Khu du lịch sinh thái Cồn Vành sẵn sàng đón khách du lịch
Khu du lịch sinh thái Cồn Vành (huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình), thuộc khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng được UNESCO công nhận năm 1994, có hệ sinh thái rừng ngập mặn phong phú với bãi biển hoang sơ trải dài.
Hiện nay, khu du lịch sinh thái Cồn Vành là điểm đến của rất nhiều du khách.
Dù chưa được đầu tư nhiều, nhưng khu du lịch sinh thái Cồn Vành vẫn thu hút khách du lịch vào dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5, 2/9 và mùa nắng nóng, mỗi đợt thường xuyên đón khoảng 20.000 lượt du khách.
Để bảo đảm an toàn cho du khách đến nghỉ dưỡng tại bãi biển cồn Vành trong dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 năm nay, Ban quản lý đã đề ra các giải pháp thiết thực trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ, bảo vệ môi trường và giữ gìn an ninh trật tự tại khu du lịch.
Video đang HOT
Trải nghiệm ngắm bình minh trên biển
Trong đó, tổ chức cho các hộ kinh doanh dịch vụ ký cam kết thực hiện giữ gìn vệ sinh, cùng chung tay bảo vệ môi trường biển. Tuyên truyền đến du khách thực hiện nghiêm quy định không được vứt rác bừa bãi, gây mất mỹ quan tại bãi tắm, đồng thời bố trí nhân lực liên tục thu gom rác tại khu vực quản lý. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động hộ kinh doanh dịch vụ phục vụ khách du lịch thực hiện nếp sống văn minh, ứng xử văn hóa với du khách.
Rà soát, kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ, nghiêm cấm tình trạng xả rác gây ô nhiễm môi trường biển; tăng cường hoạt động thu gom, xử lý rác thải, vệ sinh môi trường, bảo đảm các khu vực ven biển xanh – sạch – đẹp. Hàng ngày, Ban quản lý dùng loa tuyên truyền, khuyến cáo du khách dùng phao, tắm ở khu vực an toàn.
Triển khai tập huấn cho cán bộ Ban quản lý, đào tạo lực lượng tham gia cứu hộ. Ban quản lý tăng cường công tác an ninh trật tự, phân công cán bộ phối hợp với lực lượng Công an huyện, Đồn Biên phòng Cửa Lân, Công an xã Nam Phú xây dựng phương án phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm trộm cắp, cờ bạc, các tệ nạn xã hội, gây rối an ninh trật tự.
Ban quản lý còn bố trí khoanh vùng phân luồng bãi để xe ô tô, xe máy đúng quy định hạn chế ùn tắc, yêu cầu lực lượng quản lý bãi xe thu đúng giá được niêm yết do cơ quan thẩm quyền cho phép. Khuyến cáo du khách nếu phát hiện cơ sở nào cung cấp thực phẩm, hải sản không bảo đảm vệ sinh thì báo ngay cho Ban quản lý khu du lịch để kịp thời ngăn chặn, có biện pháp xử lý. Cử cán bộ nhắc nhở nhà hàng, hộ kinh doanh nghiêm túc thực hiện công tác phòng, chống cháy, nổ. Đặc biệt, nhất là phòng chống rủi ro đuối nước tại bãi biển Cồn Vành đã được Ban quản lý tập trung lực lượng, quân số để nâng cao cảnh giác, liên tục nhắc nhở du khách, người dân phải đề phòng các tình huống xấu có thể phát sinh.
Để Cồn Vành thật sự là một điểm du lịch yêu thích của du khách, chính quyền địa phương đã nỗ lực làm tất cả có thể để đưa du lịch địa phương vươn xa trong thời gian tới, hy vọng Cồn Vành sẽ là nơi đáng để đi trong hành trình du lịch của mỗi du khách.
Nhiều thú vị tại Khu Du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau
Du khách về Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) không chỉ vì nơi đây có mốc đánh dấu điểm cuối của Tổ quốc trên đất liền, mà còn có đa dạng các sản phẩm du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái.
Vùng đất Mũi Cà Mau có tiềm năng lớn về du lịch sinh thái cộng đồng.
Du khách đến tỉnh Cà Mau đều muốn đặt chân tới Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau, bởi nơi đây có Mốc tọa độ quốc gia GPS 0001 - nơi đánh dấu điểm cuối cùng Tổ quốc trên đất liền. Không chỉ vậy, khu du lịch còn có rất nhiều sản phẩm phục vụ du khách. Đầu tiên phải nói đến hệ sinh thái rừng ngập mặn bạt ngàn nhưng dân cư còn khá thưa, không gian yên bình và không khí trong lành.
Anh Nguyễn Mạnh Hùng, du khách đến từ Hà Nội, chia sẻ: "Đây là lần đầu tiên tôi đến Cà Mau và cũng là lần đầu đặt chân đến điểm cuối cùng của đất nước. Người dân địa phương rất thân thiện, không khí trong lành. Cảnh quan, cuộc sống ở đây còn mang nét tự nhiên, làm du lịch cũng theo phong cách sinh thái".
Trong khu du lịch còn có rất nhiều công trình, biểu tượng ý nghĩa như: Cột mốc đường Hồ Chí Minh - điểm cuối Cà Mau, Biểu tượng con tàu, Cột cờ Hà Nội, Đền thờ Lạc Long Quân và Tượng Mẹ... Cơ quan chức năng Cà Mau gần đây còn xây dựng những biểu tượng đặc sản của địa phương như: cua, tôm, cá... để du khách chụp ảnh kỷ niệm.
Sản phẩm du lịch cuốn hút du khách nhất trong Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau phải là tour đi xuyên rừng. Trên tuyến này, du khách được đi bằng các phương tiện đường thủy giữa rừng đước, rừng mắm bao la; đồng thời quan sát hệ sinh thái rừng ngập mặn, với cá thòi lòi chạy trên mặt nước và chạy cả trên bãi bồi, ba khía bò dưới gốc mắm, những con ốc len bám trên thân cây đước... Du khách còn được đưa ra bãi bồi Mũi Cà Mau, nơi đây có điểm dừng chân được xây dựng giữa bãi bồi chạy dài xa tít, là nơi để quan sát phong cảnh và cũng là điểm check-in đẹp.
Ông Nguyễn Minh Hải, Phó trưởng Ban Quản lý Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau, cho biết: "Thời gian qua cùng với việc xây dựng hoàn thành tuyến đường Hồ Chí Minh về Đất Mũi, các cấp các ngành quan tâm đầu tư thêm các công trình, sản phẩm du lịch mới tại Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau. Có công trình mang kiến trúc độc đáo, nét đặc sắc riêng; có những công trình mang ý nghĩa lịch sử; đồng thời với những công trình mang lại sự tươi mới, trẻ trung để phục vụ đa dạng du khách. Nhiều công trình, sản phẩm khi đưa vào sử dụng đã nhận được phản hồi tích cực, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách".
Sau khi đi xuyên rừng đước Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, trở về du khách sẽ đi ngang qua Làng Văn hóa Du lịch Đất Mũi, nơi đây tập trung các hộ dân làm du lịch sinh thái cộng đồng. Du khách có thể thưởng thức các đặc sản của Đất Mũi, đặc biệt, nếu lưu trú lại còn có thể trải nghiệm để biết về cách khai thác sản vật thiên nhiên, nghề nuôi tôm cua để cho ra những sản phẩm chất lượng, nổi tiếng gần xa của vùng đất giàu sản vật.
Ông Nguyễn Văn Hùng, Điểm du lịch sinh thái cộng đồng Nguyễn Hùng, ấp Cồn Mũi, xã Đất Mũi, chia sẻ: "Bà con nơi khác đến đây thích nhất là trải nghiệm du lịch sông nước. Đầu tiên họ đi bãi bồi, đi xuyên rừng ra biển. Khi về điểm sinh thái nhà tôi thì sẽ giới thiệu, đưa họ đi dỡ cua, giăng lưới, bắt sò huyết, ốc len... vào ban ngày. Nếu du khách ở lại ban đêm thì bơi xuồng đi bắt ba khía, cá thòi lòi hay cua biển. Du khách rất thích thú với những điều đó".
Bên cạnh thế mạnh phát triển nuôi tôm, cua, huyện cuối trời Tổ quốc - Ngọc Hiển, còn có rất nhiều sản phẩm nổi tiếng gắn với các nghề truyền thống ở địa phương như: nghề di sản muối ba khía, nghề làm tôm khô Rạch Gốc, nghề nuôi hàu lồng bè, nghề làm đũa đước... Thời gian tới, cơ quan chức năng sẽ đưa các nghề truyền thống này vào khai thác trong phát triển du lịch.
Hồ Tuyền Lâm được công nhận là Khu du lịch tiêu biểu châu Á - Thái Bình Dương Ngày 24/7, Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam đã có thông báo gửi Ban Quản lý Khu du lịch Quốc gia Hồ Tuyền Lâm, tỉnh Lâm Đồng về chứng nhận đây là Khu du lịch tiêu biểu châu Á - Thái Bình Dương. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cho biết, sau quá trình khảo sát, đánh giá hồ sơ về...