Khu bãi đá sông Hồng xây dựng trái phép vẫn thoải mái nâng cấp, đặt tour
UBND phường Nhật Tân (Tây Hồ, Hà Nội) khẳng định khu vui chơi trên bãi đá sông Hồng không hề được cấp phép. Vậy vai trò của chính quyền ở đâu khi các công trình dịch vụ trên khu đất công càng được xây dựng khang trang và thậm chí còn được các tour du lịch tìm đến?
“Quan” phường bị che mắt?
Trao đổi với PLVN, ông Nguyễn Văn Tài (Chủ tịch UBND phường Nhật Tân, quận Tây Hồ) khẳng định: Các công trình đã và đang được xây dựng ở khu vực bãi đá sông Hồng không hề được cấp phép.
Cũng theo ông Tài, các hộ dân tự ý xây dựng thuộc khu vực bãi đá gây nhức nhối từ nhiều năm nay. Nhiều đoàn thanh, kiểm tra của Sở Nông nghiệp & PTNT TP Hà Nội và UBND quận Tây Hồ đến hiện trường làm việc.
Khu vui chơi ngay tại bãi đá sông Hồng ngày càng quy mô và thu hút khách.
Mặc dù không hề được cấp phép nhưng chủ đầu tư vẫn qua mặt chính quyền và xây dựng các công trình tại bãi đá sông Hồng ngày càng nhiều hạng mục, kiên cố hơn. Trong khi đó, lời khẳng định của ông Tài là phường Nhật Tân thậm chí còn thành lập cả tổ công tác để kiểm tra, sát sao để ngăn các khu công trình được xây dựng ở khu vực bãi đá.
Ông Tài khẳng định không hề có công trình kiên cố được xây dựng ở khu vực bãi đá sông Hồng mà chỉ là những công trình tạm bợ. Khi được hỏi: Cổng chào cùng “lô – cốt” bán vé được xây án ngữ ngay trước lối vào khu vui chơi và cả hệ thống cầu, hàng rào… ở bên trong có phải là công trình kiên cố không? – ông Nguyễn Văn Tài không đưa ra bình luận mà chỉ giải thích: “Ý tôi nói là không có nhà kiên cố”.
Khu vực bãi đá cách trụ sở UBND phường Nhật Tân gần 1km. Theo quan sát của chúng tôi, hàng ngày có rất nhiều đoàn khách ra vào khu vực bãi đá. Những đoàn này thường rất dễ nhận ra đó là khách du lịch. Điều đáng nói là con ngõ trên đường Âu Cơ để đi vào bãi đá chỉ cách UBND phường Nhật Tân khoảng vài trăm mét, nhưng dường như chính quyền địa phương và cả “tổ công tác” bị che mắt không nhìn thấy.
Và tất nhiên, với món lợi lớn thu được từ khu vui chơi, cộng thêm việc “quan phường” bị “che mắt”, chẳng có lý do gì các chủ đầu tư không tiếp tục xây dựng, nâng cấp hạng mục công trình để thu hút thêm nhiều khách tham quan.
Rầm rộ đặt tour, quảng cáo
Ông chủ tịch UBND phường Nhật Tân bày tỏ sự bức xúc khi các hộ dân xây dựng rồi thu lợi trên khu vực bãi đá vốn của Nhà nước quản lý. Chính quyền địa phương cũng không hề thu được một đồng ngân sách nào từ những người ngang nhiên sử dụng khu vực công cộng để thu lợi riêng cho mình.
Video đang HOT
Ông Tài cũng cho biết, nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra của Chi cục Quảng lý đê điều & PCLB (Sở NN&PTNT Hà Nội) và UBND quận Tây Hồ đã đến kiểm tra, lập biên bản tại hiện trường. Chẳng hiểu các cơ quan chức năng trên làm việc đến đâu nhưng hiệu quả thì hiển hiện, tình hình không những không có chuyển biến tích cực mà ngày càng phức tạp thêm.
Bãi đá sông Hồng đã nằm trong chương trình tour của nhiều công ty du lịch.
Chủ đầu tư hiện đang ngang nhiên quảng cáo rầm rộ khu vui chơi không phép trên tại các diễn đàn và các trang mạng xã hội. Với những lời “có cánh” về sự thơ mộng nơi đây cùng các dịch vụ chụp ảnh, cưỡi ngựa, dã ngoại… đang thu hút được rất nhiều bạn trẻ.
Từ lâu, các ảnh viện áo cưới trong các quảng cáo của mình cũng đưa khu du lịch bãi đá sông Hồng vào các địa điểm chụp ảnh. Đặc biệt, rất nhiều công ty du lịch đã chọn khu vui chơi ở bãi đá sông Hồng là một trong những điểm trên lịch trình tour.
Trong vai nhân viên công ty du lịch tìm đến khu vui chơi ở bãi đá sông Hồng để đặt tour, nhân viên ở đây chia sẻ, hiện tại có rất nhiều công ty cũng đã tìm đến đây hợp tác. Nếu hợp tác dài hạn, các công ty ở đây sẽ được giảm giá vé vào cửa và được tạo nhiều điều kiện để ăn uống, vui chơi trong khu vực bãi đá.
Hiện tại, không chỉ khách Việt mà có nhiều khách Tây cũng theo chân các hướng dẫn viên du lịch đến với khu vui chơi được xây dựng không phép một cách công khai này.
Khu vực hành lang bảo vệ đê điều đang bị xâm hại nghiêm trọng bởi những công trình được dựng lên không phép. Có lẽ, sau nhiều năm trời, tình hình vẫn không có nhiều chuyển biến, UBND phường Nhật Tân đã phải bất lực nhìn khu vui chơi ngày một quy mô hơn, nhiều khách tham quan hơn. Khi chính quyền địa phương đã bó tay, vậy vai trò của Chi cục Quản lý đê điều & Phòng chống lụt bão Hà Nội ở đâu?
PLVN sẽ tiếp tục liên hệ làm việc với cơ quan này để tìm câu trả lời.
Theo H oàng Phan
Pháp luật Việt Nam
30% trái cây Trung Quốc nhiễm thuốc trừ sâu
Theo Chi cục bảo vệ thực vật TP.HCM, hiện trong số trái cây Trung Quốc đang có mặt trên thị trường TP.HCM, có gần 30% bị nhiễm dư lượng thuốc trừ sâu, tập trung chủ yếu là 3 loại trái cây: quýt, lê và táo.
Trái cây ngoại nhập vào TPHCM, chỉ phát hiện trái cây Trung Quốc nhiễm dư lượng thuốc trừ sâu- Ảnh TL
Chỉ phát hiện trái cây Trung Quốc có dư lượng thuốc trừ sâu
Theo thống kê tại 3 chợ đầu mối ở TPHCM (Thủ Đức, Hóc Môn, Bình Điền), số lượng trái cây Trung Quốc chiếm đến trên 90%, chủ yếu là quýt, lê, táo...
Thạc sĩ Nguyễn Văn Đức Tiến, chi cục trưởng Chi cục bảo vệ thực vật TPHCM, cho biết hàng đêm tại mỗi chợ đầu mối đều được kiểm tra đầu vào, nhưng không phải kiểm tra hết tất cả các loại trái cây mà chỉ kiểm tra những loại trái cây nghi ngờ có dư lượng thuốc trừ sâu.
Thường mỗi đêm kiểm tra, lực lượng Chi cục bảo vệ thực vật lấy từ 5 dến 10 mẫu trái cây để xét nghiệm.
"Chúng tôi không thể nào lấy mẫu hết tất cả các loại trái cây, chỉ lấy mẫu những loại trái cây nghi ngờ hay nhận được phán ánh của người tiêu dùng về loại trái cây nào đó có vấn đề.
Tuy nhiên, ông Tiến cũng cho biết thêm, hiện ngành bảo vệ thực vật đang đề xuất phương án lấy mẫu tập trung. Thay vì phải đi lấy mẫu mỗi đêm, tốn nhiều thời gian công sức, mỗi tháng tập trung lấy 8 đêm, mỗi đêm có thể lấy 30 mẫu để đảm bảo mỗi tháng cũng được khoảng 300 mẫu.
Theo ông Tiến, trái cây ngoại nhập vào Việt Nam, chỉ có trái cây Trung Quốc là phát hiện nhiễm dư lượng thuốc trừ sâu với số lượng khoảng 30%, còn trái cây ở các quốc gia khác thì gần như không có dư lượng thuốc trừ sâu.
Nhận định về điều này, ông Tiến cho rằng, do không được kiểm soát chặc chẽ quy trình sản xuất trái cây ở Trung Quốc.
"Trong quy trình sản xuất trái cây ở Thái Lan, từ dư lượng thuốc trừ sâu, chất lượng đến gắn nhãn mác.. được quy định và kiểm soát khá chặc chẽ. Trong khi đó, việc giám sát, kiểm tra trái cây ở Trung Quốc chưa được chặt chẽ, một phần do diện tích trái cây Trung Quốc lớn, dân cư đông", ông Tiến nói.
Có nguy cơ gây ung thư
"Có 3 cấp độ gây nguy hại ở thuốc trừ sâu là cấp tính, mạn tính và trường viễn. Đối với trái cây có dư lượng thuốc trừ sâu vượt mức cho phép, nếu sử dụng thì khả năng sẽ gây bệnh cấp tính; còn ở trái cây nhiễm dư lượng thuốc trừ sâu ở mức cho phép, người sử dụng vẫn không thấy bệnh tật gì, nhưng nếu sử dụng kéo dài, thời gian tích tụ thuốc trừ sâu trong cơ thể nhiều, nguy cơ gây ung thư là rất cao", ông Tiến cho biết.
Sở dĩ, Chi cục bảo vệ thực vật TPHCM phát hiện trái cây Trung Quốc nhiễm dư lượng thuốc trừ sâu chưa vượt mức cho phép là do kiểm tra trễ, dư lượng thuốc trừ sâu trong trái cây đã giảm. Thời gian mà trái cây Trung Quốc qua cửa khẩu để vào Việt Nam rồi đến TPHCM thì dư lượng thuốc trừ sâu đã giảm đáng kể, vì thời gian mà thuốc trừ sâu tồn tại trong trái cây chỉ khoảng 5 đến 7 ngày.
Vấn đề đặt ra lúc này, nhà nước phải đưa ra những rào cản kỹ thuật để hạn chế, loại trừ trái cây Trung Quốc nhiễm thuốc trừ sâu nhập vào Việt Nam.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc xây dựng hàng rào kỹ thuật hiện nay là rất khó khăn, đòi hỏi phải có cơ sở khoa học. Vì khi loại bỏ bất cứ một hoạt chất nào trong trái cây, phải chứng minh được vì sao, hoạt chất đó độc hại như thế nào, dựa trên cơ sở khoa học nào...
"Nhiều khi biết được trái cây Trung Quốc có hoạt chất đó, nhưng chúng ta lại không có chất chuẩn để kiểm tra, nên kiểm tra hoài cũng phá không phát hiện ra; hoặc không biết trong trái cây Trung Quốc có hoạt chất gì, dù có chất chuẩn cũng không thể phát hiện được", ông Tiến cho biết.
Nhiều khi không biết trong trái cây Trung Quốc có hoạt chất gì, dù có chất chuẩn cũng không thể phát hiện được.
Hiện nay nhu cầu người tiêu dùng sử dụng trái cây Trung Quốc là khả lớn, một phần là do gia trái cây Trung Quốc giá rẻ.
Do đó, vấn đề trước mắt là các cửa khẩu phải kiểm soát chặt chẽ, đủ sức kiểm tra các hoạt chất có trong trái cây. Đồng thời khuyến cáo người tiêu dùng sử dụng trái cây an toàn, có nguồn gốc, xuất xứ, có chứng minh của cơ quan chức năng. Thay đổi thói quen chọn lọc trái cây của người dân.
Mới đây, 17 lô hàng gồm hàng trăm tấn với 8 loại nông sản Trung Quốc gồm quýt, nho, cam, táo, hồng, chanh, cà rốt và củ cải trắng đã bị cơ quan chức năng phát hiện có chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép. Trước tình hình trên, hiện nay các mặt hàng trái cây, rau, củ, quả Trung Quốc trên địa bàn TP.HCM đã giảm mạnh sức tiêu thụ.
Theo Hồ Quang
Một thế giới
Dân đổ xô nuôi sâu lạ ăn tạp Thời gian gần đây, một loại sâu ăn tạp, có tên superworm (zaphobas morio) - chưa có tên trong danh sách vật nuôi nông nghiệp - đang được các hộ dân ở Vĩnh Long đổ xô mang về nuôi, dẫn đến nguy cơ gây hại đến sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái... Khay sâu superworm nuôi tại...