Khu bảo tồn thiên nhiên “chảy máu”: Đề án chặt 100 cây lim xanh?
Liên quan đến thông tin hàng chục cây lim xanh trong Khu bảo tồn thiên nhiên rừng sến Tam Quy bị đốn hạ, theo lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, đây là đề án tỉa thưa cây lim xanh để bảo tồn loài sến (!?).
Việc hàng chục cây lim xanh bị đốn hạ tại Khu bảo tồn thiên nhiên rừng sến Tam Quy, huyện Hà Trung khiến nhiều người dân địa phương cảm thấy xót xa và hoài nghi. Phóng viên Dân trí đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Văn Sơn – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ lâm nghiệp, thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa.
Theo ông Sơn khẳng định đây là hoạt động nằm trong kế hoạch của đề án đã được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt, chặt lim xanh nhằm bảo tồn loài sến mật. Đến thời điểm này đã có 25 cây lim xanh hàng trăm năm tuổi bị đốn hạ và đưa ra khỏi rừng chờ thanh lý. Những cây lim xanh này nằm tại Khoảnh 6, Tiểu khu 464, thuộc địa bàn xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung.
Công văn chỉ đạo kiểm tra của Chi cục kiểm lâm Thanh Hóa.
Hàng trăm năm nay, kiểu rừng chính của Tam Quy là rừng xanh đất thấp đặc trưng bởi sự ưu thế của loài sến mật và lim xanh và đã được đưa vào hệ thống rừng đặc dụng quốc gia từ năm 1986 với diện tích 360ha. Dự án Khu bảo tồn thiên nhiên rừng sến Tam Quy được phê duyệt năm 2001 trong tổng diện tích tự nhiên 518,5 ha. Trong đó, lim xanh và sến ở đây đã được xếp vào sách đỏ.
Theo ông Sơn giải thích thì lâu nay, khu bảo tồn là diễn thế sến – lim, nhưng hiện nay lim – sến, gây bất lợi cho quá trình sinh trưởng, phát triển của cá thể và quần thể sến có thể dẫn đến sự thay thế rừng sến mật bằng rừng lim xanh trong vài chục năm tới?
Ông Nguyễn Văn Sơn – GĐ Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ lâm nghiệp.
Lim xanh đã bị tỉa thưa trong Khu bảo tồn thiên nhiên.
Trước thực trạng đó, UBND tỉnh Thanh Hóa đã báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa có biện pháp tác động để bảo tồn loài sến và rừng sến Tam Quy. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giao Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ lâm nghiệp là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở này xây dựng một đề tài nghiên cứu để có biện pháp trình UBND tỉnh xử lý thực trạng diễn thế nêu trên.
Ngày 2/7/2012, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã có quyết định về việc phê duyệt danh mục và cấp kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh đợt III, năm 2012.
Video đang HOT
Tiếp đó, giữa Sở Khoa học công nghệ Thanh Hóa đã ký hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ với Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ lâm nghiệp Thanh Hóa. Trong đó có nội dung: Thử nghiệm một số mô hình điều khiển diễn thế lim – sến theo hướng phát triển bền vững.
Cành sến mật bị gãy do việc tỉa thưa lim.
Sau đó, Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ lâm nghiệp đã xây dựng hồ sơ thiết kế dự toán: Tỉa thưa cây lim xanh phục vụ thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học: “Nghiên cứu giải pháp bảo tồn nguồn gen sến mật tại Tam Quy. Trong kế hoạch của đề tài này, sẽ có 100 cây lim xanh thuộc địa bàn xã Hà Lĩnh (25 cây), xã Hà Tân (75 cây) sẽ bị tỉa thưa”.
Ngay từ ban đầu, việc chặt lim đã bị người dân địa phương ngăn cản không cho chặt nên đề tài được dừng lại một thời gian để tuyên truyền cho người dân hiểu ý nghĩa của đề tài!? Thực tế theo ông Sơn cho biết, trong quá trình tỉa thưa cây lim xanh cũng đã khiến một số cành sến bị gãy.
“Đây là khu bảo tồn sến nên bất kỳ cái gì ức chế loài sến đều được tác động, đây chỉ là thử nghiệm biện pháp khoa học. Mục đích của chúng ta là sến, muốn phát triển sến thì phải khai thác triệt để, trốc gốc, đã triệt là triệt tận nơi”, ông Sơn cho biết.
Quang cảnh vị trí lim xanh bị tỉa thưa.
Phóng viên đặt câu hỏi sao không áp dụng phương án tỉa cành cây lim xanh thay cho việc đốn hạ cả cây? Ông Sơn giải thích, cây lim là cây cực khỏe, tỉa cành xong lại ra cành khác, hơn nữa phương án tỉa cành rất tốn kém, bên cạnh công trình khoa học là tính đến biện pháp kinh tế.
Đây là một đề án hoàn toàn mới và theo ông Sơn khẳng định thì để đánh giá kết quả của đề tài thì phải mất từ 15 – 20 năm sau. Và việc thực hiện đề tài này có điểm hạn chế là bước đầu sẽ phá vỡ một phần không gian trong rừng sến.
Duy Tuyên
Theo Dantri
Khu bảo tồn thiên nhiên "chảy máu"
Thời gian gần đây, tại Khu bảo tồn thiên nhiên rừng sến Tam Quy, huyện Hà Trung diễn ra thực trạng những cây lim đang bị đốn hạ. Hiện tượng này diễn ra công khai khiến nhiều người dân địa phương bức xúc.
Rừng sến Tam Quy thuộc địa phận hành chính các xã như: Hà Lĩnh, Hà Tân, Hà Đông, của huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa, cách quốc lộ 1A khoảng 4km, thuộc tiểu khu 464. Kiểu rừng chính của Tam Quy là rừng xanh đất thấp đặc trưng bởi sự ưu thế của loài sến mật và lim xanh.
Những cây lim xanh mới bị đốn hạ, gốc còn tươi.
Khu bảo tồn thiên nhiên rừng sến Tam Quy được đưa vào hệ thống rừng đặc dụng quốc gia từ năm 1986 với diện tích 360ha. Dự án Khu bảo tồn thiên nhiên rừng sến Tam Quy được phê duyệt năm 2001 trong tổng diện tích tự nhiên 518,5 ha. Tại đây, tập hợp những cánh rừng có nhiều cây được xếp vào sách đỏ như lim xanh, sến mật...
Năm 2013, ngành chức năng tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức công bố Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững khu rừng đặc dụng sến Tam Quy. Mục tiêu quy hoạch là quản lý, bảo vệ, bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng Khu bảo tồn loài sến Tam Quy gắn với việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn nguồn gen, bảo vệ cảnh quan và môi trường; làm cơ sở cho việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng rừng đặc dụng; huy động sự tham gia rộng rãi của cộng đồng, các tổ chức trong và ngoài nước vào hoạt động bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng Khu bảo tồn loài sến Tam Quy.
Nhiều cây có đường kính gốc khoảng 90cm.
Trong quy hoạch đã được công bố thì nhiệm vụ bảo vệ rừng, phục hồi sinh tháỉ, bảo vệ, tôn tạo, cảnh quan thiên nhiên, giá trị văn hóa, lịch sử; môi trường; lưu trữ và cơ sở dữ liệu; cứu hộ sinh vât; các chương trình nghiên cứu khoa học được quan tâm. Tổng vốn đầu tư cho quy hoạch này là hơn 55 tỷ đồng.
Tuy nhiên, một thực tế đang diễn ra ở đây là nhiều cây lim xanh nằm trong khu bảo tồn này đang bị chặt hạ. Chiều ngày 24/3, nhóm phóng viên đã có mặt tại xóm 14, xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Đi đến chân đập cầu theo cách gọi của người dân địa phương là khu Lò Đá, một trong những "cửa ngõ" chính mà những người khai thác gỗ đang ngày đêm đốn hạ lim xanh rồi đưa ra ngoài.
Có những cây bị tỉa cành.
Những người dân địa phương chứng kiến cảnh tượng rừng bị chặt hạ hết sức bức xúc, nhưng khi họ thắc mắc thì được những người khai thác ở đây cho biết, việc chặt hạ gỗ là có phép. Dọc con đường đi vào khu rừng, vẫn in hằn vết bánh xe chở gỗ giày xéo. Hai bên đường thỉnh thoảng thấy những đống cành lim chưa kịp dọn còn ngổn ngang. Để chặt những cây lim xanh có đường kính từ 60 - 90 cm, cao chừng 10 - 13m, đã xảy ra hiện tượng va đập vào các cây sến mật xung quanh.
Theo người dân địa phương, từ khoảng giữa tháng 3 đến nay, hàng chục cây lim xanh có tuổi đời hàng trăm năm bị đốn hạ. Nhiều người dân địa phương đặt câu hỏi không biết số gỗ này sẽ được đưa đi đâu?
Việc những cây lim trong khu bảo tồn bị chặt hạ khiến người dân bưc xúc.
Ông Lưu Văn Tấn - Chủ tịch UBND Hà Lĩnh xã cho biết: "Đó là rừng đặc dụng, không phải rừng phòng hộ. Họ (những người khai thác-PV) có giấy tờ đầy đủ, chúng tôi được cấp trên bảo là cho chặt". Tuy nhiên, khi phóng viên đề nghị được cung cấp giấy tờ, thông báo về việc này thì ông Tấn im lặng.
Theo quy định của nhà nước, Khu bảo tồn thiên nhiên còn gọi là khu dự trữ tự nhiên và khu bảo toàn loài sinh cảnh, là vùng đất tự nhiên được thành lập nhằm mục đích đảm bảo diễn thế tự nhiên. Nhà nước cấm hoàn toàn các hoạt động: Làm thay đổi cảnh quan tự nhiên; Làm ảnh hưởng thay đổi đến đời sống tự nhiên của các loài động thực vật hoang dã; Cấm thả và nuôi trồng các loài động thực vật từ nơi khác tới; Cấm khai thác tài nguyên sinh vật; Cấm chăn thả gia súc; Cấm gây ô nhiễm môi trường; Cấm mang hóa chất độc hại vào rừng, đốt lửa trong rừng, ven rừng.
Những gì còn sót lại sau khi cây lim bị đốn hạ.
Khu rừng này ngày xưa là nơi trú ẩn của bộ đội ta.
Có những cây một người ôm không hết.
Lê Mạnh - Trần Lê
Theo Dantri
Trung Quốc lại bác đề nghị ngừng xây đảo ở biển Đông Bắc Kinh tiếp tục bác bỏ lời kêu gọi của Washington là ngừng xây dựng đảo nhân tạo gây bất ổn ở biển Đông, trang tin Mỹ Washington Free Beacon ngày 26/2 dẫn lời quan chức nước này. Đá Gaven chụp vào thời điểm tháng 3/2014, tháng 8/2014 và 0/1/2015. (Ảnh: IHS Jane's) Trong chuyến thăm Bắc Kinh hôm 10/2, Trợ lý Ngoại...