Khu BTTN Ea Sô lên tiếng về trang trại chăn nuôi của nguyên Bí thư tỉnh ủy Đắk Lắk
Ông Y Luyện Niê Kđăm, nguyên Bí thư tỉnh ủy Đắk Lắk, cho biết ông sinh sống tại khu vực cỏ tranh tại bờ sông trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô trước khi thành lập khu bảo tồn này.
Sau khi báo chí phản ánh, ngày 10-10, Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Ea Sô đã có báo cáo giải trình liên quan thông tin về trang trại chăn nuôi của nguyên Bí thư tỉnh ủy Đắk Lắk là ông Y Luyện Niê Kđăm.
Theo đó, Khu BTTN Ea Sô được thành lập năm 1999 trên cơ sở khu đất của người dân bản địa từ xưa nằm hai bên bờ sông Krông H’Năng (hiện nay là lòng hồ thủy điện). Trong đó, một phần lòng hồ (nằm trong lâm phần Khu BTNT Ea Sô) là nơi gia đình ông Y Luyện Niê Kđăm làm nhà gỗ sinh sống ở đây từ những năm 1990 và có nuôi gia súc, gia cầm.
Theo báo cáo của Khu BTNT Ea Sô, thời điểm thành lập khu bảo tồn, căn nhà của ông Y Luyện Niê Kđăm chưa dời khỏi khu bảo tồn do yếu tố lịch sử, văn hóa. Ngoài ra, khu vực này tiếp giáp với khu vực lòng sông chủ yếu là trảng cỏ và bãi bồi, không có cây rừng.
Căn nhà nằm trên phần đất Khu BTTN Ea Sô của ông Y Luyện Niê Kđăm
Video đang HOT
Đến năm 2003, căn nhà được người chủ cải tiến thêm ngôi nhà gỗ thành nhà xây. Đến khi thủy điện Krông H’năng đóng đập thì ngôi nhà bị ngập không ở được và gia đình ông Y Luyện Niê Kđăm đã dựng lại ngôi nhà mới lên phía trên vùng không ngập nước.
Theo lãnh đạo Khu BTTN Ea Sô, ông Y Luyện Niê Kđăm không sống tại đây mà thi thoảng về thăm khu vực này.
“Ông có chăn nuôi một ít gia súc nhưng vẫn luôn có trách nhiệm gắn bó, bảo vệ một góc cánh rừng Ea Sô, không để xảy ra việc ảnh hưởng gây tác động xấu đến môi trường và hệ sinh thái nơi này. Ông là người đứng ra vận động và tuyên truyền bà con khu vực tiếp giáp lỏng hồ đang sinh sống bên xã Cư Prao của huyện M’Đrắk không khai thác gỗ, săn bắn bẫy bắt động vật hoang dã và phá rừng” – văn bản giải trình nêu.
Bên cạnh đó, ông Y Luyện Niê Kđăm là người đề xuất, yêu cầu phải thành lập khu bảo tồn nhằm bảo vệ lá phổi xanh vùng Đông Bắc của tỉnh Đắk Lắk và ký quyết định thành lập Khu BTTN Ea Sô năm 1999. “Chúng tôi coi đây như một yếu tố mang tính lịch sử để lại, mang tính đặc trưng và mang vấn đề tế nhị đối với một người là người con bản địa, đã có nhiều cống hiến cả đời cho vùng quê nghèo khó. Do vậy, việc vận động di dời sẽ tiến hành qua từng bước và có lộ trình cụ thể để đảm bảo đúng quy định của pháp luật nhưng cũng hài hòa với tâm tư nguyện vọng của gia đình ông” – theo báo cáo của Khu BTTN Ea Sô.
Trước đó, ông Y Luyện Niê Kđăm cho biết ông sinh sống tại khu vực cỏ tranh tại bờ sông trong Khu BTTN Ea Sô trước khi thành lập khu bảo tồn. Tại đây, ông chỉ ở tạm để gia đình chăn nuôi trâu, bò, dê… và nhất là thời điểm tuổi già ông muốn có nơi thư thái để sống.
Ông cũng khẳng định chưa bao giờ có hành động tác động đến tài nguyên rừng và sẽ dời đi khi chính quyền yêu cầu.
Mùa hoa đỏ rực ở Nhật Bản với 5 triệu cây hoa
Hoa bỉ ngạn ở Nhật Bản tượng trưng cho những hồi ức u buồn. Ở nhiều công viên, trang trại tại Nhật, không khó để mắt gặp những vườn hoa bỉ ngạn trải dài tuyệt đẹp.
Mùa hoa bỉ ngạn tại Nhật Bản kéo dài từ giữa tháng 9 đến tháng 10 hàng năm. Loài hoa màu đỏ báo hiệu hè qua, mùa thu sắp đến. Ảnh: Japan Travel
Những khu vườn, cánh đồng hoa bỉ ngạn đỏ rực rỡ là điểm đến lý tưởng của nhiều du khách khi ghé thăm đất nước mặt trời mọc vào thời gian này. Ảnh: IKIDANE NIPPON
Bỉ ngạn là loài thực vật thân cỏ, có chiều cao khoảng 40-100cm. Cuối mùa sinh trưởng, lá cây sẽ rụng hết, chỉ để lại một cành cao chính giữa, nở bông đỏ rực. Ảnh: TimeOut
Hoa bỉ ngạn thường nở vào 2 dịp: 3 ngày trước và sau xuân phân (Xuân Bỉ Ngạn), 3 ngày trước và sau thu phân (Thu Bỉ Ngạn). Ảnh:gltjp
Hoa bỉ ngạn nở vào thu phân được người Nhật gọi là higanbana. Vào dịp này, người Nhật Bản thường tưởng nhớ và đi thăm phần mộ của tổ tiên. Ảnh: ZEKKEI Japan
Ngoài màu đỏ quen thuộc, hoa bỉ ngạn còn có cả màu vàng, trắng. Ảnh: IKIDANE NIPPON
Mặc dù mang ý nghĩa không mấy tươi đẹp nhưng nhiều người không tránh khỏi sức quyến rũ của hoa bỉ ngạn. Ở nhiều công viên, trang trại tại Nhật, không khó để mắt gặp những vườn hoa, đồng hoa bỉ ngạn trải dài tuyệt đẹp. Ảnh: Tokyo Cheapo
Công viên Kinchakuda, tỉnh Saitama là nơi có cánh đồng hoa bỉ ngạn lớn nhất với hơn năm triệu cây hoa. Đây là điểm check in nổi tiếng của du khách muốn chụp ảnh cùng hoa bỉ ngạn mỗi dịp thu về. Ảnh: TimeOut
Người dân và du khách thường thích mặc kimono, đeo mặt nạ để chụp ảnh trên cánh đồng hoa bỉ ngạn theo phong cách đầy ma mị. Ảnh: nabecam
Ngoài Nhật Bản, Trung Quốc và nhiều quốc gia Châu Á khác cũng có hoa bỉ ngạn với nhiều câu chuyện, truyền thuyết mang ý nghĩa khác nhau. Nhưng hầu hết đều mang sắc màu u buồn. Truyền thuyết kể rằng đây là loài hoa duy nhất mọc trên đường xuống hoàng tuyền. Ảnh: TimeOut
Du lịch trang trại ở Bạc Liêu Cà phê Trang trại cừu ở Bạc Liêu là điểm đến thu hút du khách thời gian gần đây. Khách tham quan có cảm giác như đặt chân đến thảo nguyên mộng mơ với cối xay gió, vui đùa cùng những chú cừu trắng phau, những chú ngựa lùn pony, la xinh xắn... Đến đây, du khách còn được khám phá thế giới...