Khrizantema-S: Sát thủ diệt tăng vô đối của Quân đội Nga
Dù được thiết kế cho nhiệm vụ diệt xe tăng nhưng tổ hợp tên lửa chống tăng Khrizantema-S vẫn có thể bắn hạ cả máy bay tầm thấp hay tàu mặt nước cỡ nhỏ.
Tổ hợp tên lửa chống tăng Khrizantema-S (hay còn được gọi là “hoa cúc vàng”) sở hữu sức mạnh hủy diệt và không hề dễ thương như cái tên mĩ miều của nó. Khi mà Khrizantema-S là tổ hợp tên lửa chống tăng hiện đại nhất của Quân đội Nga hiện tại, nó được thiết kế để tiêu diệt hầu như mọi dòng xe tăng chiến đấu chủ lực trên thế giới hiện tại và cả trong tương lai.
Ngoài khả năng xuyên thủng mọi hệ thống phòng vệ của các dòng xe tăng chiến đấu chủ lực, Khrizantema-S còn có khả năng tiêu diệt cả các loại tàu mặt nước cỡ nhỏ, mục tiêu bay tầm thấp và các công sự kiên cố. Nó dường như là một tổ hợp tên lửa đa năng với có thể phù hợp với mọi yêu cầu tác chiến trên chiến trường.
Tổ hợp tên lửa chống tăng Khrizantema-S của Quân đội Nga.
Đạn tên lửa chống tăng 9M123 của Khrizantema-S có thể di chuyển với vận tốc lên tới 400m/s với tầm bắn hiệu quả từ 400m đến 6km và hầu như nó không thể bị đánh chặn.
Video đang HOT
Đây cũng là tổ hợp tên lửa chống tăng duy nhất được tích hợp sẵn hệ thống dẫn đường kép và tùy theo loại tên lửa mà nó sẽ được dẫn đường bằng laser hoặc radar được trang bị trên khung gầm của Khrizantema-S.
Mỗi tên lửa chống tăng 9M123 thông thường được trang bị một đầu đạn liều nổ kép cực mạnh đủ khả năng xuyên giáp thép cán dày tới 1.200mm ngay cả khi nó đã xuyên qua lớp giáp phản ứng nổ ERA. Đây là kỷ lục đối với bất cứ mẫu tên lửa chống tăng nào trên thế giới. Khi mà tên lửa chống tăng Javelin của Mỹ chỉ dừng ở mức 700mm khi tấn công từ trên cao và Spike-MR/LR của Israel khá hơn một chút là 1.000mm nhưng vẫn thua kém so với 9M123.
Tổ hợp tên lửa chống tăng Khrizantema-S được đặt trên khung gầm của xe chiến đấu bộ binh với hệ thống dẫn đường kép cho phép nó đối phó lại các biện pháp áp chế điện tử. Tổ hợp này có thể hoạt động bất kể ngày hay đêm và trong mọi điều kiện thời tiết.
Quân đội Nga bắt đầu đưa vào trang bị các tổ hợp tên lửa chống tăng Khrizantema-S đầu tiên vào năm 2005 cho tới nay.
Tuấn Đặng
Theo_Kiến Thức
Nguyên nhân Su-24 Nga dễ bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ
Su-24 không được thiêt kê để tham gia các cuộc không chiến ma chỉ tâp trung vao nhiêm vu tân công măt đât, nhât la ném bom tầm thâp.
Những đặc điểm của chiến đấu cơ Su-24
Su-24 (phiên hiêu NATO la Fencer - Kiếm sĩ) là máy bay cường kích, phản lực siêu âm thế hệ 3 được Liên Xô phát triển tư giữa những năm 1970-1980.
Đặc trưng vê thiết kế cua Su-24 la cánh cụp cánh xòe: có thể thay đôi 4 góc khác nhau để cất, hạ cánh, bay tuần tiễu và tăng tốc.
Nhơ đo, Su-24 dê cất, hạ cánh trên đường băng ngắn va đạt tốc độ cao (siêu âm) khi bay thấp.
Khoảng 1.400 chiếc Su-24 đa được sản xuất. Hơn 400 may bay vân đang hoat đông trong quân đôi Nga.
Buồng lái đươc thiêt kê cho 2 người ngồi song song: phi công điêu khiên may bay và sĩ quan kiêm soat hoa lưc
Hai động cơ phản lực Saturn/Lyulka AL-21F-3A giup Su-24 đạt tốc độ tối đa 1.550km/h, trần bay 11.000m, tầm bay 2.500km.
Đây la loai động cơ công suât lơn nhưng tiêu thụ nhiều nhiên liệu, chi phí bảo dưỡng cao.
Su-24 co một pháo GSh-6-23 6 nòng cỡ 23mm, cơ số 500 viên để không chiến tầm gần.9 giá treo trên cánh và thân mang tổng cộng 8 tấn vũ khí như tên lửa không đối đất có điều khiển loại Kh-23, Kh-25ML, Kh-28, Kh-29, Kh-58; bom có điều khiển KAB-500KR, KAB-500L...
Để tự vệ, Su-24 chi được trang bị tên lửa không đối không tầm ngắn R-60 hoặc R-73. Do được đinh hương để tâp trung vao nhiêm vu ném bom cực thấp nên Su-24 không manh khi tac chiên trên không, yêu thê trươc nhưng đôi thu manh như F-16 cua Thô Nhi Ky.
Theo Danviet
Nga: Tên lửa phòng không Buk-M3 sẽ vượt trội S-300 Với tầm bắn 70km và tỷ lệ bắn hạ thành công mục tiêu cực cao, tên lửa phòng không Buk-M3 đang nổi lên như ngôi sao mới của Quân đội Nga. Với tầm bắn 70km và tỷ lệ bắn hạ thành công mục tiêu cực cao, tên lửa phòng không Buk-M3 đang nổi lên như ngôi sao mới của Quân đội Nga. Hãng...