‘Không về quê thì chẳng còn gì là Tết’
Hàng trăm phản hồi của độc giả đã gửi về báo VietNamNet sau bài viết “Vợ quyết ở lại Hà Nội ăn Tết, lý do khiến cả nhà chồng phẫn nộ” của độc giả ký tên Trần (Hà Nội).
Nhiều người cho rằng, việc ăn Tết ở đâu là vấn đề không quá lớn nhưng nếu giải quyết, xử lý không khéo léo có thể gây ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.
Quyết định không về quê ăn Tết của vợ tác giả bài viết trên đã bị nhiều người phản đối.
Bạn đọc Dinh viết: “Tết mà không về quê thì chẳng có gì là Tết. Gần 365 ngày ở Hà Nội rồi, gia đình bạn nên về thôi”.
Độc giả Quang cũng đồng tình khi cho rằng: “Ngày Tết là ngày đoàn viên. Bạn ở chung cư cả năm, thờ cúng là việc cả đời chứ đâu phải mấy ngày Tết mới trọn tâm linh. Theo mình nghĩ, gia đình bạn nên về nhà nội, rồi mùng 2 ra nhà ngoại cho đẹp cả đôi đường”.
Theo anh Quang, Tết nên vui vẻ, đầm ấm nếu để cãi nhau, chia rẽ sẽ không hay. Người già không cần gì ngoài việc được nhìn thấy các con, cháu sum họp mấy ngày Tết.
Độc giả ký tên Alex lại cho rằng, Tết ở chung cư Hà Nội rất vắng vẻ, đìu hiu.
“Cứ tưởng tượng khi còn ở trọ, mọi người lũ lượt về hết còn mỗi mình thì tủi thân thế nào. Lúc đó, bạn chỉ muốn lao ra bến xe bến tàu để về quê. Nỗi buồn tủi lớn nhất của con người là không còn quê để về”.
Độc giả Đặng Huy khá gay gắt khi nói đến vấn đề này. Anh nhấn mạnh: “Các anh chị sợ nhà lạnh mà lại không nghĩ đến cha mẹ già của mình lạnh lòng. Cả năm bạn đi làm, về quê được 1, 2 lần, có đúng ngày Tết được nghỉ lâu hơn một chút lại không về. Đến khi cha mẹ già, mất lại khóc. Con của các anh chị đi học hay đi xa, anh chị có nhớ không ạ? Đến khi về già anh chị hiểu điều đó thì muộn rồi”.
Video đang HOT
Tuy nhiên phần lớn ý kiến lại cho rằng, người vợ trong bài viết trên đã có quyết định hợp tình, hợp lý.
Bạn đọc Phan Tú viết: “Quan điểm của vợ bạn rất chuẩn. Ngày Tết, cô ấy phải ở nhà trông nom nhà cửa, hương khói. Năm đầu tiên có nhà, cả nhà bạn phải sum vầy là đúng rồi. Vả lại cô ấy có kế hoạch về quê nội, ngoại trước Tết là cũng chu đáo”.
“Cô ấy suy nghĩ rất thấu đáo, chỉ là do mẹ chồng quá khắt khe. Mẹ bạn nói vợ bạn không về cũng được nhưng bạn và 2 đứa con phải về. Như thế mẹ bạn chẳng xem vợ bạn là người nhà, coi như người dưng. Vợ bạn đã bị coi như người dưng thì cô ấy sẽ đối đãi với bà thế nào đây?”, một độc giả khác đồng tình.
Bạn đọc Liễu Ngô cho rằng, gia đình người chồng trong bài viết quá cổ hủ, lạc hậu.
“Ngay khi chưa có nhà mà bạn đã đối xử với gia đình nhà vợ không công bằng (2 năm một lần, vợ và 1 con trai mới về ăn Tết bên ngoại). Ngày trước đi ở nhà thuê, Tết về quê là phù hợp. Nay vợ chồng đã mua được nhà, phải ở nhà của mình là hợp tình hợp lý. Bao giờ bạn mới “làm chủ” cái gia đình của bạn được đây?”.
Tương tự, nữ bạn đọc ký tên Thơm cũng dành nhiều lời khen cho người vợ: biết lo toan và chu đáo.
“Đối với việc năm nào cũng về quê ăn Tết như vậy mà năm nay lại khác thì là một sự thay đổi. Nhưng đây là sự thay đổi tốt hơn thì anh không phải băn khoăn”, nữ độc giả bình luận.
Không chỉ ủng hộ người vợ, độc giả Hùng lại dành lời trách người chồng trong bài viết. Anh viết: “Bạn trẻ này hơi thiếu kỹ năng sống. Mách gia đình mình về việc vợ không muốn về quê ăn Tết là sai lầm nghiêm trọng. Quan hệ giữa 2 vợ chồng là đối nội, quan hệ với 2 bên nội, ngoại là đối ngoại. Hai vợ chồng phải thống nhất với nhau rồi mới công bố ra ngoài. Thuyết phục vợ là một nghệ thuật, anh phải cần nhiều thời gian”.
Anh đưa ra giải pháp: “Năm đầu tiên mua nhà, bạn cứ để vợ ăn Tết Hà Nội. Với người ngoại tỉnh ở lại Hà Nội ăn Tết thì không vui lắm đâu, sang năm chán cô ấy sẽ tự xin về quê. Anh nên chịu khó nghĩ thêm nhiều “thủ đoạn” nữa để vợ tự giác về”.
“ Xã hội đang thay đổi, bố mẹ bạn là người cần phải thích nghi. Việc ăn Tết ở đâu không quan trọng bằng tình yêu thương giữa con người với nhau. Chỉ là một việc nhỏ như vậy mà dẫn đến các mối quan hệ trong gia đình bạn thay đổi thì không đáng chút nào.
Vai trò của bạn ở đây rất quan trọng! Mong là bạn sẽ tìm được cách cân bằng mọi thứ”, độc giả Hiệp Hoàng cũng dành lời khuyên cho người chồng.
Lý do dịch bệnh đã khiến độc giả Thanh Hà đồng tình với người vợ. Chị viết: “Trong hoàn cảnh dịch Covid-19 này, các bạn cứ ở nhà, miễn tiếp khách là thượng sách”.
Không chỉ có những người trẻ, nhiều người đã lên chức “ông, bà” cũng “hiến kế” cho tác giả bài viết. Bà Phúc chia sẻ: “Tôi cũng có con dâu. Năm ngoái, vợ chồng con mua được nhà nhưng cũng tính về quê ăn Tết với cha mẹ hai bên. Vợ chồng tôi khuyên, có nhà mới, các con nên ở lại lo Tết cho ấm cúng căn nhà, để thuận lợi trong làm ăn và mạnh khỏe cho các cháu”.
Nhiều độc giả đều cho rằng, ăn Tết ở đâu không quá quan trọng. Điều cần nhất là con cái phải thường xuyên thăm hỏi, chăm sóc cha mẹ. Vào ngày Tết, họ có thể chọn địa điểm để ăn Tết tùy vào điều kiện kinh tế, sức khỏe… để cả nhà cùng thoải mái, vui vẻ.
Vượt ngàn dặm theo chồng về quê ăn Tết, tôi giận tím người khi mẹ chồng đưa ra một đề nghị vô lý
Vợ chồng tôi đều là người miền Bắc vào Nam lập nghiệp. Chúng tôi cùng làm tại một khu công nghiệp với mức lương tổng cộng khoảng trên chục triệu đồng mỗi tháng.
Dù thu nhập thấp nhưng chúng tôi luôn cố gắng mỗi năm sẽ cho con cái về quê quây quần với ông bà một lần vào dịp Tết Nguyên đán.
Thú thực tôi rất ngại khoản này, bởi lẽ đường xá xa xôi cách trở, hơn nữa chi phí đi lại, ăn uống rồi quà cáp cũng không hề nhỏ. Không biết các gia đình khác thế nào, riêng tôi phải lo Tết từ vài tháng trước, chắt bóp chi tiêu tối đa, cắt giảm hết các nhu cầu không cần thiết, thậm chí phải vay mượn người quen mới đủ tiền để về.
Tất cả khó khăn, vất vả tôi đều cố gắng vượt qua, miễn sao có được một cái Tết đầm ấm trọn vẹn bên gia đình.
Năm ngoái làm ăn thất thu nặng, công ty tôi đứng trên bờ vực phá sản, mọi thành viên đều góp sức chung tay tìm cách duy trì hoạt động lâu nhất có thể. Vợ chồng chúng tôi may mắn không thất nghiệp nhưng lương giảm hẳn một nửa, các dịp như Tết tây rồi Tết ta đều không được thưởng.
Tôi buồn thối ruột thối gan nên nhẹ nhàng nói với chồng cuối năm không về quê ăn Tết nữa, hẹn năm sau dư dả khấm khá hơn một chút sẽ về nhưng chồng gạt phắt đi ngay. Anh còn mỉa mai tôi lấy cớ không có tiền chứ thực ra là ngại về nhà chồng. Tôi im lặng không đáp mặc cho anh xoay sở tiền bạc, như vậy tôi càng nhẹ nợ.
Ảnh minh họa
Cuối cùng chúng tôi vẫn quyết về như dự định. Sau hai ngày lay lắt trên xe về đến nhà đã là hai mươi tám Tết, dù mệt mỏi nhưng tôi vẫn phụ mẹ chồng dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị cơm nước tươm tất không để bà phải phiền lòng điều gì.
Mọi chuyện diễn ra suôn sẻ, tôi cũng cảm thấy nhẹ nhõm phần nào khi thấy ông bà vui vẻ bên con cháu, gia đình được quây quần bên nhau nhưng rồi mẹ chồng đưa ra một yêu cầu khiến tôi cực kì khó xử.
Bà than thở kể lể đủ điều, nào là ông bà ngày càng yếu đi không có khả năng làm ra kinh tế, nào là đau ốm triền miên tiền thuốc quá tiền cơm, nào là vận đen xui rủi cứ bám riết khi hôm thì bà ngã, hôm thì ông ngã... Nói tóm lại bà ngỏ ý muốn chúng tôi đưa bà 20 triệu đồng để một phần trang trải các chi phí ngày Tết, một phần để bà làm lễ giải hạn và cầu bình an may mắn đầu năm.
Mục đích bà đưa ra thì hợp lý quá nhưng số tiền lại vô lý vô cùng, chúng tôi lấy đâu ra hai mươi triệu để "nộp" cho bà bây giờ? Nếu từ chối thẳng thừng bà sẽ cho rằng tôi ki bo, tính toán thiệt hơn với cả nhà chồng, còn nếu thuận theo ý bà có lẽ sang năm mới chúng tôi phải "cày" cật lực mới đủ để trả nợ.
Tôi còn đang băn khoăn chưa biết trả lời như thế nào cho khéo thì lại vô tình nghe được câu nói của bà với con trai: "Con ở xa đừng để vợ ngồi lên đầu lên cổ, con phải nắm đằng chuôi, giữ lấy tiền nhất quyết đừng đưa cho vợ, bằng không nó lại lén lút đem về nhà ngoại hết lúc ấy hối không kịp con ạ".
Nghe xong tôi giận tím ruột bầm gan, bởi từ khi bước về làm dâu gia đình này tôi tự nhận thấy mình chưa từng làm điều gì quá đáng để bà phải đề phòng và nói xấu con dâu như vậy.
Coi như chưa nghe thấy gì tôi đánh động cho mẹ chồng biết sự có mặt của mình sau đó xin về ngoại chơi một hôm và hứa ngay ngày mai sẽ nhờ người cầm tiền sang cho mẹ. Quả nhiên không làm khó như những lần khác tôi về mẹ đẻ, bà vui vẻ nhận lời, còn giúp tôi chuẩn bị quà Tết cho ông bà thông gia.
Hôm sau tôi gọi em gái chồng (lập chồng cách nhà chồng không xa) về mẹ gặp có việc gấp. Khi mẹ chồng và em chồng còn đang chưa hiểu chuyện gì xảy ra, tôi liền bảo: "Mẹ ơi, cô Phương (tên em gái chồng tôi) vay của vợ chồng con 25 triệu đã lâu, từ khi con sinh bé đầu tính đến nay bốn năm rồi. Con có ngỏ ý hỏi vài lần nhưng em ấy đều khất nợ lại, nay mẹ cần con nhờ Phương đưa cho mẹ nha".
Lúc này mẹ chồng tôi không nói nên lời, bà thừa biết con gái bà định quỵt nợ anh trai, có tiền nhưng không chịu trả nhưng bà không ngờ tôi dám bảo bà lấy tiền từ chỗ cô ấy.
Tôi ung dung "một mũi tên trúng hai đích" vừa đòi được nợ vừa có thể đáp ứng nhu cầu của mẹ chồng dù tôi biết đời nào bà lại lấy tiền của con gái. Tôi làm thế có quá đáng lắm không?
Mẹ bỏ việc lương tháng 7 triệu đi chăm cháu, khi mẹ về quê, tôi bảo vợ lấy tiền biếu bà thì sốc khi phát hiện một chuyện kinh khủng Sau 10 năm chăm cháu, tôi muốn biếu mẹ một khoản tiền để dưỡng già, nào ngờ đau đớn phát hiện sự thật về cô vợ ngoan hiền của mình. Công việc của chúng tôi tương đối ổn định, lương vợ hơn 10 triệu đồng, còn lương tôi tháng hơn 40 triệu. Khi sinh con đầu lòng, vợ không muốn ở nhà chăm...