Khu cách ly dịch Corona có bể bơi, quán cafe như ‘thiên đường nghỉ dưỡng’ ở Pháp
Những người trở về từ Vũ Hán được cách ly trong khu nghỉ dưỡng ven biển tại thị trấn Carry-le-Rouetven của Pháp. Ở đây, họ sẽ được theo dõi về tình hình dịch bệnh, nghỉ ngơi, thư giãn thoải mái nhất.
Chuyến bay đầu tiên hồi hương 180 người Pháp từ Vũ Hán đã hạ cánh xuống một sân bay quân sự tại Istres vào lúc 12 giờ 30 (giờ địa phương) ngày 31/01/2020. Họ đã được đưa về khu nghỉ dưỡng Carry-le-Rouet để cách ly trong vòng 14 ngày theo quyết định của bộ Y Tế Pháp ngày 30/01.
Khu du lịch ở Carry-le-Rouet, một trung tâm của Club Vacanciel, nằm ở xã Côte Bleue, cách thành phố Marseille (miền nam Pháp) khoảng 30 km. Khu nghỉ dưỡng này có 140 phòng, đầy đủ mọi tiện nghi, có một bể bơi và một lối ra bãi biển, nằm trong quần thể công viên rộng 3 hecta.
Khu nghỉ dưỡng tại miền nam nước Pháp dùng để cách ly người Pháp từ Vũ Hán trở về.
Trong thời gian cách ly dịch bệnh Corona, họ được bố trí sống theo gia đình trong những phòng riêng biệt, được theo dõi sức khỏe và có thể ra ngoài, trong khuôn viên của quần thể du lịch. Tất nhiên, họ phải đeo khẩu trang.
Hai lần một ngày, các y tá sẽ đo thân nhiệt và kiểm tra những người ở đây có các triệu chứng của bệnh viêm phổi do chủng virus corona mới (nCoV) gây ra hay không.
Những người này được cách ly với bên ngoài trong vòng 14 ngày.
Cuối cùng, một điểm quan trọng là những kiều dân hồi hương từ Vũ Hán phải ký vào một bản cam kết tôn trọng thời gian cách ly. Lực lượng hiến binh cũng được triển khai bảo vệ khu vực để bảo đảm ‘nội bất xuất, ngoại bất nhập’.
Vào buổi sáng đầu tiên ở khu cách ly, một số người dậy sớm đón bình minh, số khác ngồi ngoài trời trong nhiệt độ ôn hòa dễ chịu, trong khi những người còn lại khám phá bên trong khu nghỉ dưỡng.
Video đang HOT
Ở đây, họ có thể tận hưởng một kỳ nghỉ dưỡng đúng nghĩa.
Bên trong khu nghỉ dưỡng có khu chơi bóng chuyền cho thanh thiếu niên, lớp nghệ thuật cho trẻ nhỏ mới biết đi và không gian cho người lớn thư giãn bên ly cà phê, khiến khu cách ly này càng giống một khu nghỉ mát hơn bao giờ hết.
‘Chính quyền Pháp chọn cách làm cho những người bị cách ly cảm thấy thoải mái nhất có thể. Đó phải là một nơi dễ chịu bởi mọi người sẽ phải sống 14 ngày ở đây’, quan chức cấp cao của Pháp trả lời phỏng vấn.
Có một đội ngũ y bác sĩ và an ninh thường xuyên kiểm tra, túc trực bên những người từ Vũ Hán trở về.
Hiện không có ai trong khu cách ly này có triệu chứng nhiễm nCoV. Đội ngũ y tế chăm sóc họ gồm 20 người, có cả bác sĩ, y tá và nhà tâm lý học. Hiến binh Pháp làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh và 30 tình nguyện viên Hội Chữ thập đỏ hỗ trợ về mặt hậu cần.
Vũ Linh
Theo baodatviet
Mẹ con, vợ chồng không biết ngày gặp lại vì lệnh cách ly
"Công việc hay gia đình?", những người làm việc tại Hong Kong và sinh sống ở Trung Quốc đại lục rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan khi đặc khu này áp đặt lệnh cách ly.
Zing.vn trích dịch bài đăng trên Channel News Asia, về câu chuyện những người dân ở Hong Kong và Trung Quốc đại lục rơi vào tình cảnh bị chia cắt với gia đình do chính quyền Hong Kong áp lệnh cách ly.
Chờ đợi tại một trạm xe buýt ngăn cách giữa Hong Kong và Trung Quốc đại lục, Billy Yiu chuẩn bị nói lời tạm biệt với vợ và con nhỏ. Trong thâm tâm, anh không chắc bao giờ mới có thể gặp lại hai mẹ con.
Làm việc tại Hong Kong và sinh sống tại Thâm Quyến, Billy di chuyển giữa hai thành phố mỗi ngày. Giá thuê nhà tại Thâm Quyến rẻ hơn rất nhiều so với Hong Kong.
Nhưng đó là trước khi dịch viêm phổi do virus corona gây ra bùng phát tại Vũ Hán và lan rộng ra khắp Trung Quốc.
Lệnh cách ly 14 ngày với du khách đến từ đại lục khiến nhiều người dân sinh sống, di chuyển giữa Hong Kong và các thành phố khác rơi tình thế tiến thoái lưỡng nan. Ảnh: AFP.
Từ 0h ngày 8/2, chính quyền tại đặc khu Hong Kong áp đặt lệnh cách ly 14 ngày với du khách đến từ đại lục, trong nỗ lực ngăn chặn virus lây lan.
Theo lệnh mới ban bố, bất cứ ai từ Trung Quốc đại lục vào Hong Kong đều bị cách ly bắt buộc trong 14 ngày tại nơi cư trú. Bất kỳ ai vi phạm sẽ phải chịu khoản tiền phạt 25.000 HKD ( khoảng 3.200 USD) và 6 tháng tù giam.
Vì vậy, ngày 7/2, Billy về Thâm Quyến, gặp mặt vợ con lần cuối trước khi trở về Hong Kong. Khoảng thời gian sắp tới, anh sẽ sống cùng bố mẹ đẻ.
"Tôi không biết điều này sẽ kéo dài bao lâu nhưng chúng ta còn có thể làm gì khác?", người đàn ông cho biết.
Vợ của Billy chọn ở lại Thâm Quyến cùng với người con của cả hai. "Điều đó không dễ dàng với cô ấy. Nhưng chúng tôi có người giúp việc và vẫn liên lạc được với nhau qua video call", anh nói.
Lệnh cách ly khiến nhiều gia đình rơi vào cảnh chia cắt, các thành viên ở các nơi khác nhau và tạm thời chưa thể gặp mặt. Ảnh: SCMP.
Giống với Billy, hàng chục nghìn người cũng đang lâm vào hoàn cảnh khó khăn tương tự khi Hong Kong ra lệnh cách ly.
Theo ước tính, khoảng 660.000 người di chuyển từ đại lục vào Hong Kong mỗi ngày, trong đó 17% là người Hong Kong nhưng sinh sống tại các thành phố gần đấy.
William Tang (61 tuổi) làm việc trong ngành tài chính của Hong Kong và sống ở Thâm Quyến. Trước đó, ông từng bàn bạc với cấp trên về cách sắp xếp đi làm hoặc có thể có một kỳ nghỉ dài trong tình thế này.
"Nếu không đi đến thống nhất, tôi buộc phải nghĩ đến trường hợp xấu nhất là mất việc", ông nói.
Lam Ho, 29 tuổi, là nhân viên văn phòng tại Hong Kong nhưng cư trú tại Thâm Quyến. Sau khi chính quyền đặc khu công bố lệnh mới, cấp trên của anh đã yêu cầu anh nghỉ không lương trong thời gian tới.
"Tôi chỉ là một người bình thường. Cấp trên của tôi thông báo cho tôi về quyết định của ông ta và tôi chẳng thể làm gì khác được", Lam nói.
Hàng chục nghìn người xếp hàng vào Hong Kong từ cảng vịnh Thâm Quyến vào tối 7/2. Ảnh: SCMP.
Sam Yau, học sinh cấp hai di chuyển vào Hong Kong cùng với mẹ và anh trai.
"Em và anh trai học trường tại Hong Kong nên gia đình phải thuê khách sạn để sống cho đến khi tìm được căn hộ cho thuê", Yau cho biết.
Người mẹ chỉ tiễn hai con trai đến nơi an toàn và quay về Thâm Quyến sau đó. Người cha sẽ đảm nhận nhiệm vụ chăm sóc con cái trong thời gian tới.
"Em đã bắt đầu thấy nhớ mẹ", Yau thở dài.
Nhiều tòa nhà chọc trời ở Thâm Quyến, thành phố bên cạnh Hong Kong, được thắp sáng với các khẩu hiệu cổ vũ người dân.
"Cuộc sống và sức khỏe của mọi người là trên hết", "Người quyết tâm chiến thắng trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh", các khẩu hiệu viết.
Về phía Billy, bản thân anh nhận định quyết định của chính quyền là cần thiết. "Người dân đi lại khó khăn, nhiều gia đình bị chia cắt nhưng tại thời điểm này, chúng ta vẫn chưa tìm ra cách nào khác để ngăn chặn virus", anh nói.
Theo Zing
Trở về nhà với con trai 8 tuổi sau khi bị cách ly vì virus corona, bố mẹ tá hỏa xem tin nhắn điện thoại Niềm vui trở về chưa được bao lâu thì bố mẹ đã bị dập tắt khi đọc tin nhắn trong điện thoại và phát hiện ra hành động sai trái của con trai nhỏ tuổi. Hai vợ chồng cô Đoàn làm việc ở Chiết Giang và để hai con trai ở quê Sơn Tây cho ông nội chăm sóc. Chuẩn bị đến ngày...