Không xây dựng nhà máy điện hạt nhân kiểu “chìa khóa trao tay”
Công tác triển khai dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân là một trong những nội dung chính được nêu ra tại buổi làm việc của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Ninh Thuận vào chiều 27/11.
Trong cuộc làm việc, lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận đề nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung nguồn vốn dự phòng trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012 – 2015 hoặc nguồn vốn trái phiếu phát hành thêm giai đoạn 2014 – 2016 để giúp tỉnh có điều kiện đẩy nhanh tiến độ dự án đường ven biển, kịp phục vụ xây dựng 2 nhà máy điện hạt nhân tại tỉnh.
Theo ông Nguyễn Đức Thanh – Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, dự án trên có tổng vốn đầu tư hơn 4500 tỷ đồng, đã bố trí và dự kiến bố trí đến năm 2015 là hơn 2300 tỷ đồng, mới bằng 50% nhu cầu.
Thủ tướng làm việc với lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận, chiều 27/11
Bên cạnh đó, tỉnh này cũng đề nghị Chính phủ chấp thuận cho tỉnh phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư vận động các dự án ODA để đầu tư cơ sở hạ tầng, trước mắt phục vụ chuyên gia nhà máy điện hạt nhân.
Video đang HOT
“Nếu chìa khóa trao tay thì trái luật Việt Nam”
Chia sẻ với những khó khăn của Ninh Thuận, nhất là những khó khăn về hạ tầng kinh tế xã hội, sự khắc nghiệt của khí hậu thời tiết, Thủ tướng cho biết Chính phủ sẽ có những hỗ trợ cần thiết để tỉnh khai thác các tiềm năng lợi thế, phát triển đột phá, nâng cao đời sống nhân dân
Là địa phương được lựa chọn để xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của cả nước, Thủ tướng yêu cầu Ninh Thuận phải có trách nhiệm chính trị và quyết tâm cao để cùng cả nước lo cho nhà máy điện hạt nhân.
Thủ tướng Chính phủ cho biết, Nga luôn bày tỏ mong muốn thực hiện trọn gói việc xây nhà máy điện hạt nhân cho Việt Nam. Cụ thể, phía Nga khẳng định “nếu các bạn Việt Nam tin tưởng”, Nga sẽ đảm nhận cả việc thiết kế, thi công nhà máy điện hạt nhân và Việt Nam chỉ việc nhận “chìa khóa trao tay”.
“Tuy nhiên nếu làm theo cách mà các bạn Nga đưa ra thì trái luật Việt Nam. Pháp luật Việt Nam quy định rõ, với dự án xây dựng như 2 nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận, phải có lập thiết kế, thẩm định dự án, tính tổng mức đầu tư trước khi đưa ra Quốc hội, được chấp thuận mới triển khai. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến dự án nhà máy điện hạt nhân này chậm mất mấy năm”, Thủ tướng Chính phủ nêu rõ.
Thủ tướng đồng ý chủ trương cho phép tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư vận động các dự án ODA để đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Trước mắt, ưu tiên tập trung đầu cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho TP Phan Rang – Tháp Chàm để phục vụ chuyên gia nhà máy điện hạt nhân.
Thủ tướng không tán thành đề nghị cho hai huyện Ninh Hải và Thuận Nam (địa bàn xây dựng 2 nhà máy điện hạt nhân) được hưởng thụ cơ chế, chính sách hỗ trợ như các huyện nghèo như lãnh đạo tỉnh nêu. Thay vào đó, Thủ tướng đề nghị tỉnh Ninh Thuận nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ đặc thù cho hai huyện trên và giao Bộ Kế hoạch – Đầu tư thẩm định để trình Chính phủ.
Vành đai trắng: 1000 mét hay 600 mét?
Thủ tướng yêu cầu tỉnh Ninh Thuận, một mặt phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành trung ương, để triển khai thành công dự án điện hạt nhân, mặt khác phải thực hiện tốt công tác tái định cư, chăm lo đời sống cho người dân phải di dời để xây dựng nhà máy. “Tôi đã đi thăm nhiều nhà máy điện hạt nhân tại Pháp, Nhật, Hàn Quốc… Người dân vẫn ở sát khu vực nhà máy và được chính quyền chăm lo đời sống rất tốt” – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu.
Đề cập đến vấn đề này, ông Nguyễn Đức Thanh – Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết tỉnh đang khẩn trương thực hiện việc di dân, tái định cư, với quy mô khoảng 900 hộ ở cả 2 dự án điện hạt nhân. Tuy nhiên, công tác di dời hiện vẫn chỉ đang ở giai đoạn kiểm kê, áp giá và tuyên truyền cho dân. Nguyên nhân chủ yếu do vướng mắc ở khâu xác định vị trí, vành đai dự án.
“Theo quy định trước đây, chính quyền phải thực hiện di dân cách nhà máy 500 mét tính từ tâm. Theo thông tư nghị định mới ban hành, khoảng cách này “nới” thêm 500 mét nữa. Sau khi nghiên cứu, khảo sát, lãnh đạo tỉnh kiến nghị Chính phủ, các bộ ngành liên quan, chỉ thực hiện di dân cách thêm 100 mét (tức 600 mét – PV) để làm “vành đai trắng” thôi, còn lại 400 mét thì cho dân tiến hành tiếp tục sản xuất, nhưng không xây dựng ở đây. Hiện chúng tôi đang chờ các bộ, ngành trình Thủ tướng thì tỉnh sẽ hoàn tất phương án di dân, tái định cư” – ông Thanh cho biết.
Phúc Hưng
Theo Dantri
Lo ngại đới đứt gãy
Ngày 10.12, tại TP.Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận), Hội Khoa học kỹ thuật địa vật lý Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức hội thảo đánh giá tác động của sóng thần xung quanh khu vực Nhà máy điện hạt nhân (NMĐHN) Ninh Thuận.
Tại hội thảo, nhiều ý kiến lo ngại về độ an toàn khi trên biển Đông xuất hiện đới đứt gãy kinh tuyến 109 - 110, cách vị trí dự kiến xây dựng NMĐHN Ninh Thuận khoảng 80 - 100 km. PGS-TS Cao Đình Triều, Phó chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật địa vật lý Việt Nam, cho biết hiện các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu đánh giá lại tác động của đới đứt gãy này để đảm bảo mức an toàn cao nhất cho NMĐHN Ninh Thuận. Theo PGS-TS Cao Đình Triều, đới đứt gãy kinh tuyến 109 - 110 là đới đứt gãy trượt nên khả năng gây ra sóng thần rất nhỏ; nếu có hoạt động tạo ra sóng thần thì chỉ dưới 4 m. "Trước đây, NMĐHN Ninh Thuận được thiết kế với độ cao 5 m so với mực nước biển, nhưng từ sau sự cố ở NMĐHN Fukushima (Nhật Bản) thì đã nâng mức cao trình lên 15 m", PGS-TS Cao Đình Triều cho biết.
Theo TNO
Khả năng sóng thần tới nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận rất nhỏ Ngày 10/12, tại Ninh Thuận, Hội Khoa học Kỹ thuật Địa vật lý Việt Nam phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận tổ chức hội thảo đánh giá tác động của sóng thần xung quanh khu vực nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận. Đánh giá về những ảnh hưởng của động đất, sóng thần đến bờ biển Ninh Thuận,...