Khu ĐHQG TP HCM sau 20 năm hình thành nhìn từ trên cao
Đang dần rõ hình ảnh của khu đô thị đại học khang trang, hiện đại nhưng Đại học Quốc gia TP HCM vẫn còn nhiều dãy nhà lụp xụp xen kẽ giữa các trường.
Đại học Quốc gia (ĐHQG) TP HCM được thành lập tháng 1/1995 và chính thức ra mắt vào tháng 2/1996, được xây dựng trên diện tích 643 ha thuộc quận Thủ Đức (TP HCM) và thị xã Dĩ An ( Bình Dương).
Nhìn từ tòa nhà điều hành, sau hơn 20 năm hình thành, ĐHQG TP HCM dần hiện rõ hình ảnh một khu đô thị đại học.
Quy hoạch của ĐHQG TP HCM được hình thành từ quy hoạch Làng đại học Thủ Đức do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế và bắt đầu xây dựng từ những năm 1960. Tuy nhiên, sau khi đất nước thống nhất, phải đến năm 1996 mới được thực hiện lại.
Hiện, trong khu vực này, các tòa nhà thấp trong khuôn viên của ĐH Khoa học tự nhiên đã có từ thời Làng đại học Thủ Đức.
Cơ sở mới của ĐH Khoa học Tự nhiên là tòa nhà hiện đại. Hiện, khu đô thị ĐHQG TP HCM có các trường thành viên: Bách khoa, Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Quốc tế, Công nghệ thông tin, Kinh tế – Luật và khoa Y với khoảng 55.000 sinh viên đang theo học.
Ngoài ra, trong khu ĐHQG TP HCM hiện tại có thêm ĐH Thể dục thể thao và ĐH An ninh nằm liền kề.
Video đang HOT
ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn nhìn từ trên cao.
ĐH Quốc tế khang trang được thành lập từ năm 2003. Đây là đại học công lập đa ngành đầu tiên và duy nhất hiện nay tại Việt Nam sử dụng hoàn toàn tiếng Anh trong công tác đào tạo giảng dạy và nghiên cứu.
ĐH Công nghệ Thông tin nằm gần Xa lộ Hà Nội với tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên đang được thi công chạy sát. Khi hoàn thành, tuyến metro có một điểm dừng tại ĐHQG TP HCM.
ĐH Bách khoa gồm những tòa nhà với thiết kế màu xanh da trời, nằm gần Ký túc xá khu A của ĐHQG TP HCM.
Ký túc xá khu A cũng nằm gần tuyến metro số 1. Khu này được xây dựng từ năm 2000, đến nay có 24 tòa nhà 5 tầng với sức chứa 12.000 chỗ ở cho sinh viên.
Ký túc xá khu B được đưa vào sử dụng từ năm 2012. Đến nay, khu này đã có 19 khối nhà từ 12 đến 16 tầng với sức chứa 40.000 chỗ ở cho sinh viên các trường trong thành phố. Trong năm học 2016-2017, ký túc xá tổ chức cho hơn 30.000 sinh viên sinh hoạt và học tập.
Nhà văn hóa sinh viên đang được xây dựng trên diện tích hơn 2.000 m2. Khi hoàn thành, đây sẽ là một trung tâm sinh hoạt văn hóa, thể thao, giáo dục của sinh viên ở TP HCM.
Các con đường, khuôn viên trong khu đô thị ĐHQG TP HCM vẫn tiếp tục được đầu tư mở rộng. Ở đây, khu vực hồ đá có cảnh quan đẹp nhưng thường xảy ra các vụ tai nạn thương tâm do đuối nước.
Đang dần rõ dáng của một đô thị đại học, nhưng Đại học Quốc gia TP HCM vẫn còn nhiều dãy nhà lụp xụp xen kẽ giữa các trường. Phần lớn đây là những hàng quán, phòng trọ phục vụ cho sinh viên.
Dự kiến, Khu đô thị Đại học Quốc gia TP.HCM hoàn thiện vào năm 2020.
Quỳnh Trần
Theo VNE
Vừa được "vá", 500 m Quốc lộ 1 lại như "ruộng bậc thang"
Khoảng 500 m đường Quốc lộ 1, đoạn qua cửa ngõ phía Đông TP HCM lại tái diễn tình trạng trồi lún trầm trọng dù mới được sửa cách đây hơn 1 tháng.
Tình trạng mặt đường bị xuống cấp tái diễn từ đoạn qua dốc Thiên Thu đến gần giao lộ với đường số 13 (thuộc địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương, giáp với quận 9, TP HCM). Đoạn đường này vừa được sửa cách đây hơn 1 tháng.
Cảnh trồi lún nghiêm trọng trên mặt đường
Hiện mặt đường tại khu vực bị biến dạng nghiêm trọng khi xuất hiện hàng loạt rãnh sâu từ 10 cm đến 20 cm theo vệt bánh xe ở làn ô tô. Các loại xe container, xe tải... đều di chuyển chậm khi qua đoạn này nhưng vẫn lắc lư, chực lật do phần bánh không thể bám hết vào mặt đường. Không chỉ vậy, một số ô tô con có gầm thấp, còn bị cà vào những "sóng trâu" trên mặt đường khi đi qua đây.
Có những đoạn tạo rãnh sâu từ 10 cm đến 20 cm
"Sơ sẩy một chút là xảy ra tai nạn ngay nên các tài xế đều không dám chạy nhanh. Cũng vì vậy nên đoạn này bị kẹt xe suốt" - tài xế xe tải tên Hùng ngán ngẩm nói.
Các loại xe container, xe tải... khi lưu thông qua đều không dám chạy nhanh do có thể xảy ra tai nạn bất cứ lúc nào
Theo Khu Quản lý giao thông đô thị số 2 - Sở Giao thông Vận tải TP HCM (đơn vị quản lý đoạn Quốc lộ 1 này), lý do đường mới sửa cách đây khoảng 1 tháng đã tái diễn trình trạng trồi lún là do các đơn vị chỉ khắc phục tạm bằng việc cào phẳng và trải nhựa ở những vị trí hư hỏng. Còn việc xử lý triệt để phải chờ thi công dự án mở rộng Xa lộ Hà Nội và Quốc lộ 1 kéo dài qua khu vực này.
Tuy nhiên, hiện dự án chỉ mới hoàn thành và đưa vào khai thác đoạn Xa lộ Hà Nội từ cầu Sài Gòn (quận 2) đến cuối nút giao Trạm 2 (qua địa bàn quận 9 và Thủ Đức). Đoạn còn lại từ nút giao Trạm 2 đến cầu Đồng Nai hiện đang vướng giải tỏa mặt bằng nên Khu 2 đã kiến nghị cho gấp rút thi công.
(Theo Người Lao Động)
Ôtô tông hàng loạt xe chờ đèn đỏ, 2 chị em bé gái tử vong Sau khi húc chiếc bán tải, ôtô khách tông 4 xe máy dừng đèn đỏ trên đường ở Bình Dương khiến 2 chị em bé gái tử vong tại chỗ, người mẹ và phụ nữ khác bị thương. Chiếc ôtô tông hàng loạt xe chờ đèn đỏ. Ảnh: Nguyệt Triều Chiều 13/1, Trần Hữu Tài (30 tuổi, quê Hậu Giang) chạy ôtô khách...