Khu bảo tồn thiên nhiên KonChrăng (Gia Lai)
Gia Lai là một tỉnh miền núi biên giới phía Tây Nam tổ quốc, với tổng diện tích đất tự nhiên là 15,495 km2, diện tích đất rừng là 840.000 ha, trong đó 742.672 ha là rừng tự nhiên.
Nhắc đến Gia Lai là nhắc đến mảnh đất văn hoá cồng chiêng, đến nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc nhà mồ và các lễ hội truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc Tây Nguyên. Nhắc đến Gia Lai là nhắc đến mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, vừa giàu về thiên nhiên sinh thái với những địa danh nổi tiếng đã đi vào lịch sử, như Pleiku, Biển Hồ, An Khê, Yaly…
Tiêu biểu cho hệ sinh thái rừng ở Gia Lai, đáng kể nhất là khu rừng nhiệt đới ẩm Kon Hà Nừng, với diện tích 275.900 ha, là trọng điểm gỗ với trữ lượng lớn hơn 40 triệu m 3. Hệ thống động vật và thực vật ở đây rất phong phú, có nhiều loài quý hiếm và có ý nghĩa kinh tế cao.
Hiện nay, rừng ẩm nhiệt đới Kon Hà Nừng đã được khoanh vùng bảo vệ với 2 khu bảo tồn tự nhiên là: KonKaKinh và KonChrăng, diện tích cả hai khu vực khoảng 160.000 ha, được xem là biểu tượng của khu bảo tồn thiên nhiên ở ông Trường Sơn, là nơi có hệ sinh thái rừng á nhiệt đới điển hình với nhiều loại thực vật hạt trần và điều kiện sinh thái ở đây rất thuận lợi cho sự sinh tồn và phát triển của các loại động vật như: voi, bò tót, chồn dơi, mèo gấm, sói đỏ vượn đen… Rừng ở đây nhiều tầng, thảm thực vật xanh tốt quanh năm và có nhiều loại gỗ quý, nơi đây còn bảo tồn được nhiều khu rừng nguyên sinh quý giá với nhiều cây cổ thụ đường kính trên 1m.
Dòng sông Côn uốn lượn quanh sườn núi có nhiều ghềnh thác tạo thành những cảnh quang hấp dẫn. Toàn bộ khu vực này đã được xếp vào danh mục khu bảo tồn quốc gia. Với phong cảnh núi non, sông suối, ghềnh thác hùng vĩ nên thơ với hệ động thực vật phong phú, KonChrăng – KonKaKinh có đủ điều kiện trở thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước đến tham quan và nghiên cứu.
Hiện nay ở Việt Nam, du lịch sinh thái đang trở thành một loại hình du lịch đặc biệt hấp dẫn, với lượng du khách ngày một đông.
Video đang HOT
Chính vì lẽ đó mà việc đầu tư xây dựng các khu, điểm du lịch sinh thái tại Gia Lai là một yêu cầu cấp bách, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, mở rộng giao lưu, nâng cao dân trí.
Khu du lịch sinh thái KonChRăng – KonKaKinh được đưa vào phục vụ khách chắc chắn Gia Lai sẽ là một điểm đến đầy hấp dẫn của thiên niên kỷ mới.
Cao nguyên Kon Hà Nừng (Gia Lai) được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới
Cao nguyên Kon Hà Nừng, tỉnh Gia Lai vừa được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Khu Dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng trải rộng trên diện tích gần 413.512 ha, bao gồm toàn bộ diện tích Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng và một phần diện tích của 5 huyện (Đak Đoa, Mang Yang, Kbang, Chư Păh, Đak Pơ), thị xã An Khê.
Khu dự trữ được khoanh vùng thành ba khu chức năng gồm hai vùng lõi là Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh và Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng; vùng đệm và vùng chuyển tiếp.
Khu Dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng trải rộng trên diện tích gần 413.512 ha. |
Tầm quan trọng của Khu dự trữ sinh quyển Kon Hà Nừng thể hiện ở mức độ đa dạng sinh học, trong đó nhiều loại quý hiếm. Đây cũng là nơi có diện tích rừng nhiệt đới trên núi cao tương đối lớn ở Tây Nguyên.
Nằm trong Khu Dự trữ sinh quyển Cao Nguyên Kon Hà Nừng có Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh. Nơi đây có khoảng 1.754 loài thực vật bậc cao, 91 loài thực vật bậc thấp; 87 loài thú, 326 loài chim, 77 loài bò sát cùng nhiều loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Đặc biệt ở đây còn có một số loài đặc hữu mới phát hiện như chim khướu Kon Ka Kinh, voọc chà vá chân xám...
Thác K50 nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng được ví như nàng công chúa nằm ẩn mình giữa núi rừng Tây Nguyên bởi vẻ đẹp hoang sơ, thuần khiết. |
Ngoài ra, tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, xác định có 863 loài thực vật, trong đó có 22 loài trong Sách đỏ Việt Nam và 7 loài trong Sách đỏ thế giới.
Về động vật hoang dã có xương sống, nơi đây ghi nhận được 380 loài; trong đó, 80 loài thú, 228 loài chim, 38 loài bò sát, 34 loài lưỡng cư. Hiện có 64 loài động vật hoang dã có xương sống nằm trong danh mục các loài cần được ưu tiên bảo tồn cấp quốc gia và quốc tế.
|
Hệ động thực vật ở Khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng rất phong phú. |
Không chỉ đa dạng các hệ động, thực vật, sinh thái, Khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng còn chứa đựng kho tàng di sản văn hóa phong phú và đặc sắc với nhiều đặc trưng nổi bật về các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của cộng đồng các dân tộc thiểu số đang sinh sống.
Voọc chà vá chân xám là một trong những loài động vật quý hiếm ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh. Ảnh: Báo Gia Lai |
Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Hoàng Giang, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, việc hai khu dự trữ sinh quyển thế giới được công nhận thể hiện rõ nét những nỗ lực của Việt Nam trong công tác bảo vệ đa dạng sinh học, môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu, cũng như thể hiện cam kết của Việt Nam trong thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.
Gà lôi văn ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh. |
|
Những cây cổ thụ hàng trăm năm trong rừng Quốc Gia Kon Ka Kinh. |
Việc Kon Hà Nừng được ghi danh là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới cũng cho thấy, đây là giải pháp đột phá để đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của địa phương; thể hiện rõ nét sự hợp tác giữa Bộ Ngoại giao với Gia Lai. Chính vì vậy, Thứ trưởng mong muốn, hợp tác giữa Bộ Ngoại giao với hai tỉnh tiếp tục duy trì và phát triển trong thời gian tới nhằm triển khai hiệu quả chủ trương hội nhập quốc tế ngày càng toàn diện, sâu rộng mà Đảng, Nhà nước ta đã xách định trong thời gian qua.
Thác 50 (Gia Lai): Báu vật giữa đại ngàn Nằm ở vùng lõi Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, thuộc Khu dự trữ sinh quyển thế giới cao nguyên Kon Hà Nừng, thác 50 (xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) là nơi đầu nguồn của sông Kôn. Thác như một suối tóc dài vắt ngang lưng chừng núi giữa rừng già xanh thẳm, quanh năm nước đổ ầm...