Khu công nghiệp “khủng” vô tư xả thải: Sẽ truy trách nhiệm chủ đầu tư
UBND tỉnh Ninh Bình vừa gia “hạn chót” yêu cầu chủ đầu tư đưa nhà máy xử lý nước thải gần 400 tỷ đồng trong KCN Gián Khẩu đi vào hoạt động để đảm bảo môi trường; đồng thời sẽ truy trách nhiệm đơn vị này và Ban quản lý các KCN nếu để xảy ra vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Gia “hạn chót” hoạt động nhà máy xử lý nước thải 400 tỷ đồng
Như báo Dân trí phản ánh, Khu công nghiệp (KCN) Gián Khẩu (Ninh Bình) hoạt động 10 năm nhưng chưa có Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM); nhà máy xử lý nước thải tập trung gần 400 tỷ đồng trong KCN Gián Khẩu xây dựng kiểu “rùa bò” nên nhiều năm qua nước thải trong KCN này vô tư xả thải thẳng ra môi trường gây ô nhiễm, vi phạm nghiêm trọng pháp luật về bảo vệ môi trường.
Mới đây, UBND tỉnh Ninh Bình tiếp tục có văn bản chỉ đạo yêu cầu Ban quản lý các KCN Ninh Bình và Công ty Phát triển hạ tầng KCN Ninh Bình (chủ đầu tư KCN Gián Khẩu) “thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường tại KCN Gián Khẩu”.
UBND tỉnh Ninh Bình vừa có văn bản gia “hạn chót” yêu cầu chủ đầu tư đưa Nhà máy xử lý nước thải tập trung trong KCN Gián Khẩu đi vào hoạt động sau nhiều năm xây dựng kiểu “rùa bò”.
UBND tỉnh Ninh Bình nêu rõ, trước đó đã yêu cầu Công ty Phát triển hạ tầng KCN tỉnh khẩn trương hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với Nhà máy xử lý nước thải tập trung tại KCN Gián Khẩu để đưa vào hoạt động ổn định. Tuy nhiên, đến nay tiến độ triển khai thực hiện vẫn còn chậm. Để tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại KCN Gián Khẩu, huyện Gia Viễn, UBND tỉnh yêu cầu:
Công ty Phát triển hạ tầng KCN tỉnh thực hiện nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường tại Nhà máy xử lý nước thải công nghiệp tập trung tại KCN Gián Khẩu; khẩn trương lắp đặt hệ thống thiết bị quan trắc tự động nước thải đối với Nhà máy xử lý nước thải theo tinh thần chỉ đạo của UBND tỉnh tại Văn bản số 375/UBND – VP3 ngày 16/10/2017, hoàn chỉnh công tác chạy thử để chính thức đi vào hoạt động trước ngày 30/11/2017.
KCN Gián Khẩu tiền thân là Cụm công nghiệp (CCN) Gián Khẩu hoạt động từ năm 2003, năm 2009 được chuyển đổi thành KCN Gián Khẩu, chủ đầu tư là Công ty Phát triển hạ tầng các KCN trực thuộc Ban quản lý các KCN tỉnh Ninh Bình. Luật Bảo vệ môi trường 2014; Nghị định 18/2015/NĐ – CP của Chính phủ quy định: Việc chuyển đổi từ CCN thành KCN và mở rộng KCN, thay đổi quy mô, công suất phải lập lại Báo cáo đánh giá tác động môi trường. Tuy nhiên, chủ đầu tư KCN Gián Khẩu lại không thực hiện nghiêm túc quy định này của pháp luật.
KCN Gián Khẩu hoạt động 10 năm không có Báo cáo đánh giá tác động môi trường, vô tư xả thải ra môi trường gây ô nhiễm khiến hàng nghìn hộ dân lĩnh đủ.
Video đang HOT
Gần 10 năm hoạt động không có ĐTM, không có nhà máy xử lý nước thải, KCN Gián Khẩu xả thải thẳng ra môi trường khiến cả nghìn hộ dân lĩnh đủ. Trước đó, Cục Cảnh sát Môi trường đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh Ninh Bình yêu cầu Công ty Phát triển hạ tầng các KCN tỉnh lập lại Báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng đến nay KCN này vẫn chưa có ĐTM.
Sẽ truy trách nhiệm chủ đầu tư
Văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh Ninh Bình do ông Nguyễn Ngọc Thạch – Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký nêu rõ: Giám đốc Công ty Phát triển hạ tầng KCN tỉnh chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh nếu để xảy ra vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đối với Nhà máy xử lý nước thải tập trung tại KCN Gián Khẩu.
UBND tỉnh Ninh Bình cũng giao Ban quản lý các KCN tỉnh kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn Công ty Phát triển hạ tầng KCN tỉnh thực hiện nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đối với Nhà máy xử lý nước thải tập trung tại KCN Gián Khẩu.
Văn bản UBND tỉnh Ninh Bình chỉ đạo “sẽ truy trách nhiệm” chủ đầu tư KCN Gián Khẩu và Ban quản lý các KCN Ninh Bình nếu để xảy ra vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Được biết, KCN Gián Khẩu hiện có 30 cơ sở sản xuất đang hoạt động, mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 1.500m2 nước thải. Nhà máy xử lý nước thải tập trung gần 400 tỷ đồng trong KCN xây dựng nhiều năm nhưng đến nay vẫn đang… chạy thử.
Ông Phạm Đại Dương – Phó Giám đốc Công ty Phát triển hạ tầng các KCN Ninh Bình cho biết, hiện nay nhà máy xử lý nước thải tập trung trong KCN Gián Khẩu đã đi vào hoạt động (từ ngày 30/9/2017) và đã được các Sở, ban ngành của tỉnh kiểm tra đánh giá. “Nhà máy đã hoàn thành và đang vận hành thử nghiệm trong vòng 6 tháng” – ông Dương cho hay.
Cũng theo Phó Giám đốc Công ty Phát triển hạ tầng các KCN Ninh Bình, tổng số vốn xây dựng nhà máy là 398 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa điều chỉnh lại vốn nên không biết có bị đội vốn hay không.
Về nguyên nhân nhà máy trăm tỷ chậm tiến độ khiến KCN Gián Khẩu 10 năm vẫn chưa có ĐTM, vô tư xả thải thẳng ra môi trường khiến cả nghìn hộ dân lĩnh đủ, ông Dương thẳng thừng: “Báo nào cũng hỏi về vấn đề này rồi, lãnh đạo Ban quản lý đã trả lời rồi tôi không trả lời lại nữa. Các anh cứ vào Google gõ là ra ngay”.
KCN Gián Khẩu trước đó xả nước thải đen ngòm, hôi thối, gây ô nhiễm nguồn nước và không khí khiến người dân vô cùng bức xúc.
Quang Tân
Theo Dantri
Sắp miễn giảm phí quốc lộ 5 và cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
Tổng cục Đường bộ Việt Nam - Bộ Giao thông vận tải (GTVT) và nhà đầu tư vừa đề xuất miễn phí, giảm giá vé các trạm thu trên quốc lộ 5 (QL5) và cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Việc miễn, giảm phí áp dụng từ ngày 1/11 và mức giảm cao nhất là 25%.
Sau khi đàm phán với nhà đầu tư BOT là Tổng Công ty phát triển hạ tầng và Đầu tư Tài chính Việt Nam (Vidifi), Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Vidifi thống nhất đề xuất Bộ GTVT chấp thuận giảm giá dịch vụ sử dụng đường bộ cho phương tiện trên hai tuyến đường QL5 và cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
Phương án giảm giá áp dụng chung cho tất cả các phương tiện và giảm giá cho chủ phương tiện trong địa phương vùng lân cận trạm thu. Thời điểm dự kiến giảm giá bắt đầu từ ngày 1/11/2017, mức giảm được đề xuất từ 12% - 25%.
Theo đó, đối với xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải có tải trọng dưới 2 tấn, xe buýt vận tải khách công cộng giảm từ 40.000 đồng xuống còn 30.000 đồng. Xe từ 12 ghế đến 30 ghế, xe tải có tải trọng từ 2 tấn đến dưới 4 tấn giảm từ 55.000 đồng xuống còn 45.000 đồng.
Trạm thu phí trên quốc lộ 5 xảy ra tình trạng tài xế trả tiền lẻ và gây ùn tắc giao thông hồi đầu tháng 9
Xe từ 31 ghế ngồi trở lên, xe tải có tải trọng từ 4 tấn đến dưới 10 tấn giảm từ 75.000 xuống còn 65.000 đồng. Xe tải có tải trọng từ 10 tấn đến dưới 18 tấn; xe chở hàng bằng container 20 fit giảm từ 125.000 đồng xuống còn 110.000 đồng.
Xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên; xe chở hàng bằng container 40 fit giảm từ 180.000 đồng xuống còn 170.000 đồng.
Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, sau 3 năm kể từ khi áp dụng mức giá trên căn cứ thực tiễn, sẽ xem xét để điều chỉnh phù hợp đảm bảo phương án tài chính của dự án.
Đối với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề xuất giảm giá chung cho các loại phương tiện trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng từ 0% - 20% áp dụng trong 2 năm để thu hút phương tiện, tăng lưu lượng trên tuyến.
Mức giá được đề xuất là 1.500 đồng/1 km quy xe tiêu chuẩn đối với các loại xe 2, 3, 4, 5, xe loại 1 giữ nguyên 2.000đ/km. Sau 2 năm sẽ xem xét điều chỉnh lại mức giá theo phương án tài chính cập nhật 2016 đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam cũng kiến nghị giảm 100% giá vé đối với phương tiện xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải có tải trọng dưới 2 tấn của người dân (không kinh doanh) khu vực lân cận trạm thu trên QL5 bán kính tối đa 5 km (ưu tiên tính hết địa bàn ảnh hưởng), các loại xe buýt vận tải khách công cộng.
Giảm 50% giá vé sử dụng dịch vụ đường bộ đối với cơ quan, tổ chức có trụ sở chính trên địa bàn khu vực lân cận có bán kính tối đa cách trạm thu giá 5 km (ưu tiên tính hết địa bàn ảnh hưởng).
Tổng cục Đường bộ Việt Nam kiến nghị Bộ GTVT giao các cơ quan chuyên môn của Bộ điều chỉnh phương án tài chính, điều chỉnh Hợp đồng Dự án xây dựng đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng cho phù hợp.
Từ năm 2003, các phương tiện đi trên QL5 vẫn phải nộp phí với mức 10.000 đồng/lượt/trạm/xe tiêu chuẩn. Năm 2007, Chính phủ áp dụng một số cơ chế chính sách thí điểm đầu tư Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, trong đó đồng ý cho Vidifi được quản lý, thu phí trên QL5 từ khi Bộ Giao thông vận tải bàn giao cho đến hết thời gian kinh doanh BOT Dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
Hiện nay, mức phí trên QL5 tăng gấp nhiều lần thời điểm trước năm 2007 và dao động từ 40.000 - 180.000 đồng/lượt (tùy loại xe). Trong khi đó, mức phí đi toàn tuyến cao tốc từ Hà Nội đến Hải Phòng là 210.000 đồng/lượt.
Hồi tháng 9 vừa qua, các tài xế lái xe tải, xe bồn đã tập trung tại trạm thu phí số 1 QL5 đoạn qua huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, sử dụng tiền lẻ mua vé qua trạm và đỗ xe tại trạm để phản đối mức phí trên QL5, gây ùn tắc kéo dài.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Kênh Ba Bò tái ô nhiễm: Bao nhiêu nghìn tỷ đồng nữa sẽ đổ xuống? 10.000 tỷ đồng đã đầu tư cho việc cải tạo, xử lý ô nhiễm cho kênh Ba Bò chỉ dài hơn 6km nhưng không hiệu quả. Mới đây, con kênh này tái ô nhiễm, Bình Dương và TP.HCM tiếp tục thảo luận phương án xử lý. 10.000 tỷ đồng đã bỏ ra nhưng kênh Ba Bò vẫn ô nhiễm. Ảnh: Lý Tín Chiều...