Không “xử” nghiêm, dễ “nhờn”
Lãnh đạo Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội thông tin, cơ quan này vừa có quyết định xử phạt hành chính bằng tiền đối với một cá nhân về hành vi cố ý vận chuyển, kinh doanh hàng hoá nhập lậu (gà); đồng thời áp dụng hình phạt bổ sung là tịch thu phương tiện vận chuyển.
Ở đây, phương tiện bị cơ quan chức năng ra quyết định tịch thu là chiếc xe ô tô chở gà lậu. Lý do: xe sử dụng biển kiểm soát giả, nên đã “tương thích” với quy định xử phạt được nêu tại điểm c, khoản 13, Điều 22 Nghị định (NĐ) 06/2008/NĐ-CP ngày 16-1-2008 của Chính phủ, được bổ sung theo NĐ 112/2010/NĐ-CP ngày 1-12-2010 của Chính phủ. Đại ý quy định nêu, phương tiện vận chuyển hàng hóa nhập lậu sẽ bị tịch thu nếu hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên; vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm; sử dụng biển kiểm soát không phải của phương tiện vận chuyển đó…
Không chỉ cá nhân kinh doanh gà lậu trên phải “tởn” đến già, mà chắc chắn một điều, nếu quy định cụ thể nêu trên lâu nay được “tìm ra” và áp dụng nghiêm túc, quyết liệt, công bằng, thì hiện tượng kinh doanh hàng lậu ở Hà Nội nói riêng, đã không diễn biến phức tạp.
Từ câu chuyện của xe chở gà lậu đeo biển kiểm soát giả bị tịch thu, nhìn lại 2 vụ việc gần đây: 2 chiếc xe khách từ Hải Phòng và Quảng Ninh về Hà Nội, bị phát hiện chở hàng lậu (điện thoại di động), hàng cấm (thuốc lá). Phụ xe khách chở hàng cấm tường trình: “Khách đến gửi vận chuyển một túi hàng được bọc kín, không biết là hàng gì và không biết là thuốc lá – hàng cấm, nên đã nhận và nhồi lên thùng xe”. Còn lời khai của phụ xe chở hàng trăm chiếc điện thoại di động, dấu hiệu tiếp tay cho hàng lậu vào nội địa bộc lộ rất rõ: “hàng” được giấu trong hầm bí mật trên xe, và được xếp trước khi khách ngồi kín chiếc xe giường tầng. Hơn 1 tuần sau khi 2 vụ việc này bị kiểm tra, phát hiện, vẫn chưa có động thái xử lý nhà xe, nhân viên phụ xe, lái xe cũng như phương tiện.
Vụ vận chuyển gà lậu, đơn vị vừa ra quyết định tịch thu phương tiện đánh giá: việc tịch thu phương tiện là hình phạt mạnh mẽ nhất nhằm răn đe các tổ chức, cá nhân có ý định kinh doanh, vận chuyển gia cầm nhập lậu. Khó khăn mà cơ quan chức năng hay đề cập trong đấu tranh chống hàng lậu, hàng cấm là không có, hoặc chế tài yếu. Nhưng thực tế là nhiều trường hợp vi phạm, chế tài đủ mà vẫn không được áp dụng. Biết bao nhiêu vụ vận chuyển, buôn bán hàng cấm, hàng lậu, và sau biết bao năm, giờ, Hà Nội mới lần đầu “xử điểm” – tịch thu được một trường hợp “buôn” gà lậu
Theo ANTD
Gần 90 vụ tuồn gà "bẩn" về Hà Nội bị phát hiện
Sau 2 tháng triển khai đề án phòng ngừa, ngăn chặn, vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép, lực lượng chức năng đã phát hiện, kiểm tra, xử lý 88 vụ vận chuyển gà không rõ nguồn gốc, tịch thu, tiêu hủy trên 30 tấn gà lông, gà đông lạnh.
Bà Nguyễn Thị Như Mai - Phó Giám đốc Sở Công Thương, Phó Trưởng Ban thường trực Ban chỉ đạo phòng chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại (BCĐ 127/TP) cho hay: Thực hiện Chỉ thị 13/CT-UBND ngày 9-11-2012 về: Ngăn chặn và xử lý nghiêm việc vận chuyển, tiêu thụ gà nhập lậu, không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch, không đảm bảo VSATTP trên địa bàn TP Hà Nội; các quyết định của UBND TP về chống gà "bẩn", từ cuối năm 2012 đến nay, UBND TP Hà Nội đã ký 14 bản thỏa thuận phối hợp quản lý hoạt động vận chuyển, kinh doanh gia cầm và sản phẩm gia cầm với UBND các tỉnh, TP trọng điểm phía Bắc. Nhờ sự phối hợp chặt chẽ của một số tỉnh lân cận, thời gian qua, lực lượng chức năng TP Hà Nội đã kiểm tra, xử lý 88 vụ việc vi phạm về vận chuyển gà không rõ nguồn gốc, xử phạt hành chính gần 100 triệu đồng, tịch thu, tiêu hủy hơn 25 tấn gà lông; trên 4,2 tấn sản phẩm gia cầm tươi sống; hơn 170.000 quả trứng gà; 6,5 tấn gà đông lạnh.
Thủ đoạn buôn bán gà nhập lậu, gà không rõ nguồn gốc được lực lượng chức năng đánh giá ngày càng tinh vi. Ngoài việc xé lẻ gà, dùng xe máy, ô tô con vận chuyển, dân buôn còn sử dụng xe ô tô tải, lắp BKS giả để tuồn "hàng" từ khu vực biên giới phía Bắc về Hà Nội. Điển hình là vụ Đội QLTT số 8 - Chi cục QLTT Hà Nội, phối hợp với Phòng An ninh kinh tế - CATP phát hiện, bắt quả tang xe ô tô tải lắp BKS: 29X-1702, do Tô Thế Tuấn, ở TP Bắc Giang điều khiển vận chuyển trên 4.700 con gia cầm giống, không có giấy chứng nhận kiểm dịch động vật. Kiểm tra giấy tờ xe, lực lượng công an xác định chiếc ô tô trên sử dụng BKS giả. Xét hỏi lái xe, anh này thừa nhận được chủ hàng là bà Hà Thị Thanh Thủy (trú tại phường Dĩnh Kế, TP Bắc Giang) chỉ đạo tháo BKS thật để chở gà, nhằm tránh sự theo dõi của cơ quan công an. Làm việc với lực lượng chức năng, chủ hàng thừa nhận mua gom trên 4.700 con gia cầm từ khu vực biên giới Lạng Sơn, chuyển về Bắc Giang tập kết, để đưa về Hà Nội tiêu thụ.
Với vi phạm trên, ngày 12-3 vừa qua, bà Hà bị Chi Cục QLTT Hà Nội xử phạt hành chính 4 triệu đồng về hành vi kinh doanh gà nhập lậu; kèm với việc tịch thu phương tiện - chiếc ô tô BKS: 98C-020.77 (đeo BKS giả 29X-1702).
Theo ANTD
Sơ kết công tác bảo đảm an ninh trật tự Tết Quý Tỵ 2013 Ngày 22-3, tại TP Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), Bộ Công an tổ chức hội nghị sơ kết thực hiện các Công điện của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông (ATGT), phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong dịp Tết Quý Tỵ 2013. Trung tướng Phạm Quý Ngọ -...