Không yêu cầu ngoại ngữ với lãnh đạo, sao bắt buộc với giáo viên?
Không yêu cầu ngoại ngữ với giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng GD-ĐT nhưng bắt buộc với giáo viên, hiệu trưởng liệu có thỏa đáng?
Buông với lãnh đạo nhưng bắt buộc với giáo viên, hiệu trưởng
Thông tư 13 quy định tiêu chuẩn chức danh giám đốc, phó giám đốc Sở GD-ĐT thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Bộ GD-ĐT, ban hành đã bỏ đi tiêu chuẩn “yêu cầu sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc và công nghệ thông tin trong công việc” mà dự thảo lần 2 ban hành hồi tháng 5 nêu ra.
Đáng lưu ý, không chỉ chức danh giám đốc, phó giám đốc mà trưởng phòng, phó phòng giáo dục cũng không yêu cầu về chuẩn ngoại ngữ theo Thông tư số 10 năm 2019 của Bộ GD-ĐT.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Thế nhưng theo bộ chuẩn hiệu trưởng và giáo viên được Bộ GD-ĐT ban hành trước đó cả hai đối tượng này phải đạt được chuẩn ngoại ngữ theo khung năng lực 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Cụ thể, theo Thông tư số 14/2018 của Bộ GD-ĐT (chuẩn 5, điều 8) quy định hiệu trưởng phải có khả năng sử dụng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh).
Tiêu chí ngoại ngữ chuẩn này còn đặt ra các mức độ mà hiệu trưởng có như như mức đạt (giao tiếp thông thường bằng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh)), mức khá (chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển năng lực sử dụng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) cho giáo viên, nhân viên, học sinh trong trường), mức tốt (sử dụng ngoại ngữ thành thạo (ưu tiên tiếng Anh); tạo lập môi trường phát triển năng lực sử dụng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) cho giáo viên, nhân viên, học sinh trong trường).
Tương tự, chuẩn viên phổ thông cũng yêu cầu giáo viên phải có ngoại ngữ đã được quy định trong Thông tư 20/2018 do Bộ GD-ĐT ban hành (chuẩn 5 – điều 8).
Video đang HOT
Tiêu chuẩn này cũng đưa ra ba mức như mức đạt (có thể sử dụng được các từ ngữ giao tiếp đơn giản bằng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) hoặc ngoại ngữ thứ hai (đối với giáo viên dạy ngoại ngữ) hoặc tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc), mức khá (có thể trao đổi thông tin về những chủ đề đơn giản, quen thuộc hằng ngày hoặc chủ đề đơn giản, quen thuộc liên quan đến hoạt động dạy học, giáo dục (ưu tiên tiếng Anh) hoặc biết ngoại ngữ thứ hai (đối với giáo viên dạy ngoại ngữ) hoặc tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc), mức tốt (có thể viết và trình bày đoạn văn đơn giản về các chủ đề quen thuộc trong hoạt động dạy học, giáo dục (ưu tiên tiếng Anh) hoặc ngoại ngữ thứ hai (đối với giáo viên dạy ngoại ngữ) hoặc tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc).
Như vậy, giám đốc sở, phó giám đốc sở, trưởng phòng giáo dục đào tạo không yêu cầu phải có khả năng ngoại ngữ nhưng giáo viên và hiệu trưởng các trường phổ thông bắt buộc phải có ngoại ngữ.
Trên không nêu gương, khó yêu cầu dưới
Quy định chính thức của Bộ GD-ĐT khiến nhiều giáo viên, hiệu trưởng cảm thấy chưa thỏa đáng.
“Nghe thật vô lý”- hiệu trưởng một trường THPT ở TP.HCM cho hay. “Đã làm công tác quản lý giáo dục, đặc biệt ở cấp lãnh đạo sở và trưởng phó phòng ban thì phải nêu gương, sau đó mới đến cán bộ quản lý cấp trường, sau cùng mới đến giáo viên”- ông nói.
Theo ông, những chứng chỉ B hay B1 chuẩn khung tham chiếu quốc tế học tất tốn thời gian, hơn nữa thi chưa chắc đạt, đã thế để học kinh phí bỏ ra cũng rất cao.
“Trong khi đó lương giáo viên hôm nay chưa nuôi sống được bản thân, nhiều thầy cô tối đội nón kín mặt chạy xe ôm, nhiều cô phải vất vả bán hàng online nhưng theo chuẩn vẫn phải đi học để lấy chứng chỉ”- ông nhìn nhận.
Theo ông, yêu cầu đặt ra chuẩn ngoại ngữ với giáo viên là một trở ngại vô cùng khó khăn. Nếu được 3 tháng hè nhà trường mời chuyên gia dạy ôn cho giáo viên hay hỗ trợ toàn bộ kinh phí nhưng hiện nay hè cũng không còn trọn vẹn.
“Đáng ra tiêu chuẩn của giám đốc sở giáo dục phải là tiến sỹ, còn các phó phải thạc sỹ, đồng thời ngoại ngữ phải đạt B2, tin học MOS. Những người này phải ở một vị trí có đủ lực để yêu cầu chuẩn giáo viên cũng như chúng tôi thực hiện chuẩn của mình”- ông khẳng định.
Đồng tình với quan điểm này, cô Hằng một giáo viên THPT (xin không nêu trường), cho rằng “giám đốc, phó giám đốc sở phải ở đâu về trình độ thì mới yêu cầu cấp dưới thực hiện đúng chuẩn trình độ được. Đây cũng là thực hiện việc học tập làm theo phong cách đạo đức Hồ Chí Minh, trong công tác nêu gương người đứng đầu”.
Theo cô Hằng, cũng như mọi vấn đề xảy ra trong nhà trường thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm. Vậy nên khi hiệu trưởng sai phạm vai trò lãnh đạo của giám đốc sở, phó giám đốc sở. Do vậy lãnh đạo sở phải có chuẩn cao hơn hiệu trưởng. Hiệu trưởng thì chuẩn cao hơn giáo viên thì mới thực hiện được”- cô Hằng nói.
Cô Hằng cũng cho rằng, những địa bàn như TP.HCM, Hà Nội ngoại ngữ hiện là một vấn đề lớn. “Đang tồn tại khách quan là học sinh hôm nay quá giỏi tiếng Anh do gia đình đầu tư từ nhỏ. Trái lại giáo viên lại được đài tạo từ nhiều nguồn cụ thể như từ tiếng Nga sang hay từ cấp THCS chuyển lên…dẫn tới giáo viên phát âm không chuẩn, chưa biết tổ chức hoạt động học tập, làm cho giờ học nhàm chán hầu như các em bị tra tấn. Để đáp ứng được điều này giáo viên phải mày mò đổi mới rất nhiều như vậy cũng rất cực khổ. Tại sao lãnh đạo lại không phải chuẩn ngoại ngữ”.
Hiệu trưởng THPT ở quận 1, TP.HCM ngậm ngùi cho rằng yêu cầu cấp trên giao cho mình thì chỉ biết lo hoàn thiện cho đúng, còn nói gì cũng không được.
“Tôi cảm thấy khó hiểu khi giám đốc và phó giám đốc không phải yêu cầu về ngoại ngữ. Là lãnh đạo hơn nữa ở tầm trưởng, phó giám đốc, giám đốc Sở GD-ĐT thì ít nhất phải thông thạo một ngọai ngữ. Điều này không chỉ lợi trong chuyên môn mà còn trong ngoại giao. Hơn nữa đang yêu cầu tăng cường học ngoại ngữ mà lãnh đạo không bắt buộc thì làm sao yêu cầu giáo viên, hiệu trưởng, học sinh”- cô cho hay.
Theo cô, hiện nay với giáo viên, hiệu trưởng ngoại ngữ khi học đại học đã chuẩn rồi, nên chỉ khi thi chức danh nghề nghiệp thì yêu cầu. Tuy vậy tin học ngoại ngữ thì vẫn khuyến khích bồi dưỡng thêm và giáo viên cũng tự học thêm ngoại ngữ.
Ông Nguyễn Văn Ngai, nguyên phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho rằng hiện nay đang ở trong thời đại hội nhập quốc tế nên người cán bộ, công chức (nói chung) phải biết ít nhất một ngoại ngữ (mức độ tuỳ thuộc ngành, nghề, vị trí công tác, chức vụ đảm trách).
“Đối với ngành giáo dục, có yêu cầu về chuẩn ngoại ngữ đối với hiệu trưởng và giáo viên mà không đề ra yêu cầu nầy đối với giám đốc, phó giám đốc sở GD-ĐT thì không hợp lý” – ông Ngai nói.
Theo ông Ngai, trong cương vị công tác, nếu giám đốc, phó giám đốc Sở GD-ĐT có trình độ ngoại ngữ là điều kiện tốt để giao lưu với các đối tác nước ngoài về hợp tác trong lãnh vực giáo dục, tham gia có hiệu quả các cuộc hội thảo quốc tế về giáo dục.
Bên cạnh đó, việc có trình độ ngoại ngữ là cơ hội để giám đốc, phó giám đốc nâng cao nghiệp vụ quản lý, học tập kinh nghiệm, nắm được tình hình và nghiên cứu, học tập những cái hay của các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới thông qua việc nghiên cứu tài liệu nước ngoài hoặc giao lưu trực tiếp với các nhà quản lý giáo dục người nước ngoài.
Ngoài ra, có trình độ ngoại ngữ sẽ giúp giám đốc, phó giám đốc Sở GD-ĐT quản lý tốt các trường quốc tế đang hoạt động trên địa bàn mình chịu trách nhiệm quản lý, làm gương cho cấp dưới về việc học tập, nâng cao trình độ ngoại ngữ.
Lê Huyền
Theo vietnamnet
Bắt học sinh đứng ngồi 200 lần, cô giáo tiếng Anh bị phạt 5 triệu đồng
Ban Giám hiệu trường THCS Mỹ Phong (Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) đã cảnh cáo; đồng thời đình chỉ giảng dạy 6 tháng đối với bà Đinh Duyên Hồng Yến (giáo viên môn Tiếng Anh).
Lý do là bà Yến đã vi phạm điều 6 khoản 4 Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ban hành quy định về đạo đức nhà giáo.
Trường THCS Mỹ Phong, nơi xảy ra sự việc giáo viên phạt học sinh đến mức phải nhập viện
Trước đó, ngày 10/5/2019, học sinh Nguyễn Ngô Minh Tuấn, lớp 6-2 trường Trung học cơ sở Mỹ Phong vào trường học môn tiếng Anh. Do Tuấn không thuộc bài nên cô giáo Đinh Duyên Hồng Yến đã phạt Tuấn "đứng lên ngồi xuống" 200 lần, khi học sinh này thực hiện trên 100 lượt thì ngã quỵ xuống. Lúc đó, bà Yến mới cho về chỗ ngồi.
Ông Nguyễn Văn Thanh, bố của học sinh Nguyễn Ngô Minh Tuấn cho biết: "Sau khi tan học, thấy cháu Tuấn mệt mỏi, quần áo lấm lem, tôi hỏi lại thì cô giáo bảo cháu bị ngã cầu thang. Tuy nhiên khi về nhà, cháu không đỡ mà vẫn mệt mỏi, đi lại khó khăn. Chúng tôi tiếp tục hỏi thăm các bạn cùng lớp mới hay cháu bị cô giáo phạt đứng lên ngồi xuống liên tục 200 lần".
Ngày 11/5/2019, gia đình ông Thanh đưa Nguyễn Ngô Minh Tuấn tới bệnh viện để khám, chữa trị. Tại đây, bác sĩ yêu cầu cháu nhập viện để điều trị, tới ngày 21/5/2019 mới cho xuất viện với chẩn đoán "Chấn thương phần mềm đùi trái, phải do tai nạn sinh hoạt".
Ngày 13/8, ông Cao Nghiêm Thành, nguyên Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở Mỹ Phong (vừa thôi chức từ ngày 1/8/2019 do sáp nhập hai trường THCS Mỹ Phong và trường Tiểu học Mỹ Phong) cho biết: Sau khi nắm được tình hình giáo viên xử phạt học sinh trong giờ tiếng Anh ở lớp 6-2 theo phản ánh của phụ huynh, nhà trường đã kiểm tra, xem xét và lập hội đồng kỷ luật. Hội đồng đã quyết định xử lý kỉ luật bà Đinh Duyên Hồng Yến; đồng thời yêu cầu bà không xử phạt học sinh trong các giờ giảng dạy". Trường THCS Mỹ Phong cũng đề nghị Phòng GD-ĐT thành phố Mỹ Tho tham mưu UBND thành phố Mỹ Tho ra quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục 5 triệu đồng đối với bà Đinh Duyên Hồng Yến.
Được biết, trong thời gian học sinh Nguyễn Ngô Minh Tuấn điều trị tại bệnh viện, lãnh đạo trường THCS Mỹ Phong và bà Đinh Duyên Hồng Yến đã hai lần tới thăm hỏi, hỗ trợ gia đình chi phí điều trị nhưng gia đình ông Thanh từ chối. Về phía gia đình, sau khi sự việc xảy ra, ông Nguyễn Văn Thanh cho biết, gia đình rất muốn cho cháu Tuấn chuyển trường.
Theo Nam Thái (TTXVN)
Giáo viên đổ cồn châm lửa để dạy kỹ năng làm 3 bé bỏng nặng: Trách nhiệm của ai? Vụ giáo viên đổ cồn châm lửa để dạy kỹ năng làm 3 bé bị bỏng nặng đã gây tổn hại đến sức khỏe của học sinh. Bởi vậy, các cơ quan chức năng sẽ vào cuộc làm rõ nguyên nhân, hậu quả và làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan. Vụ việc giáo viên đổ cồn châm lửa để dạy...