Khu đô thị bỏ hoang, trâu bò ở trong biệt thự
Một khu đô thị dang dở ở Hà Nội, cỏ dại mọc tràn lan, người dân tận dụng chăn thả đàn trâu hơn 30 con và cho trâu nghỉ trưa trong nhà biệt thự.
Khu đô thị Kim Chung – Di Trạch nằm ở phía Tây Hà Nội, từng được kỳ vọng sẽ là một dự án bất động sản quy mô lớn thành công, nhưng sau nhiều năm vẫn trong trạng thái dang dở.
Cỏ dại mọc lan khắp các lối đi trong khu đô thị.
Giai đoạn 2010 – 2011, đất nền khu đô thị Kim Chung – Di Trạch có lúc được rao bán tới 60 – 70 triệu đồng/m2.
Một số hạ tầng của khu đô thị đã được hình thành, như hàng cây, đường nhựa ống nước, quy hoạch chia lô…, tuy nhiên về tổng thể thì đây là một dự án còn dang dở.
Khoảng 7 – 8 dãy nhà liền kề, biệt thự xây thô mọc lên, còn đa số diện tích đất đang bỏ hoang.
Tận dụng các khu đất chưa thi công, cỏ dại mọc um tùm, bà Nguyễn Thị Nghĩa (Hoài Đức, Hà Nội) đã chăn thả đàn trâu hơn 30 con.
Video đang HOT
Những căn biệt thự, nhà liền kề bỏ hoang được tận dụng làm nơi nghỉ trưa, tránh nóng cho đàn trâu.
Mỗi con trâu được nuôi trong khu đô thị khoảng một năm thì bán.
“Nuôi trâu theo hình thức chăn thả khiến thịt chắc ngọt, khi bán được giá. Cứ gần Tết, nhiều người đi qua thấy đàn trâu lại vào ngỏ ý mua, có người mua 5 con, có người mua chục con”, bà Nghĩa cho biết.
Sáng sớm bà Nghĩa lùa trâu ra khu đô thị, chiều rong trâu về. Bà cho biết, đầu năm mua trâu nhỏ giá gần 10 triệu đồng, đến cuối năm có thể bán từ 20-25 triệu đồng.
Ngọc Thành
Theo VNE
Kiếm trăm triệu nhờ nuôi trâu, thả bò... trong khu biệt thự bỏ hoang
Nhiều khu biệt thự có giá hàng chục tỷ đồng bị bỏ hoang, cỏ mọc um tùm ở Hà Nội đang là cơ hội cho những nông dân thức thời tận dụng làm nơi chăn trả gia súc, mang về thu nhập lên tới cả trăm triệu mỗi năm.
Khu đô thị Kim Chung - Di Trạch nằm ở phía Tây Hà Nội có diện tích hơn 170 ha nằm trên quốc lộ 32 của huyện Hoài Đức (Hà Nội). Từng được kỳ vọng là khu đô thị hiện đại, cao cấp ở Hà Nội thế nhưng sau nhiều năm dự án này hiện vẫn bỏ không, hoang hóa. Cả trăm căn biệt thự liền kề mới chỉ hoàn thiện phần thô, chưa có người ở. Xung quanh các bãi đất trống rộng hàng hecta để không cỏ mọc um tùm, có chỗ cao cả mét. Tận dụng phần đất này, nhiều hộ dân ở các khu vực lân cận đã tiến hành chăn thả gia súc, kiếm thêm thu nhập.
Gia đình bà Nguyễn Thị Nghĩa (60 tuổi, Hoài Đức, Hà Nội) nhà cách khu đô thị Kim Chung khoảng 2km nhưng đều đặn mỗi ngày 2 lượt bà đều lùa đàn trâu khoảng hơn 30 con đến đây chăn thả. Bãi đất rộng lại bằng phẳng nên việc chăn thả không mất nhiều công sức. "Thức ăn của đàn trâu hoàn toàn là cỏ mọc tự nhiên nên tiết kiệm được một khoản chi phí rất lớn. Hơn nữa, việc nuôi trâu theo hình thức chăn thả khiến thịt chắc ngọt, khi bán cũng được giá mà thương lái ai cũng đều thích cả", bà Nghĩa nói.
Khu đô thị Kim Chung - Di Chạch từng được kỳ vọng là khu đô thị hiện đại, cao cấp ở Hà Nội nhưng hiện nay để không, chưa có người ở. Nhiều nơi, cỏ mọc um tùm cao đến cả mét. Một số người dân đã tận dụng làm nơi chăn thả gia súc, kiếm thêm thu nhập
Đàn trâu khoảng hơn 30 con của gia đình bà Nguyễn Thị Nghĩa (Hoài Đức - Hà Nội) nhởn nhơ gặm cỏ trước một dãy biệt thự
Trước đây, gia đình bà Nghĩa sống chủ yếu dựa vào thu nhập của việc trồng lúa và nuôi gia cầm. Cách đây 6 năm trong một lần tình cờ đi qua đây, thấy bãi đất rộng lại bỏ hoang, tiếc của bà về bàn với chồng đầu tư nuôi trâu làm kinh tế. Ban đầu vốn ít nên đàn trâu chỉ có khoảng vài con. Sau vài năm, một số trâu cái bắt đầu sinh sản, số lượng trâu trong đàn cũng dần nhiều lên. Mặt khác, qua mỗi lứa bán, bà Nghĩa lại trích một phần tiền lãi để đầu tư mua thêm. Cứ thế, hiện giờ số lượng trâu của gia đình đã lên tới hàng chục con, tính sơ sơ cũng có giá lên tới gần cả tỷ đồng.
Nhà bà Nghĩa cách khu đô thị Kim Chung khoảng 2km. Cứ đều đặn mỗi ngày 2 lượt, bà lùa đàn trâu đến đây chăn thả.
Buổi trưa bà Nghĩa lùa tạm đàn trâu vào một căn biệt thự bỏ không để nghỉ ngơi
Bà Nghĩa cho biết, đàn trâu của mình chủ yếu là trâu thương phẩm, cung cấp thịt cho các quán ăn trên địa bàn Hà Nội. Để tiết kiệm thời gian nuôi, bà Nghĩa thường tìm mua các loại trâu nhỏ về chăn thả, sau khoảng 8 tháng - 1 năm thì bắt đầu xuất chuồng. Bà nhẩm tính, một con trâu nhỏ khi mua có giá từ 7 - 12 triệu nếu không ốm đau, sau một năm nuôi cũng bán được khoảng 25 triệu đồng. Vào dịp Tết năm ngoái, gia đình bà bán được khoảng 20 trâu thịt, mang lại doanh thu cả trăm triệu đồng. So với trồng lúa thì lợi nhuận nuôi trâu lời hơn gấp hàng chục lần.
Đàn trâu ăn cỏ tự nhiên nên tiết kiệm được chi phí chăn nuôi
Việc chăn thả gia súc ở các khu biệt thự bỏ hoang theo bà Nghĩa vừa là cách tận dụng đất bỏ trống vừa giúp tăng hiệu quả kinh tế gia đình
Mỗi con trâu trưởng thành bán ra thị trường có giá khoảng 25 triệu đồng. Nếu so với lợi nhuận trồng lúa thì việc nuôi trâu cao gấp nhiều lần
Tuy nhiên, theo bà Nghĩa không phải lúc nào việc chăn nuôi cũng đều "thuận buồm, xuôi gió". Trâu sức đề kháng tốt, ít ốm đau nhưng nếu không biết cách phòng ngừa thì dễ mắc dịch bệnh. Hơn nữa, việc chăn thả tuy tiết kiệm chi phí nhưng lại rất vất vả và mất nhiều thời gian. "Dù mưa hay nắng lúc nào cũng phải có người lùa đi chăn và trông chừng. Chúng quen ăn thả nên nếu nuôi nhốt dễ còi cọc, không phát triển. Hơn nữa lợi nhuận nuôi trâu có thể nhiều nhưng rủi ro cũng lớn. Tôi biết nhiều trường hợp gần đây từng mất trắng tiền vì trâu bệnh không bán được", bà Nghĩa phân tích.
Những khu đất dự án bỏ không được xem là nơi lý tưởng để chăn nuôi gia súc
Không chỉ có gia đình bà Nghĩa, ở khu đô thị Kim Chung - Di Trạch cũng có khoảng 3 - 4 gia đình tận dụng đất trống nuôi bò, dê... tăng thu nhập cho gia đình.
Gia đình ông Nguyễn Trọng Hiền (Thông Yên Vĩnh - Hoài Đức, Hà Nội) hiện nuôi khoảng 8 con bò lấy thịt. Cứ vài tháng ông Hiền lại xuất chuồng một lứa bò ra thị trường, sau đó lại nhập bê con về nuôi gối. Nhờ cách làm này mà nguồn cung ra thị trường khá ổn định, gần như tháng nào gia đình ông cũng có thu nhập. "Mấy năm trước, bò nuôi đến đâu hết đến đó mà giá mua cũng cao nhưng gần đây, bò ngoại giá rẻ khá nhiều, thị trường có vẻ chững lại. Tôi bán cũng chững hơn", ông Hiền nói.
Đàn bò của gia đình ông Hiền mỗi năm cũng giúp gia đình để ra được một số tiền không nhỏ
Ông Hiền cho biết, lúc mới đến đây, cả khu vực này chỉ là những cánh đồng cỏ rậm rạp, không có lối vào. Ban đầu chỉ có một vài hộ nuôi nhỏ lẻ độ vài con, sau thấy hiệu quả kinh tế thì mới đầu tư nuôi thêm. Nhờ việc chăn nuôi này mà kinh tế nhiều gia đình cũng khấm khá, con cái được học hành đầy đủ. Ông Hiền phấn khởi cho biết, việc chăn nuôi vừa là cách làm giàu vừa là thú vui tuổi già. Vài năm nữa khi dự án khởi động trở lại có thể ông sẽ bán bớt đàn bò hoặc rẽ hướng sang kinh doanh thứ khác. "Trời cho ngày nào biết ngày đấy. Nếu không có những khu dự án thế này thì ở Hà Nội rất hiếm có một khu vực rộng để chăn thả thế này, cơ hội trời cho thì cứ nắm lấy thôi", ông Hiền cười tươi nói.
Không chỉ riêng khu đô thị Kim Chung - Di Trạch, ở Hà Nội cũng có khá nhiều "dự án chết" để hoang hóa cho cỏ dại mọc. Nhiều nông dân thức thời biết tận dụng thời cơ làm nơi chăn thả gia súc, trồng rau sạch cung cấp cho thị trường. Nhờ cách làm này nhiều gia đình có thu nhập lên tới cả trăm triệu mỗi năm.
Hà Trang
Ảnh: Trần Văn
Theo Dantri
Hàng trăm biệt thự bỏ hoang gần chục năm ở Sài Gòn Cỏ mọc tum tùm, tường phủ đầy rêu phong, nước tù đọng, "chế" làm nhà nuôi yến... là tình trạng hiện hữu của hàng trăm căn biệt thự, giá ít nhất 5 tỷ đồng, bị bỏ hoang gần chục năm ở quận 2, 9. Tại phường Thạnh Mỹ Lợi, gần UBND quận 2, TP HCM, hàng trăm biệt thự liền kề bị bỏ...