Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu Yên Bái
Nà Hẩu xinh đẹp, quyến rũ và trù phú trước ưu đãi của thiên nhiên nằm gọn giữa chốn thâm nghiêm của hàng ngàn hécta rừng nguyên sinh càng trở nên kiêu hùng và bí ẩn và có thể trở thành một trong những khu sinh thái tuyệt vời nhất của tỉnh Yên Bái.
Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu thuộc địa bàn 4 xã: Nà Hẩu, Đại Sơn, Mỏ Vàng, Phong Dụ Thượng của huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, có tọa độ địa lý từ 21 051′35″ đến 21 057′00″ vĩ độ Bắc và từ 104 030′50″ đến 104 036′55″ kinh độ Đông với tổng diện tích quy hoạch 16.950 ha, trong đó, khu bảo vệ nghiêm ngặt 7.250 ha, phân khu phục hồi sinh thái: 9.700 ha.
Khu vực Nà Hẩu như một lòng chảo được tạo nên từ thung lũng hẹp, xung quanh được bao bọc bởi những dãy núi cao. Địa hình ở đây bị chia cắt mạnh tạo thành nhiều khe suối và các hợp thủy. Độ cao trung bình từ 600 – 700m so với mặt biển. Nơi cao nhất 1.788m, nơi thấp nhất 200m. Nhiệt độ bình quân 23,2 0C, lượng mưa bình quân 1.458,0 mm/năm, độ ẩm 85%. Hàng năm thường xuất hiện gió mùa Đông – Bắc vào tháng 11 và 12 kèm theo sương muối. Những ngày ít nắng, trời âm u, ở những nơi núi cao sương mù bao phủ cả ngày, độ ẩm không khí trong rừng rất lớn. Với điều kiện khí hậu như vậy rất phù hợp cho sự sinh trưởng phát triển và khả năng tái sinh tự nhiên của cây rừng, thuận lợi cho các loài thực, động vật ở đây phát triển đa dạng và phong phú, tạo nên cấu trúc rừng rậm, nhiều tầng tán phù hợp với tính năng phòng hộ đầu nguồn.
Trong khu bảo tồn thiên nhiên này, hệ rừng lá rộng thường xanh còn tương đối nguyên vẹn, nhiều khe, suối, thác nước chảy quanh năm. Cấu trúc rừng chưa bị phá vỡ, tầng tán được phân chia rõ rệt: tầng cao nhất là cây gỗ lớn nhô lên không liên tục chủ yếu là các loài như Chò nâu, Giổi, Trám…; tầng giữa là tầng ưu thế sinh thái, tán cây rừng liên tục cao gần ngang nhau, thuộc các loài cây thường xanh như Gội, De, Giẻ…; tầng dưới phân thành nhiều lớp cao thấp khác nhau, chủ yếu là các cây gỗ nhỏ ưa bóng; tầng thảm tươi chủ yếu là cây bụi, Dương sỉ, Cau rừng…; Hiện rừng tự nhiên vẫn còn trên 30 loài thực vật khác nhau, trong đó có những loài cây gỗ quý hiếm như Lát Hoa, Pơ mu… phát triển chủ yếu ở độ cao 700m trở lên.
Hệ động vật trong khu bảo tồn khá phong phú và nhiều loài quý hiếm vẫn được gìn giữ và bảo tồn. Chủ yếu còn các loài thú như Chồn, Cầy hương, Lợn rừng, Rắn… và một số loài chim.
Bên cạnh đó, người dân nơi đây chủ yếu là đồng bào dân tộc H’Mông và Dao với những nét đẹp văn hóa dân tộc đặc sắc như trang phục và nhà ở… vẫn được gìn giữ khá nguyên bản.
Hiện nay đã có đường từ trung tâm huyện Văn Yên đến trung tâm khu bảo tồn. Trên tuyến hành trình đến khu bảo tồn, du khách có thể dừng chân, thăm quan những rừng quế tại xã Đại Sơn. Cây quế Văn Yên có hàm lượng tinh dầu đứng thứ hai sau quế Trà My ở Quảng Nam. Trung bình mỗi năm diện tích quế ở Văn Yên lại trồng mới thêm hàng ngàn ha, nâng diện tích quế của toàn huyện lên trên 15.000 ha. Cây quế là nguồn thu nhập rất lớn trong kinh tế hộ gia đình của người Dao ở huyện Văn Yên nhưng chưa được khai thác đáng kể vào mục đích du lịch sinh thái gắn liền với các bản sắc văn hoá của dân tộc Dao.
Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu là tiềm năng lớn về phát triển du lịch sinh thái kết hợp với du lịch cộng đồng tại huyện Văn Yên anh hùng trong những năm tới.
Du ngoạn rừng nguyên sinh Khe Rỗ, Bắc Giang
Rừng nguyên sinh Khe Rỗ thuộc xã An Lạc, huyện Sơn Động (Bắc Giang) được coi là một điển hình cho vùng Đông Bắc Việt Nam, thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử.
Năm 2002, UBND tỉnh Bắc Giang có quyết định thành lập Ban quản lý khu Bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ.
Khu Bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ có tổng diện tích 5.675 ha gồm nhiều loài thực vật từ thảo mộc dược sinh, gồm 296 loài cây lấy gỗ, 255 loài dược liệu quý. Thảm thực vật phong phú đa dạng. Phong cảnh hùng vĩ với những dải núi trùng điệp. Núi có nhiều mạch nước ngầm thường xuyên tuôn chảy tạo ra những dòng suối mát trong, ôm ấp các ngọn núi. Cỏ cây, hoa lá ngút ngàn như lớp thảm xanh trải dài phủ khắp núi rừng. Theo các nhà khoa học, Khe Rỗ thuộc loại rừng nguyên sinh hiếm có với nhiều khu rừng già rậm rạp, nhiều cánh rừng hoang sơ. Nhiệt độ trung bình ở Khe Rỗ vào mùa hè 24 oC - 28 oC, mùa đông lại ấm áp bởi cây cối rậm rạp, um tùm, đan xen vào nhau. Men theo sườn núi, qua một vài con suối nhỏ vào sâu bên trong thấy cảnh vật trải rộng tựa bức tranh muôn màu sắc, giữa hai sườn núi là thác nước lớn chảy xối xả vào mùa mưa, tới mùa hè dòng nước mát lành. Dòng nước chảy qua năm tháng khoét sâu vào lòng đất tạo thành vực nước sâu thẳm xanh biếc. Ở vực nước có nhiều loài cá, loài cá trôi mắt đỏ được coi đặc trưng nhất bởi chúng chuyển thức ăn từ thác nước đổ về đem theo nhiều mầm cây thuốc quý và các loại côn trùng. Ngoài ra còn có đặc sản ốc Hương suối, sông sống trong hốc đá, chuyên ăn các loài rêu, tảo, nấm mọc trên các rễ cây ven suối được người dân địa phương gọi hải sâm của rừng. Hoà mình giữa rừng xanh, du khách có dịp ngắm những chú sóc nhỏ chuyền cành, tiếng chim véo von, tiếng suối róc rách. Rồi cả mùi hương của các loài hoa lan toả, bầy ong vo ve tìm hoa làm mật, đàn bướm vỗ cánh chập chờn bên những bông mua rừng nhiều màu sắc.
Tham quan du ngoạn rừng Khe Rỗ, du khách còn có dịp giao lưu với bà con các dân tộc ít người giàu lòng mến khách, nhâm nhi chút mật ong rừng đậm đặc vàng quánh thơm dậy cùng nếm trái cây chín thơm ngọt quyến rũ tới xao lòng.
Với cảnh quan điển hình đặc sắc, rừng nguyên sinh Khe Rỗ có tiềm năng khai thác phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch nghiên cứu, du lịch nghỉ dưỡng...
Thăm khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu (Bà Rịa-Vũng Tàu) Nằm trong hệ thống các khu rừng đặc dụng của Việt Nam, Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu được công nhận theo Quyết định số 194/CT ngày 9 tháng 8 năm 1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ). Là khu rừng nguyên sinh, có diện tích tự nhiên hơn 10.537 ha, với...