Không yên leo thang Mỹ – Iran: Đức thân chinh đến Trung Đông
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas đã tới Iraq vào thứ Bảy – một điểm dừng trong chuyến công du lớn đến Trung Đông nhằm tìm cách giảm căng thẳng giữa Iran và Hoa Kỳ.
Trong một tuyên bố, văn phòng của ông Maas cho biết các quốc gia châu Âu phải quan tâm gắn kết với khu vực này vào thời điểm lo ngại tăng cao sau các động thái trên biển gần đây của Hoa Kỳ ở Vịnh Ba Tư.
“Chúng ta không thể chỉ kêu gọi đối thoại; chúng ta phải xúc tiến nó- đặc biệt là khi sự khác biệt xuất hiện đang không thể kiểm soát và xung đột kéo dài. Sự nguy hiểm từ việc tính toán sai lầm, hiểu lầm và khiêu khích trong một khu vực rất căng thẳng có thể dẫn đến hậu quả khó lường” văn phòng cho biết.
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas (phải) đến Baghdad ngày 8/6. (Nguồn: BNG Đức).
Video đang HOT
Nhà ngoại giao Đức dự kiến sẽ gặp tổng thống, thủ tướng và bộ trưởng ngoại giao của Iraq để thảo luận về an ninh khu vực và quan hệ song phương và đầu tư, Ahmed Mahjoub, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Iraq cho biết.
Iraq đang đầu tư hàng chục tỷ đô la trong nguồn vốn đầu tư nước ngoài để xây dựng lại cơ sở hạ tầng và tăng cường sản xuất khí đốt, dầu mỏ và điện sau 17 năm chiến tranh.
Vào tháng Tư, gặp gỡ với Thủ tướng Đức Angela Merkel tại Berlin, Thủ tướng Iraq Adel Abdul-Mahdi cho biết gã khổng lồ công nghiệp Siemens của Đức đã được ưu ái giành được một phần đáng kể trong số các cuộc đấu thầu trị giá 14 tỷ USD để cải tổ ngành điện.
Siemens đã có hợp đồng trị giá hơn 700 triệu USD để xây dựng một nhà máy điện và thực hiện các cải tiến khác đối với lưới điện bị hư hại của Iraq.
Chuyến thăm của Maas không được công bố trước thời hạn vì lý do an ninh. Ngoại trưởng Đức dự kiến sẽ đến Iran vào thứ Hai. Văn phòng của ông cho biết Đức và châu Âu quyết tâm lưu giữ hiệp ước hạt nhân quốc tế năm 2015 với Iran, gọi đây là “nhân tố chính cho sự ổn định và an ninh trong khu vực”.
Hoa Kỳ đã rút khỏi hiệp định này năm ngoái và khôi phục các lệnh trừng phạt làm tê liệt nền kinh tế Iran. Các giám sát viên quốc tế cho biết không có bằng chứng nào cho thấy Iran vi phạm nghĩa vụ của mình. Các lệnh trừng phạt đã siết chặt nền kinh tế của Iran, khiến xuất khẩu dầu của nước này suy sụp và góp phần làm tăng lạm phát.
An Bình
Theo TPO
Đức kêu gọi Nga phá hủy hệ thống tên lửa để cứu vãn Hiệp ước INF
AFP đưa tin Ngoại trưởng Đức Heiko Maas ngày 18/1 đã kêu gọi Nga phá hủy hệ thống tên lửa gây tranh cãi mà Washington tuyên bố vi phạm Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF).
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Phát biểu sau khi hội đàm với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov, đề cập tới INF, ông Maas nêu rõ: "Chúng tôi cho rằng Nga có thể cứu vãn hiệp ước này. Về cơ bản, nó ảnh hưởng tới những lợi ích an ninh của chúng tôi. Như các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), chúng tôi cho rằng đó là một tên lửa vi phạm hiệp ước này và nó nên bị phá hủy theo cách có thể được kiểm chứng để quay trở lại thực thi hiệp ước này."
Theo nhà ngoại giao Đức, Moskva đã cố gắng cứu vớt thỏa thuận và bày tỏ hy vọng các cuộc hội đàm giữa các nhà đàm phán Nga và Mỹ sẽ sớm nối lại.
Những căng thẳng dấy lên giữa Moskva và Washington về số phận của Hiệp ước INF được ký kết vào năm 1987 giữa Tổng thống Mỹ thời đó Ronald Reagan và nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachov./.
Theo VietNam
Đức tìm cách cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran Ngày 8/6, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas đã tới Baghdad, bắt đầu chuyến thăm Iraq, chặng dừng chân thứ hai trong chuyến công du Trung Đông trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran. Ngoại trưởng Đức Heiko Maas phát biểu trong cuộc họp báo tại Berlin. Ảnh: AFP/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại Đức, phát biểu ngay khi đặt...