Khu công nghiệp “quên” hệ thống xử lý nước thải
Việc khu công nghiệp (KCN) Phong Điền (thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, Thừa Thiên- Huế) không có hệ thống xử lý nước thải tập trung là nguyên nhân khiến hàng trăm hộ dân khốn khổ vì ô nhiễm môi trường.
Nhiều ha lúa bị thiệt hại
Vụ sản xuất vừa qua, 3 sào lúa của gia đình ông Ngô Quý Sơn (tổ dân phố Trạch Tả, thị trấn Phong Điền) không trổ bông dù được chăm sóc đúng quy trình. Theo ông Sơn, nguyên nhân khiến diện tích lúa trên bị thiệt hại là do nước thải ô nhiễm từ KCN Phong Điền đổ xuống ruộng. “Lương thực của gia đình tôi phụ thuộc vào số ruộng này nên giờ cuộc sống khá khó khăn”- ông Sơn lo lắng.
Nước thải từ KCN Phong Điền theo các mương nước chảy ra ngoài gây ô nhiễm môi trường. Ảnh: A.S
“Hiện rất khó kiểm soát tình trạng ô nhiễm môi trường tại KCN Phong Điền do không có hệ thống xử lý nước thải tập trung”. Ông Lê Hoàng Linh – T
rưởng phòng TNMT
Video đang HOT
huyện Phong Điền
Cùng cảnh ngộ với gia đình ông Sơn là hàng loạt hộ dân khác ở tổ dân phố Trạch Tả. Ông Đỗ Đình Mãn- Đội trưởng Đội sản xuất của tổ dân phố này cho biết: Địa thế KCN Phong Điền nằm ở trên cao, còn ruộng lúa của thôn nằm thấp hơn nên nước thải từ KCN theo khe suối đổ xuống ruộng lúa. “Trước đây nước thải không ô nhiễm nên ruộng lúa không bị ảnh hưởng, khoảng hơn 1 năm trở lại đây nước thải có màu vàng khác thường và có mùi hôi rất khó chịu”- ông Mãn kể.
Theo ông Mãn, nguồn nước thải ô nhiễm này làm ảnh hưởng đến việc sinh trưởng, phát triển của cây lúa, dẫn đến lúa không thể trổ bông. Dọc các mương nước dẫn xuống ruộng lúa, cây cỏ chết khô vì nước thải. “Vừa qua có đến 5ha lúa của 55 hộ dân không trổ bông vì nước thải. Diện tích ruộng lúa bị đầu độc sẽ tăng lên, rồi đây dân không biết làm gì mà ăn”- ông Mãn nói.
Cùng chung nỗi lo như người dân tổ dân phố Trạch Tả là cư dân các tổ dân phố khác. Bởi, trước khi theo hệ thống khe suối chảy xuống ruộng lúa, nước thải từ khu công nghiệp đổ xuống đập Ba Làng- đập thủy lợi cung cấp nước tưới cho 50ha ruộng của người dân trong vùng. Theo người dân, nguồn nước thải này cũng đổ xuống sông Ô Lâu khiến con sông này bị ô nhiễm ngày càng nặng.
Nhiều người dân thị trấn Phong Điền và xã Phong Thu sống hai bên sông Ô Lâu cho biết, do phải hứng chịu nguồn nước thải ô nhiễm từ KCN Phong Điền đổ vào nên nước sông Ô Lâu có màu sắc và mùi hôi khác thường. “Trước đây, nước sông có thể dùng để tắm rửa, giặt quần áo, nhưng nay lội xuống sông là da nổi ngứa”- một người dân sống ven sông cho hay.
Bao giờ hết ô nhiễm?
Ông Thái Ngọc Thảo – Chủ tịch UBND thị trấn Phong Điền cho biết, thời gian qua cử tri ở địa phương đã phản ánh đến chính quyền thị trấn và huyện về việc nước thải từ KCN Phong Điền gây ô nhiễm môi trường do KCN này không có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Ông Thảo cho rằng trước mắt tình trạng ô nhiễm chưa đến mức nghiêm trọng nhưng về lâu dài nếu hệ thống xử lý nước thải không được xây dựng thì sẽ rất khó giám sát, kiểm soát ô nhiễm môi trường.
Ông Lê Hoàng Linh – Trưởng phòng TNMT huyện Phong Điền khẳng định, hiện rất khó kiểm soát tình trạng ô nhiễm môi trường tại KCN Phong Điền do không có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Theo ông Linh, huyện rất mong KCN được xây dựng hệ thống nói trên nhưng chủ đầu tư là Ban quản lý khu kinh tế, công nghiệp tỉnh vẫn chưa thực hiện.
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Nguyễn Văn Thanh- Phó trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện Phong Điền cho biết: Hiện do KCN Phong Điền chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung nên nước thải sau khi được các nhà máy xử lý riêng lẻ đã chảy ra các đường thoát tự nhiên và đổ xuống sông Ô Lâu gây ảnh hưởng đến môi trường sống. “Ngoài vấn đề ô nhiễm không kiểm soát được, tình trạng này còn khiến doanh nghiệp ngại đến đầu tư ở KCN”- ông Thanh thông tin.
Theo Danviet
TP HCM đề nghị Bình Dương khẩn cấp xử lý ô nhiễm kênh Ba Bò
Nước thải khu công nghiệp ở Bình Dương bị TP HCM cho là "thủ phạm" gây ô nhiễm kênh Ba Bò, yêu cầu xử lý khẩn cấp.
Trong văn bản gửi Bình Dương, lãnh đạo UBND TP HCM khẳng định, nước thải trong các khu công nghiệp ở tỉnh này chưa kết nối hoàn toàn vào hệ thống xử lý nước thải tập trung, là nguyên nhân gây ô nhiễm một số khu vực kênh Ba Bò.
"Một số trường hợp nước thải xả trực tiếp vào tuyến thoát nước (dạng cống ngầm), rồi đổ ra kênh Ba Bò, làm gia tăng ô nhiễm", văn bản nêu.
Động thái này được thành phố đưa ra sau khi tổ chức đoàn kiểm tra khu vực kênh Ba Bò bị ô nhiễm, lấy kết quả khảo sát chất lượng nước và có đầy đủ bằng chứng để kết luận nguyên nhân gây ô nhiễm.
Được đầu tư gần 1.000 tỷ đồng nhưng kênh Ba Bò vẫn ô nhiễm nặng. Ảnh: Huỳnh Thanh Long.
Để giải quyết tình trạng này, TP HCM đề nghị tỉnh Bình Dương cho các cơ quan chuyên môn của thành phố tham gia việc rà soát, phát hiện những hành vi đấu nối, xả trực tiếp nước thải chưa qua xử lý vào tuyến thoát nước.
Do tính chất cấp thiết của vụ việc, lãnh đạo TP HCM đề nghị làm việc ngay với tỉnh Bình Dương vào đầu tháng 9 để thống nhất các giải pháp xử lý dứt điểm ô nhiễm.
Kênh Ba Bò dài gần 2 km nằm ở khu vực giáp ranh giữa TP HCM và Bình Dương. Từ những năm 1999, Ba Bò được mệnh danh là "kênh thối" - điểm đen về ô nhiễm môi trường.
Năm 2004, TP HCM triển khai dự án xây dựng hồ điều tiết sinh học cho kênh Ba Bò, xử lý nước ô nhiễm ở các khu công nghiệp. Tổng chi phí dự án hơn 160 tỷ đồng, sau đó đội lên gần 750 tỷ. Tuy nhiên, tình hình ô nhiễm ở kênh này vẫn chưa được xử lý khiến người dân bức xúc.
Hữu Nguyên
Theo VNE
Sông Bắc Hưng Hải "giãy chết" đến bao giờ... Nhiều năm trở lại đây, dòng sông Bắc Hưng Hải (đoạn chảy qua địa phận tỉnh Hưng Yên) bị ô nhiễm nặng. Nước dưới sông trở nên đen kịt, đặc sánh, bốc mùi hôi thối khiến người dân sinh sống xung quanh chịu ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe và cuộc sống. Tiếng kêu cứu vô vọng... Ông Đỗ Văn Lực (thôn...