Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé
Khu bảo tồn Thiên nhiên Mường Nhé được xếp vào trong những khu rừng đặc dụng lớn của cả nước và là khu rừng đặc dụng quan trọng của tỉnh có tầm ảnh hưởng lớn đối với môi trường sinh thái.
Với diện tích rộng hơn 45,5 nghìn ha, trải dài qua 5 xã: Sín Thầu, Leng Su Sìn, Chung Chải, Mường Nhé và Nậm Kè của huyện Mường Nhé; ranh giới tiếp giáp với đường biên giới 02 quốc gia là Lào và Trung Quốc, có tuyến đường nối lối mở A Pa Chải với trung tâm huyện Mường Nhé chạy qua. Khu bảo tồn Thiên nhiên Mường Nhé được xếp vào trong những khu rừng đặc dụng lớn của cả nước và là khu rừng đặc dụng quan trọng của tỉnh có tầm ảnh hưởng lớn đối với môi trường sinh thái.
Hệ sinh thái rừng ở đây nằm trong thảm thực vật nhiệt đới, á nhiệt đới với 742 loài thực vật, 257 loài chim, 130 loài thú và bò sát, trong đó, các loại cây như: Pơ mu, dổi, trầm hương, de, lát hoa… và 67 loài động vật với nhiều loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam. Khu rừng mang vẻ đẹp khác lạ và các địa danh tại đây như Mốc ngã 3 biên giới Việt Nam – Lào – Trung Quốc tại bản A Pa Chải, chợ biên giới A Pa Chải… thường xuyên có khách du lịch ghé đến tham quan.
Do đó, cùng với lối mở A Pa Chải, Khu bảo tồn Thiên nhiên Mường Nhé sẽ là điều kiện thuận lợi, tiềm năng lớn để khai thác vào phát triển hoạt động du lịch nói chung, du lịch sinh thái-khám phá và du lịch trekking nói riêng trên địa bàn.
Trải nghiệm cuộc sống hoang dã nơi rừng rậm U Minh Hạ
Vườn quốc gia U Minh Hạ được thành lập trên cơ sở sáp nhập Khu bảo tồn thiên nhiên rừng đặc dụng Vồ Dơi và một phần diện tích rừng tràm U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau, có tổng diện tích hơn 8.000 héc ta là nơi bảo tồn và phát triển nhiều hệ sinh thái động thực vật phong phú đa dạng.
Với những lữ khách lần đầu đến với rừng U Minh Hạ sẽ bị choáng ngợp trước sự bao la, mênh mông bạt ngàn của một khu rừng nguyên sinh rộng lớn.
Bạt ngàn rừng U Minh Hạ nhìn từ trên trực thăng.
Vườn quốc gia U Minh Hạ mang nét đặc trưng tiêu biểu của rừng ngập mặn miền Nam, cây rừng ở u Minh chủ yếu là loại tràm ngập mặn, móp, năn, sậy và các loại dây leo cùng với hệ động vật đa dạng như: các loại cá nước ngọt, tê tê, heo rừng, nai, khỉ, sóc, kỳ đà, trăn, rắn, rùa... nhiều loại quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam cần được bảo tồn.
Video đang HOT
Thấp thoáng những mái nhà tranh của người dân canh tác ở rừng U Minh
Một con đường nhỏ trong rừng U Minh Hạ.
Đất rừng U Minh, nơi từng mệnh danh "muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội tựa bánh canh" này còn rất hoang sơ, với không khí tự nhiên trong lành mát mẻ phủ toàn một màu xanh ngắt tít tắt đến tận chân trời, U Minh Hạ ngày nay trở thành điểm du lịch sinh thái lý tưởng thu hút nhiều du khách ở khắp nơi đến tham quan, thư giãn.
Vườn quốc gia U Minh Hạ Cà Mau là nơi bảo tồn và phát triển hệ sinh thái ngập úng đa dạng
Những điều có thể bạn chưa biết về rừng U Minh Hạ
Nếu quỹ thời gian không nhiều du khách có thể đến U Minh Hạ vào những ngày cuối tuần, ngồi lênh đênh trên những chiếc vỏ lãi (tên một loại thuyền ở Cà Mau) trôi theo những dòng kênh ở rừng để hít hà thật căng lồng ngực khí trời trong lành và câu cá đồng.
Thật thú vị khi bạn câu dính những chú cá đồng nặng đến vài Kilogram sau đó lên bờ dùng lá rừng để làm món cá nướng hấp dẫn đậm đà hương vị đồng quê.
Vận chuyển tràm lên thuyền ở U Minh.
U Minh Hạ cái tên nghe như có vẻ gì đó bí ẩn ly kỳ với nhiều câu chuyện kể truyền thuyết qua cuộc đời bác Ba Phi, một người dân sống ở rừng u Minh nổi tiếng với tài nóc dóc xứ Nam Kỳ lục tỉnh ngày xưa. Đến U Minh Hạ du khách sẽ được người dân chân chất ở đây kể về những loài vật tưởng chừng nhu có thật đã từng được bác Ba Phi " giao chiến" ở U Minh như trăn khổng lồ, rắn hồ mây khổng lồ, cá sấu khổng lồ...
Diệc xám một loài chim quý hiếm được bảo tồn ở rừng U minh Hạ.
Vườn quốc gia U Minh Hạ có chức năng bảo tồn và phát triển nguồn gen các loài động thực vật quý, các giá trị văn hóa, tinh thần, di tích lịch sử để rừng U Minh luôn giữ được vẻ nguyên sinh như ban đầu của nó.
Cuộc sống hàng ngày của người dân nơi địa đầu Tổ quốc
Người dân sống ở rừng U Minh Hạ là những người được nhà nước giao đất, giao rừng và mưu sinh trên chính mảnh rừng của họ bằng những nghề như: trồng rừng khai thác gỗ, gác kèo ong, giăng câu, đặt lọp, đặt trúm lươn, thả lưới, tát đìa... trên những bờ bao, người dân trồng cây ăn trái. Găn bó với rừng nên người dân U Minh Hạ rất yêu rừng, yêu thiên nhiên và giữ rừng như chính báo vật của mình.
Rừng là báu vật và nguồn sống của người dân ở U Minh Hạ.
Hằng năm, khi mùa mưa xuống, dưới những tán rừng tràm U Minh Hạ là nơi sinh sản của nhiều loài cá đồng, đây là nguồn lợi để người dân sống ở rừng U Minh Hạ khai thác, đánh bắt tạo nguồn thu nhập cho cuộc sống gia đình.
Bình minh ló dạng ở U Minh Hạ
Du khách sẽ có những trải nghiệm "không thể quên" tại rừng U Minh Hạ này
Được gần gũi với thiên nhiên
Khách du lịch sẽ có cảm giác thú vị khi ngồi dưới tán rừng tràm nhâm nhi vài ly cùng món cá lóc nướng trui chấm mắm me hay rắn bông súng chấm muối hột đâm với ớt hiểm xanh! Rau rừng ở đây rất phong phú, du khách có thể tìm hái đọt choại, lá sen non, bông súng ma, rau mác, bông lục bình, đọt cóc kèn... hầu như có khắp nơi.
Cá lóc nướng trui là món ăn đặc sản nơi rừng U Minh Hạ.
Thưởng thức mật ong rừng đặc sản nơi đây
Sẽ thiếu sót nếu không kể đến một sản vật vô cùng quý giá nơi rừng sâu nước thẳm U Minh Hạ, đó là mật ong rừng. Mật ong rừng được người dân nơi đây lấy từ các tổ ong trong rừng tràm, đặc trưng của mật ong rừng U Minh là trong và vàng như nước cam, mật đặc, rót vào chai không cần phễu mang hương vị của hoa tràm mang lại giá trị dinh dưỡng cao cho sức khỏe.
Mật ong rừng U Minh là đăc sản có giá trị.
Nơi địa đầu cực Nam của Tổ Quốc.
Hãy tạm rời xa chốn thành thị khói bụi ồn ào đến với vùng quê sông nước Cà Mau, đến để cảm nhận tình người hiền hòa chân chất của người dân nơi đất rừng U Minh Hạ, đến để được hòa mình vào thiên nhiên rừng rậm hoang dã, xả hết mọi ưu phiền trôi theo dòng nước, câu cá đồng làm món cá lóc nướng trui và nhâm nhi ly rượu đế nghe kể chuyện đời bác Ba Phi ắt hẳn cuộc đời bạn thêm phần ý nghĩa.
Ngắm thác nước giữa rừng nguyên sinh Nói đến hệ thống thác nằm trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai), hầu như ai cũng biết đến thác 50 kỳ vĩ. Tuy nhiên, ở đây còn một thác nước không kém phần hấp dẫn khiến lữ khách không muốn dời chân. Đó là thác Rêu. Bắt đầu từ TP. Pleiku đến trung tâm huyện...