Khớp thần kinh nhân tạo như tờ giấy
Các nhà khoa học Trung Quốc đã chế tạo thành công một thiết bị, trông giống như tờ giấy, bắt chước quá trình truyền tín hiệu điện hóa học trong bộ não con người.
Đây là thiết bị bán dẫn màng mỏng ( TFT) dùng để tái tạo khớp nối giữa 2 nơ ron thần kinh, được xem như là một khớp thần kinh sinh học. TFT có thể trở thành một thành phần quan trọng trong sự phát triển của mạng thần kinh nhân tạo, đồng thời có thể ứng dụng cho một loạt các lĩnh vực từ chế tạo robot đến phát triển công nghệ máy tính.
Thiết bị khớp thần kinh nhân tạo TFT này bao gồm chất oxit kẽm indi (IZO), làm thành một kênh dẫn và cổng điện cực, được ngăn cách bởi một lớp màng mỏng chất điện phân là các hạt nano silic điôxit SiO2 dày khoảng 550 nanomét. Màng mỏng này được tạo ra bằng phương pháp lắng đọng hơi hóa học.
Video đang HOT
Thiết bị TFT này là thiết bị mới nhất được chế tạo, mỏng như một tờ giấy, có chức năng giúp hệ thống điện tử hoạt động linh hoạt, với chi phí sản xuất thấp và thân thiện với môi trường hơn.
Một cộng tác viên của công trình nghiên cứu này, Qing Wan, Trường Khoa học và kỹ thuật điện tử thuộc ĐH Nam Kinh, Trung Quốc, cho biết: &’Khớp thần kinh mỏng như tờ giấy này có thể được sử dụng để xây dựng các mạng thần kinh nhân tạo có trọng lượng nhẹ và thân thiện về mặt sinh học, đồng thời với ưu điểm về tính linh hoạt và tính tương hợp sinh học, có thể cho phép sử dụng để tạo ra các giao diện cơ-sinh trong nhiều ứng dụng sinh học.’
Theo NASATI
Nhờ công nghệ in 3D, bé 9 tuổi có 'bàn tay robot'
Từ các bản vẽ thiết kế trên mạng, MasonWilde, một học sinh trung học, đã sử dụng máy in 3D trong thư viện để chế tạo ra một "bàn tay robot" cho cậu bé Matthew. Hiện tại, Matthew có thể dùng bàn tay này để cầm nắm đồ vật, viết chữ và làm nhiều việc khác.
Cậu bé Matthew (9 tuổi sống ở OverlandPark, Kansas), bị khuyết tật bẩm sinh. Với bàn tay phải chỉ có một ngón cái, Matthew luôn mặc cảm, tự ti khi tiếp xúc với mọi người.
Bà Jennifer, mẹ của Matthew rất khổ tâm về điều này. Bà đã đến "cầu cứu" MasonWilde, một học sinh trung học.
MasonWilde lên mạng tìm và tải các bản vẽ thiết kế từ Robohand (bàn tay robot). Sau đó, cậu ta sử dụng máy in 3D trong thư viện để chế tạo ra một bàn tay robot cho cậu bé Matthew.
Hiện tại,Matthew có thể dùng bàn tay này làm từ máy in 3D này để cầm nắm đồ vật, viết chữ và làm nhiều việc khác.
Để cấy ghép một bàn tay theo cách thông thường, bệnh nhân phải chi hàng ngàn USD. Điều đó vượt quá khả năng của gia đình Matthew. Trong khi đó, "bàn tay robot" làm từ máy in 3D đơn giản và có mức giá phải chăng.
Trong công nghiệp, công nghệ in 3D được gọi là tạo mẫu nhanh. "Mực" in chính là vật liệu muốn áp lên vật thể 3D, có thể là nhựa, giấy, bột, polymer, hay kim loại ...
Trước đây, công nghệ này thường được sử dụng để chế tạo mô hình, thiết kế công nghiệp. Nhưng hiện nay, nó đang được áp dụng cho các ngành công nghiệp quốc phòng, chế tạo thiết bị y tế, giáo dục v.v...
Theo huanqiu
Bàn tay 3D hoàn hảo Vì thương con, ông Paul McCarthy, từ Massachusetts, Mỹ đã không ngừng tìm tòi công nghệ để giúp con trai với bàn tay trái bị khuyết tật có thể hoạt động như bình thường Với bàn tay giả 3D, cậu bé Leon McCarthy giờ đã có thể với tay lấy nước, chai, bút, bắt bóng, vẽ... Tình yêu vĩ đại của người cha...