm đượm chất tình như một bài thơ chau chuốt từng câu từ của người thi sĩ yêu cái đẹp thuần khiết.
Bên cạnh vẻ đẹp vẹn nguyên như hồ ngọc giữa rừng thông thuở ban sơ, Tuyền Lâm càng cuốn hút với rừng cây ngập nước trong làn sương sớm đầu xuân. Rừng chò ngập nước tại nhánh hồ này là điểm sáng tác "cực phẩm" của nhiều nhiếp ảnh gia. Xuân về, những hàng cây chò ra chồi non mơn mởn, thấp thoáng hình bóng liêu xiêu, nhấp nhô trên mặt hồ.
Ngày đầu xuân lạnh giá, mặt hồ tĩnh lặng trắng xóa màu sương trở nên sống động, có hồn hơn với cây chò cô đơn, người lái đò cùng chiếc thuyền nhẹ trôi tạo nên khung cảnh đẹp như tranh thủy mặc xưa.
Du khách đến hồ Tuyền Lâm có thể dạo chơi hoặc nằm thư giãn trên bãi cỏ quanh hồ và thả hồn theo cảnh vật phóng khoáng. Sương sớm còn đọng lại trên vạt cỏ cũng là góc ảnh thi vị để các nhiếp ảnh gia sáng tác, bắt trọn khoảnh khắc ban mai.
Hồ Tuyền Lâm nói riêng và Đà Lạt nói chung vẫn luôn "đẹp sẵn" như thế. Chẳng cần phải dùng mỹ từ kiêu sa để miêu tả, bức tranh phố núi cứ lặng lẽ đi vào trái tim người sáng tác. Anh Bùi Huy Tưởng, tác giả của bộ ảnh, chia sẻ: "Đà Lạt trong tôi là những sớm mai bình yên, khi giọt sương còn đọng trên cỏ lá. Những ông bà cụ dạo quanh ngoài hồ đón ánh nắng ban mai. Còn đấy tĩnh lặng của dòng sông nấp sau núi rừng, ray nắng xen qua hàng thông và trong lòng mình cảm thấy bình an".
Theo news.zing.vn
Đổi mới để không mang tính mùa vụ Sức hút của các điểm di tích lịch sử văn hóa trong mùa lễ hội đầu Xuân rất lớn, song những năm trước đây hầu hết các điểm du lịch tâm linh trên địa bàn huyện Ba Vì mới chỉ khai thác được vào mùa lễ hội 3 tháng đầu năm. Khu di tích danh thắng đền Thượng Để khắc phục yếu tố...